Câu chuyện có thật về luân hồi: Những người hộ vệ của mạt triều – Lục Tú Phu và Viên Sùng Hoán (Phần 2)



Tác giả: Lâm Hòa

[ChanhKien.org]

2. Đồ đệ Đại Pháp không sợ cường quyền, kiên định chính tín của ngày hôm nay chính là Văn Thiên Tường của triều Nam Tống trong lịch sử

Mùa xuân năm 2023, khi sắp xếp lại ổ đĩa của máy tính, tôi có bấm vào một đoạn video. Nhân vật chính trong video là một nghiên cứu sinh tại Đại học Thanh Hoa, anh vì kiên định với tín ngưỡng vào “Chân, Thiện, Nhẫn” nên đã phải chịu đựng đủ mọi hình thức tra tấn và bức hại tàn bạo mà một người bình thường khó chịu đựng được, mặc dù bị tà đảng Trung Cộng kết trọng án anh vẫn thản nhiên bước đi trên con đường tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Sau khi giành được tự do và định cư ở nước ngoài, câu chuyện của anh được chuyển thể thành phim. Nhìn cách nói chuyện đĩnh đạc đường hoàng của anh tôi biết rằng anh ấy từng chuyển sinh thành Văn Thiên Tường vào thời Nam Tống.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy anh ấy là trong một tiết mục của đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV), nhưng tôi đã chú ý đến anh từ rất lâu trước đó. Vào hồi ấy đồng tu em trai tôi và anh ấy vì kiên trì vào tín ngưỡng đối với Pháp Luân Đại Pháp mà bị giam giữ phi pháp trong một nhà tù ở Bắc Kinh. Em trai tôi rất có hảo cảm với anh, khen anh “rất có tinh thần”, bản thân tôi cũng thích từ “tinh thần” này, bởi nó giúp ta hình dung về trạng thái của một người. Sau này khi đồng tu mẹ đến thăm em trai trong tù đã gặp được cha của anh ấy và biết được thân nhân của anh đều đang ở nước ngoài. Từ đó đến nay tôi rất quan tâm đến thông tin về anh, bây giờ nghĩ lại, sự quan tâm này có thể bắt nguồn từ mối duyên phận giữa Lục Tú Phu và Văn Thiên Tường trong lịch sử.

Văn Thiên Tường quê ở huyện Lư Lăng tỉnh Cát Châu (nay là huyện Cát An tỉnh Giang Tây). Thuở nhỏ ông đã tự thầm thề với bản thân rằng sau này sẽ trở thành một người như Âu Dương Tu. Ông sinh ra đã có ngoại hình ưa nhìn, theo cách nói ngày nay chính là “điển trai”, gia cảnh giàu có, quả thật là một “cao phú soái” (tiếng lóng chỉ đối tượng trong mơ của các cô gái, vừa cao ráo, vừa điển trai lại giàu có). Không những vậy ông còn là một học giả, lại tinh thông võ nghệ, thân thể cường tráng, có thể chơi cờ mù và đặc biệt giỏi bơi lội. Khi trưởng thành ông đã làm một việc độc đáo khiến nhà Tống chấn động, đó là chơi cờ trên sông Cám với hào kiệt Nam Tống Chu Tử Thiện. Kỹ năng chơi cờ cao siêu và kỹ năng bơi lội siêu phàm của ông quả thật uy chấn thiên hạ.

Văn Thiên Tường còn là một “học bá” (từ lóng chỉ người chăm học nên đỗ cao), tài hoa rực rỡ, 20 tuổi đã đỗ trạng nguyên. Kỳ thi năm đó là một câu chuyện truyền kỳ trong lịch sử khoa cử của nhà Lưỡng Tống, quan chủ khảo là Vương Ứng Lân không bận tâm đến những lời thị phi đã ở ngay tại trường thi vỗ tay khen rằng: “Qua bao nhiêu năm nhà Tống cuối cùng cũng có được một nhân tài có thể trị quốc rồi!”

