Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 11) – Bôn ba Úc Châu



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 10

Bài này viết về câu chuyện tìm Pháp trong tiền kiếp của một nhân viên truyền thông.

Vị này là hậu duệ của binh lính người Anh, lúc bấy giờ (những năm 80 của thế kỷ 18) là khi Anh Quốc bắt đầu xây dựng chế độ thuộc địa tại châu Úc thì biến nơi này thành nơi lưu đày tù nhân.

Lúc mới khai phá, ở đây rất khó khăn, cả tù nhân và người canh giữ đều trú tại vùng bình nguyên duyên hải phía đông nam châu Úc, lưng dựa vào dãy Great Dividing, trước mặt là biển Tasman, gió bão từ Thái Bình Dương đổ thẳng vào đây (bang New South Wales ngày nay). Do vừa mới khai phá, lương thực rất eo hẹp, nên cần vận chuyển từ Nam Phi hoặc Indonesia đến, bởi vì đều là vận chuyển đường biển, nếu thời tiết không thuận lợi (gió thổi mưa sa) thì có thể sẽ đến muộn một chút. Do đó những lúc lương thực thiếu thốn, con người phải trải qua những ngày tháng rất gian khổ. Sau này ở đây phát hiện mỏ vàng chứa rất nhiều tài nguyên, dân di cư từ các nước Anh, Pháp và Trung Quốc mới đổ đến đây một lượng lớn.

Vào ngày đầu tiên của thế kỷ 20, Úc mới trở thành một nhà nước liên bang, câu chuyện của chúng ta sẽ bắt đầu kể từ đây.

Lúc còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho anh ấy tổ tiên đã đến nơi này như thế nào và những khó khăn khi gây dựng sự nghiệp ở đây.

Anh ấy có lúc kết hợp lời kể của cha mẹ và những người lớn tuổi xung quanh, trong đầu hiện ra một hình ảnh đầy gian nan và khó khăn…

Lúc đó một người lớn tuổi nói với anh: “Sinh tồn là bản năng của con người, trong quá trình đấu tranh sinh tồn, chọn lựa như thế nào là điều rất then chốt. Trong thời điểm gian nan, nếu bản thân chỉ còn lại một chút thức ăn, mà người khác lại đến xin, bạn đưa cho người kia, thì bản thân có thể sẽ chết vì đói; nếu không đưa thì lại cắn rứt lương tâm. Mỗi người một ít thì ai cũng không được no. Ở trong mâu thuẫn này, những người khác nhau sẽ có lựa chọn khác nhau, cho nên kết quả đương nhiên sẽ không giống nhau”.

Anh ấy tự nhiên nghĩ đến, nhưng không nói ra: “Như thế khẳng định sẽ có người không chia thức ăn cho người khác để bản thân được sống, có người sẽ đưa thức ăn cho người kia mà tự mình đói chết”. Người lớn kia nhìn anh, cười nói: “Ta biết con đang nghĩ điều gì, nhưng chỉ đến lúc con gặp phải loại hoàn cảnh này, con mới biết được cái gọi là ‘kết quả không giống nhau’”.

Sau khi lớn lên, anh ấy bắt đầu có hứng thú với việc thăm dò địa chất địa mạo của Úc.

Anh ấy mang theo 20 người từ Sydney vượt qua dãy núi Great Dividing, đến vùng bình nguyên trung bộ, rồi đi đến cao nguyên phía Tây, từ đó xuyên qua sa mạc Great Sandy, đến vùng phía Tây, ven theo bờ biển đi về phía Bắc, trở lại Sydney.

Sau đó, từ Sydney xuất phát men theo bờ biển đi về phía Nam, qua bang Tasmania đến thành phố Perth rồi trở về.

Trên đường đi bọn họ quả thực đã gặp phải tình huống mà vị kia đã nói. Anh ấy lựa chọn đưa một chút thức ăn còn lại mà mình có cho người khác. Nhưng anh ấy không chết đói mà được thổ dân địa phương cứu sống.

Vị thổ dân kia nói: “Tổ tiên của chúng tôi bị những người ngoại lai các anh đuổi đến vùng Trung Tây xa xôi, đáng lẽ trong tâm chúng tôi luôn cảm thấy đau khổ, thấy các người đến đây, chúng tôi hận không thể giết chết các anh để thỏa mối căm giận trong tâm, nhưng vì rất tò mò, cho nên vài người chúng tôi lặng lẽ đi theo, quan sát lời nói và việc làm của các anh. Cuối cùng phát hiện, trong lúc thiếu thốn lương thực, anh vẫn lấy một chút đồ còn lại của mình đưa cho người khác. Đây không phải là điều một người bình thường có thể làm được. Chúng tôi cũng sẽ không hại các anh. Không chỉ như thế, tổ tiên chúng tôi từng nói: nếu gặp được người có thể đem một ít thức ăn mình có đưa cho người khác, nhất định phải nói cho người ấy một bí mật”.

“Bí mật gì?” Mọi người đều rất tò mò.

“Ở trên một ngọn núi nơi tổ tiên chúng tôi từng ở (bang New South Wales) có một người tu hành rất nhiều năm, người này biết rất nhiều sự việc, kể cả việc tổ tiên chúng tôi bị xua đuổi, đại lục này sẽ bị những người ngoại lai thống trị. Những người thổ dân chúng tôi sẽ nghèo khó trong một thời gian rất dài, v.v. Nhưng những điều đó không phải là trọng điểm, điều quan trọng là ông ấy nói rằng tương lai ở đây sẽ có một người vô cùng đặc biệt, người này sẽ đem đến cho đại lục này một loại phương pháp tu luyện vô cùng tốt đẹp, bình hòa, vô tư mà lại hoàn toàn mới mẻ. Đến lúc đó sẽ có rất nhiều người vì tu luyện mà đến đây và các nơi khác (các châu lục và đảo khác) được gọi  là ‘sứ giả của Thần’”.