Sau cuộc hành quân ồ ạt của nhà Nguyên về phương Nam, phòng tuyến sông Trường Giang mà nhà Nam Tống dày công xây dựng đã sụp đổ, quan địa phương ở các nơi hoặc chết, hoặc đầu hàng hoặc bỏ trốn. Văn Thiên Tường nhìn nhận rằng cứu nước cũng giống như cứu phụ mẫu, nếu phụ mẫu bị bệnh thì dù là bệnh khó trị con cái vẫn phải dốc hết sức cứu chữa! Sau lần ngẩng mặt lên trời khóc một trận thảm thiết, Văn Thiên Tường đã bán hết gia sản để chiêu mộ nghĩa quân hơn vạn người tiến lên phía Bắc – cứu nước!

Và đấy là một trận chiến sinh tử, nhưng Văn Thiên Tường nói: “Ta biết ta sẽ chết nếu làm thế này nhưng ta chỉ hy vọng tự mình làm gương cho nhiều người hơn nữa nỗ lực cứu nước!” Ông dẫn theo đội quân không chút kinh nghiệm chiến đấu của mình tiến về phía bắc trong sự căm phẫn, đổ máu chiến đấu trên chiến trường đến phút cuối cùng, nhưng rốt cục họ vẫn không thể chống lại kỵ binh của nhà Nguyên!

Sau khi quân Nguyên tiến vào Lâm An, Văn Thiên Tường nhận lệnh đi đàm phán hòa bình với quân Nguyên, trong lúc đàm phán Văn Thiên Tường không hề tỏ ra e sợ trước vũ lực của quân địch, ông còn mắng chửi Bá Nhan và bày tỏ quyết tâm chiến đấu đến cùng nên đã bị bắt giữ.

Sau khi quân Nguyên chiếm Lâm An, Văn Thiên Tường bị áp giải về phương Bắc và mạo hiểm trốn thoát nhưng lại bị gán cho tội danh “Hán gian”. Quân Nguyên dùng kế phản gián, phao tin Văn Thiên Tường đầu hàng nhà Nguyên, rằng ông trở về phương Nam để giành thành chiếm đất và bị chiến hữu Lý Đình Chi từng cùng mình sát cánh kề vai truy sát! Sau bao phen lang thang trôi dạt, nếm trải đủ loại gian khổ, ông được đưa đến Phúc Châu và được tiểu hoàng đế Tống Đoan Tông Triệu Thị phong làm hữu thừa tướng. Trên đường đi Văn Thiên Tường đã viết rất nhiều bài thơ chấn động tâm can, ông biên soạn chúng thành một tập thơ và đặt tên là “Chỉ Nam Lục”, dùng đôi câu thơ “Thần tâm nhất phiến từ châm thạch, bất chỉ nam phương thệ bất hưu” (tấm lòng của thần như tấm la bàn, nếu không chỉ về phương Nam thề sẽ không dừng lại) để biểu đạt tấm lòng trung trinh của ông với vương triều nhà Tống.

Năm 1277 Văn Thiên Tường đánh bại quân Nguyên ở miền nam Giang Tây và thu hồi thành công hơn chục châu huyện. Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1278 đại binh quân Nguyên lại tấn công, nghĩa quân cứu Tống người ít không thể kháng lại địch và bị đánh bại tại Ngũ Pha Lĩnh, Văn Thiên Tường nuốt độc dược mà ông mang theo bên mình để liều thân, trong lúc hôn mê đã bị bắt. Sau khi Văn Thiên Tường bị bắt Trương Hoằng Phạm đã ba lần liên tục ép Văn Thiên Tường viết thư chiêu hàng Trương Thế Kiệt. Văn Thiên Tường đáp: “Ta là người không có năng lực bảo vệ phụ mẫu của mình, lẽ nào còn có thể đi dạy người khác phản bội lại phụ mẫu?” Rồi ông cho Trương Hoằng Phạm xem bài thơ “Quá Đinh Linh dương” mà ông viết. Khi Trương Hoằng Phạm đọc đến hai câu “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Người đời tự cổ ai không chết, Lưu giữ lòng son sáng sử xanh, Đông A dịch) không những bị cảm động mà cũng không còn bức bách Văn Thiên Tường nữa.

Năm 1279 vương triều Nam Tống bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Nhai Sơn, Trương Hoằng Phạm lại khuyên Văn Thiên Tường rằng: “Hiện nay, triều Tống đã mất, lòng trung hiếu của ông cũng tận rồi. Nếu ông đem cái tâm làm việc cho nhà Tống đi làm các việc của nhà Nguyên thì nhất định sẽ làm đến chức thừa tướng nước Nguyên đó”. Văn Thiên Tường khóc lóc thảm thiết đáp: “Nước mất không thể cứu được, ta thân là quan đại thần tội quả đáng chết, lẽ nào còn tham sống sợ chết mà thay đổi tâm ý?” Trương Hoằng Phạm chỉ còn cách giải Văn Thiên Tường về kinh đô Đại Đô của nhà Nguyên.

Nguyên Thế Tổ dùng lễ với các tướng để đối đãi, hy vọng chiêu hàng được Văn Thiên Tường. Nguyên Thế Tổ phái Lưu Mộng Viêm là thừa tướng triều Tống đã hàng đến dụ hàng Văn Thiên Tường. Vừa trông thấy Lưu Mộng Viêm, Văn Thiên Tường lòng bốc lửa giận nên mắng rủa ông ta thậm tệ, Lưu Mộng Viêm chỉ đành tức giận ra về. Nguyên Thế Tổ lại phái Tống Cung Đế đến chiêu hàng. Văn Thiên Tường vừa nhìn thấy Tống Cung Đế liền quỳ xuống đất, khóc lóc đau đớn nói: “Xin thánh giá hồi cung”. Cung Đế không thể mở lời được, cũng đành tấm tức ra về.

Bình chương chính sự (quan tể tướng) triều Nguyên là A Hợp Mã cũng từng triệu kiến Văn Thiên Tường. Thấy Văn Thiên Tường chỉ vái dài rồi ngồi xuống, A Hợp Mã quát hỏi: “Thấy tể tướng sao lại không quỳ?” Văn Thiên Tường đáp: “Tể tướng Nam triều gặp tể tướng Bắc triều sao lại phải quỳ?” A Hợp Mã sau đó lặng lẽ rời đi. Nguyên Thế Tổ khi biết được chuyện này đã rất tức giận, liền hạ lệnh trói Văn Thiên Tường lại, đóng gông và tống vào đại lao.

Sau đó thừa tướng Bột La của nhà Nguyên đã đích thân thẩm vấn Văn Thiên Tường. Văn Thiên Tường bị giải đến đại sảnh của khu mật viện, ông vẫn hiên ngang đứng thẳng và chỉ chắp tay hành lễ chào thừa tướng. Bột La hét tả hữu hai bên bắt Văn Thiên Tường phải quỳ. Văn Thiên Tường không ngừng phản kháng, cuối cùng vẫn không chịu khuất phục. Bột La hỏi: “Nước đã mất ngươi vẫn không chịu đầu hàng, ngươi còn gì để nói không?” Văn Thiên Tường cười đáp: “Việc trong thiên hạ có hưng ắt có suy. Nước mất, thần tử cũng phải liều mạng một phen. Ta vì nhà Tống tận trung, chỉ mong sớm được chết thôi!” Bột La nổi trận lôi đình quát lớn: “Ngươi muốn chết sao? Ta thì lại không để ngươi chết, ta sẽ tống ngươi vào ngục đến khi nào ngươi khuất phục mới thôi!” Văn Thiên Tường không chút sợ hãi đáp: “Ta muốn vì chính nghĩa mà chết, có giam cầm ta ta cũng không sợ!” Từ đó Văn Thiên Tường đã phải trải qua ba năm dài thăm thẳm trong hoàn cảnh ác liệt ở nhà giam.