“Vậy đến lúc đó chúng ta làm sao tìm được Ngài? nhưng mà…. vấn đề là người ta chết rồi không phải xuống Địa ngục hoặc lên Thiên đường sao, sẽ không có cách nào lại làm người nữa? (Chú thích: trong văn hóa Cơ Đốc giáo ở phương Tây có cách nói như vậy, ‘luân hồi’ là danh từ trong văn hóa Đông phương)” Mọi người đều có thắc mắc giống nhau.

Vị thổ dân kia cười nói: “Đó là trong cái khuôn tư tưởng của các anh mà nghĩ, nơi tổ tiên các anh sinh sống ta cũng chưa từng thấy các loài động vật như ở đây (ám chỉ loài chuột túi, v.v..) phải không? Rất nhiều việc không nên nhìn nhận một cách cố định….”

Nói xong vị thổ dân mang ra những thức ăn ngon nhất chiêu đãi bọn họ một bữa. Trong tâm họ trào dâng một loại khát vọng (đến lúc đó sẽ được gặp người truyền bá phương pháp tu luyện kia) và một suy nghĩ chưa giải thích được (lẽ nào con người thật sự có thể lại chuyển sinh thành người).

Lần khảo sát này mang lại cho họ thu hoạch thật lớn, thông qua lần gặp mặt kia, cả 20 người đều minh bạch một đạo lý: vào những lúc bản thân thống khổ nhất, nếu có thể nghĩ đến người khác, thì bản thân có thể thoát khỏi khổ nạn.

Sau khi trở về Sydney, anh ấy lại mang theo một số người đến nơi mà sau này được gọi là: “Cột đá mười hai sứ đồ”, lúc nhìn thấy những cột đá vôi bị nước biển tàn phá mạnh mẽ, trong tâm anh ấy dâng lên một cảm giác tang thương đặc biệt: “Tất cả những gì không vượt qua được khảo nghiệm của tự nhiên sẽ theo thời gian trôi qua mà biến mất không còn dấu vết. Nếu đến tương lai bản thân vẫn có thể làm người, thì tốt nhất là có thể gặp được phương pháp tu luyện giúp người ta trải qua ma luyện mà trở nên không biến đổi kia”.

Lúc đó bỗng nghe được một người độc thoại: “Nếu mong muốn một phương pháp tu luyện để vượt qua được ma luyện, bản thân cần bảo trì tâm thái vô tư”.

Anh ấy ngẩng đầu nhìn lại chỉ thấy một nhóm người đang chơi trên bờ biển rất vui vẻ. Không biết câu nói kia rốt cuộc là do ai nói.

Anh ấy cẩn thận cân nhắc những lời này, cảm thấy xác thực rất có đạo lý, về sau trong cuộc sống, anh ấy làm bất cứ điều gì đều giữ tính vô tư, rất nhiều người trở thành bạn tốt của anh, cũng được tính là kết được nhiều thiện duyên.

Mỗi khi anh ấy nghĩ về điều người thổ dân kia nói về những lời của người tu hành trên núi ấy, anh ấy càng cảm thấy rất tò mò. Cuối cùng anh dứt khoát đem theo ba bốn người đến vùng lân cận ngọn núi, lại đến dãy Great Dividing tìm người kia.

Tìm suốt hai ba năm vẫn không tìm thấy, điều duy nhất thấy được là, trong một lần đi đến gần một hang động, phát hiện trong hang động phóng ra ánh sáng màu tím. Nhưng lúc đến gần, lại phát hiện miệng hang cực nhỏ, căn bản là con người không thể vào được, hỏi thăm những người xung quanh, mọi người cũng nói ở đây thường xuất hiện ánh sáng tím, có lúc miệng hang rất to, có đi vào cũng không phát hiện điều gì đặc biệt.

Bọn họ ở trước miệng hang đợi vài ngày, ngoài ánh sáng tím cũng không phát hiện điều gì đặc biệt.

Trong quá trình đi đến những nơi khác, có người nói: “Có lẽ người tu hành nhiều năm kia biết chúng ta đến, nhưng không muốn gặp chúng ta và cố ý ẩn nấp rồi”.

“Cũng có thể vậy….” Anh ấy không xác định được, chỉ trả lời một cách mơ hồ.

Nếu một người mang trong tâm mâu thuẫn giữa “khát vọng” và “nghi ngờ” mà sống qua ngày, như vậy tinh thần sẽ rất mệt mỏi. Anh ấy mang theo điều ấy trong tâm cho đến cuối đời, lúc lâm chung còn có một nguyện vọng: nếu tương lai có thể gặp được người hồng truyền phương pháp tu luyện hoàn toàn mới mẻ, mình nhất định sẽ trợ giúp hồng truyền, để tránh cho người khác phải như mình chịu đựng nỗi khổ chờ đợi và dày vò.

Thật đúng là:

Bạt thiệp Úc Châu ngộ thổ trứ

Cáo tri tương hữu Pháp truyền xuất

Bảo đãi vô tư thế trung đẳng

Triển truyền tích duyên mạc di ngộ

 

Tạm dịch:

Gian nan châu Úc gặp thổ dân

Tương lai sẽ có Pháp truyền ra

Bảo trì vô tư trong thế gian

Trăn trở tiếc duyên không làm lỡ

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/239282



Ngày đăng: 19-05-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.