Ở trong ngục ông đã viết nên bài thơ “Chính khí ca” với khí phách hào hùng lưu truyền thiên cổ:

Thiên địa hữu chính khí,
Tạp nhiên phú lưu hình.
Hạ tắc vi hà nhạc,
Thượng tắc vi nhật tinh.

Thời cùng tiết nãi hiện,
Nhất nhất thuỳ đan thanh.

Đương kỳ quán nhật nguyệt,
Sinh tử an túc luân.
Địa duy lại dĩ lập,
Thiên trụ lại dĩ tôn.
Tam cương thực hệ mệnh,
Đạo nghĩa vi chi căn.

Dịch nghĩa:

Trời đất có chính khí
Tỏa ra khắp bốn phương
Dưới là sông, là núi
Trên trời là trăng sao

Gặp lúc nguy nan cùng cực, mới hiển lộ ra khí tiết anh tài
Ánh quang huy ấy mãi lưu truyền sử xanh

Chính khí ngút ngàn xuyên thấu trời cao cùng nhật nguyệt
Sinh tử nào có đáng chi?
Đại địa dựa vào đó mà đứng thẳng
Cột chống trời dựa vào đó mới có thể chống đỡ
Tam cương dựa vào đó mà duy trì sinh mệnh
Đạo nghĩa dựa vào đó mới có được căn bản.

Trong bài thơ Văn Thiên Tường đã liệt kê 12 vị anh hùng trung liệt của các triều đại, mượn tấm lòng son và những hành động hiệp nghĩa chói lóa cả nhật nguyệt của họ để tự động viên mình.

Mùa xuân năm 1280 Văn Thiên Tường nhận được thư từ con gái Liễu Nương, biết rằng vợ là Âu Dương phu nhân và hai con gái đang làm nô lệ trong cung điện Đại Đô, họ phải sống như những tù nhân. Ông viết thư nhờ em gái dặn dò phu nhân ông hãy “quy về thiên mệnh, không oán không hận”, căn dặn con gái “gắng làm người cho tốt”. Sau đó ông viết đôi câu thơ: “Si nhi mạc vấn kim sinh kế, hoàn chủng lai sinh vị liễu nhân”. Thân mang trách nhiệm và sứ mệnh của một thừa tướng nhà Tống ông không thể không hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, ông mong rằng nữ nhi ngốc sẽ không tưởng nhớ đến mình nữa, duyên phận đời này đã tận, hẹn đời sau sẽ tiếp tục mối thân duyên.

Cuối cùng Nguyên Thế Tổ đã đích thân thuyết phục Văn Thiên Tường đầu hàng, chỉ cần Văn Thiên Tường đầu hàng nhà Nguyên thì sẽ ban cho ông quyền cao chức trọng. Khi Văn Thiên Tường gặp Nguyên Thế Tổ ông vẫn chỉ vái dài mà không quỳ, cười đáp rằng: “Ta chịu ân huệ sâu nặng của nhà Tống, thân là thừa tướng làm sao có thể thờ hai họ? Đất nước diệt vong rồi, ta chỉ cầu xin cái chết, chẳng muốn sống lâu”.

Nguyên Thế Tổ lại hỏi ông: “Vậy ngươi có nguyện vọng gì?” Văn Thiên Tường cười đáp: “Xin hãy ban cho ta cái chết là đủ rồi!” Nguyên Thế Tổ bèn hạ lệnh xử tử Văn Thiên Tường, thành toàn cho một tấm lòng trung.

Ngày 09 tháng 01 năm 1283, Văn Thiên Tường bị áp giải đến pháp trường. Quan giám trảm hỏi ông: “Thừa tướng còn gì để nói không? Quay lại cầu xin thì có thể miễn chết đó”. Văn Thiên Tường chỉ đáp: “Chết thì chết có gì đáng nói?” Rồi ông hỏi giám quan: “Phương Nam ở hướng nào?” Có người chỉ phương hướng cho ông, Văn Thiên Tường chỉnh lại áo mũ, trang trọng quỳ hướng về phía Nam và nói: “Việc của ta đã xong rồi”, sau đó ung dung chết vì nghĩa. Sử sách ghi lại rằng: “Văn Thiên Tường rất ung dung khi sắp chịu hình”. Ông chết khi chỉ mới 47 tuổi.

Mấy ngày sau vợ của Văn Thiên Tường là Âu Dương thị đến thu nhặt di thể chồng phát hiện nét mặt ông không thay đổi và vẫn tươi tỉnh như hồi còn sống. Trong thắt lưng của ông có giấu một bài thơ tuyệt mệnh:

Khổng viết thành nhân,
Mạnh viết thủ nghĩa.
Duy kỳ nghĩa tận,
Sở dĩ nhân chí.
Độc thánh hiền thư,
Sở học hà sự?
Nhi kim nhi hậu,
Thứ kỷ vô quý.

Dịch thơ:

Khổng nói thành nhân,
Mạnh nói giữ nghĩa.
Chỉ khi nghĩa trọn,
Mới là nhân tới.
Đọc sách Thánh hiền,
Là học điều ấy.
So sau so trước,
Ngõ hầu không thẹn.
(Cao Tự Thanh dịch)

Văn Thiên Tường xả mệnh vì nghĩa, lưu lại tinh thần “trung thành”, “chính khí hạo nhiên” cho thế gian, nêu lên tấm gương về lòng “trung” của một “quan văn” cho hậu nhân, triển hiện một cách sâu sắc và sống động về khí tiết của sĩ tử thời cổ đại. Những giá trị quan mà ông để lại đã làm chấn động và cảm động con cháu nghìn vạn đời sau, hòa vào huyết mạch của dân tộc Trung Hoa, trở thành một loại sức sống, một loại tinh thần của dân tộc.

Văn Thiên Tường sống không phụ bạc, chết không hổ thẹn, trải qua trăm ngàn trắc trở cũng không hối tiếc, chính như câu nói: Đạo chi sở tại, tuy thiên vạn nhân, ngô vãng hĩ (có Đạo ở đây thì dẫu có ngàn vạn binh mã ta vẫn tiến về phía trước). Ông thực sự đã thực thi các giá trị quan của Nho gia như “nhân”, “nghĩa”, “thiên mệnh”.

Trong Luận Ngữ Khổng Tử viết: “Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân”. Ý câu trên là người chí sĩ có lòng nhân không vì câu toàn tính mệnh mà làm tổn hại điều nhân đức, thậm chí còn hy sinh tính mệnh để thành tựu điều nhân đức. Sinh mệnh đối với mỗi người đều rất quý giá, tuy nhiên, điều quý giá hơn cả mạng sống chính là lòng nhân đức và niềm tin vào chân lý của vũ trụ. Cụm từ “xả thân thành nhân” là để chỉ những người khi đối diện với sinh tử thì có thể từ bỏ mạng sống của mình để giữ gìn lòng nhân đức.

“Nghĩa” có nghĩa là: việc gì nếu xét từ góc độ đạo đức là đúng thì bạn cứ làm, hơn nữa nhất định phải dốc toàn lực mà làm, còn về kết quả thì Thiên thượng đã tự có an bài, đó chính là “thiên mệnh”.

Sau khi bị bắt Văn Thiên Tường đã uống thuốc độc mang theo để tự sát nhưng không chết; khi vào địa giới Giang Tây, ông tuyệt thực trong tám ngày, định hy sinh vì đất nước và mong sẽ được chôn nắm xương tàn ở quê nhà nhưng vẫn không chết được. Cá nhân tôi lý giải được rằng: khi biểu hiện lòng trung nghĩa của Văn Thiên Tường thì Thần cũng đang bảo cho con người biết rằng Thần là đang nắm giữ mọi thứ, chưa hoàn thành an bài của Thần thì làm sao có thể chết được!

Khi sắp hy sinh vì đại nghĩa Văn Thiên Tường nói: “Việc của ta đã xong rồi”, vậy thì ông đã hoàn thành xong việc gì? Chính là đã hoàn thành xong sứ mệnh rồi. Nhưng tại sao ông lại nói như vậy?

Văn Thiên Tường hết lòng tin vào Phật giáo, Đạo giáo. Khi ở trong tù, Văn Thiên Tường đã viết một bài thơ lấy thi hiệu là “Phù Hưu Đạo nhân”, mượn câu nói của Trang Tử “kỳ sinh nhược phù, kỳ tử nhược hưu” (kiếp người trôi nổi, chết là được nghỉ ngơi) để biểu thị cho sự ngộ Đạo của mình.

Khi ở trong ngục, trong cơn hoạn nạn ông đã gặp được dị nhân truyền thụ chính Pháp cho ông, ngộ ra được Đại Quang Minh Chính Pháp rồi Văn Thiên Tường cứ phó mặc sinh tử tùy duyên không màng đến nữa, đột nhiên ông cảm thấy cả thân tâm rơi thoát bụi trần, không còn vướng bận gì nữa. Trong bài thơ “Ngộ dị nhân chỉ kỳ dĩ Đại Quang Minh Chính Pháp” (Gặp dị nhân, chỉ bảo Quang Minh Chính Pháp) ông viết:

Thùy tri chân hoạn nan,
Hốt ngộ Đại Quang Minh.
Nhật xuất vân câu tĩnh,
Phong tiêu thủy tự bình;
Công danh kỉ diệt tính,
Trung hiếu đại lao sinh.
Thiên hạ duy hào kiệt,
Thần tiên lập địa thành.

Dịch thơ:

Ai biết chân hoạn nạn,
Bỗng ngộ Đại quang minh.
Trời mọc mây tĩnh lặng,
Gió tan nước tự yên.
Công danh diệt thiên tính,
Trung hiếu nhọc sinh linh.
Thiên hạ người hào kiệt,
Thần tiên lập tức thành.
(Minh Huệ Net dịch)

Đêm giao thừa năm 1281 Văn Thiên Tường viết: “Mệnh tùy niên dục tẫn, Thân dữ thế câu vong, Vô phục Đồ Tô mộng, Thiêu đăng dạ Vị Ương” (đại ý là giờ đây cuộc đời sắp theo năm cũ kết thúc, sau này chẳng bao giờ dám mơ đến niềm vui được cùng gia đình thỏa thích uống rượu Đồ Tô nữa, thắp ngọn đèn lên, ta đã trải qua một đêm dài vô tận). Đây là đêm giao thừa cuối cùng mà Văn Thiên Tường trải qua. Đến mùa xuân Văn Thiên Tường viết thư tuyệt mệnh, ông đã đoán trước được số phận, ngộ ra sinh tử và biết được sứ mệnh của mình, do vậy trước lúc hy sinh vì nghĩa ông nói: “Việc của ta đã xong rồi”.

Trong vở kịch lớn của lịch sử, Thần dùng phần hạ màn của một vương triều để tạo tựu nên tinh thần dân tộc, nói cách khác chính là linh hồn của một dân tộc, tuy nhiên an bài của Thần hoàn toàn không nhằm một mục đích duy nhất, đây là một sự an bài về luân hồi chặt chẽ, tỉ mỉ mà hoàn mỹ, giống như lối viết tả ý của một đại văn hào, đồng thời đó cũng là trải đường cho vở kịch lớn của lịch sử hôm nay.

Trong số các triều đại khác nhau của lịch sử, triều Tống phồn hoa không nổi tiếng về vũ lực mà có thể gọi là “nhược Tống”. Chính một vương triều “nhược Tống” như vậy mới có thể triển hiện ra tinh thần kiên cường thà gãy không cong, thà chết chứ không khuất phục cảm động lòng người. Với mỗi từng cá nhân trong vở diễn lớn ấy mà nói đều là một trường tôi luyện, một trường tạo tựu, mà loại tinh thần này sẽ hòa vào linh hồn của con người, lưu lại những dấu ấn, vết tích. Ngày nay sau nghìn năm luân hồi hầu hết người dân Nam Tống đã chuyển sinh đến khu vực Đài Loan, vẫn bảo lưu văn hóa truyền thống của Trung Quốc; trong khi giang sơn Hoa Hạ đẹp như tranh vẽ đã bị u linh, tà linh đến từ phương Tây xâm chiếm, khắp đại địa Thần Châu phải chịu cảnh tan hoang, nền văn hóa do Thần truyền lại đã bị phá hủy đến gần như không còn gì, chủ nghĩa vô thần và tà thuyết đấu trời đấu đất của văn hóa đảng đang đầu độc con dân của Thần. Vào thời Nam Tống, “dị tộc” mà người Đài Loan chống lại chính là người Mông Cổ, còn giờ đây họ phải dựa vào sự tích lũy lịch sử của chính mình để chống lại một “dị tộc” khác: ma quỷ tà linh cộng sản. Tại sao lại có đất nước “Đài Loan – Trung Hoa Dân Quốc”? Đó là vì Thần muốn so sánh con cháu của Viêm Hoàng ở hai bên eo biển Đài Loan vốn có cùng nguồn gốc cũng như có văn hóa, ngôn ngữ và bối cảnh lịch sử tương đồng, qua đó nêu bật sự chuyên chế và tà ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để con người thế gian hôm nay có thể phân biệt được thiện và ác, nhìn thấy rõ bộ mặt thật của tà linh cộng sản, còn ở tại vùng đất Đài Loan lưu lại những người có thể kế thừa huyết mạch văn hóa truyền thống Thần truyền.

Hy vọng rằng những người thân cận và đứng về phía tà đảng Trung Cộng có cơ hội đọc được hai cuốn sách “Cửu Bình” và “Mục đích Cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản” để có thể thoát khỏi sự dối trá và lừa gạt của ma quỷ, đánh thức tâm linh của chính mình, phủi sạch phong trần của lịch sử, dùng thần tính của bản thân mà lắng nghe tiếng gọi của Sáng Thế Chủ, bởi vì hầu hết con người trên thế gian hôm nay đều là Thần hạ thế làm người, còn nếu chạy theo chính quyền tà ác bạn sẽ bị ma quỷ dối lừa!

Còn về cuộc đời của Lục Tú Phu cũng có một vụ án công khai liên quan đến cuộc sống hiện tại của tôi, tôi cảm thấy cần phải nói đôi chút. Trước khi liều thân vì nước Lục Tú Phu đã thúc giục vợ con nhảy xuống biển trước, đó cũng xem như ông bức tử họ, chính là đã mắc một món nợ nghiệp; người vợ kiếp trước trở thành chồng (chồng cũ) của tôi ở kiếp này và đứa con trai ở kiếp trước vẫn là con tôi ở kiếp này. Vào đời này họ đã tạo ra không ít cơ hội cho tôi vượt quan và tu tâm trong tu luyện. Sư phụ Đại Pháp đã dạy tôi chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn tu tâm hướng thiện, biết được nhân quả và hiểu rõ nguyên do, bây giờ tôi không còn oán hận chồng cũ nữa, chỉ có sự cảm ơn. Thật là Đại Pháp đã giải khai hết mọi ân oán sâu xa!

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/284912



Ngày đăng: 07-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.