Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 9) – Lữ khách Nam Dương



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

 

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 8

Trong quần thể những người tu luyện Đại Pháp, có một số người cá biệt gây tác dụng can nhiễu và đảo loạn, biểu hiện tại đời này của họ bất hảo, nhưng ở đời trước họ đã từng trải qua quá trình tìm Pháp gian khổ đằng đẵng. Tại đây xin chọn một trường hợp để viết ra, hy vọng những người này có thể trong mê biết quay đầu, trân quý bản thân, trân quý cơ duyên lịch sử sẽ qua đi trong chớp mắt này.

Những cụm từ như “xuống Nam Dương”,  “vượt Quan Đông”, “đi Tây Khẩu” đều là để chỉ những làn sóng di dân trong lịch sử Trung Quốc, trong số những người “xuống Nam Dương”, nhìn chung có khá nhiều là cư trú tại vùng duyên hải Đông Nam.

Những năm đầu thời Mãn Thanh thường hay xảy ra chiến loạn, rất nhiều người dân tộc Hán bất mãn vì bị dị tộc thống trị nhưng lại không thể kháng cự nên đành chọn cách ra hải ngoại.

Có một người cũng nằm trong số ấy, nơi đầu tiên anh đặt chân đến là Malaysia, ban đầu anh trồng mía cho dân bản địa ở đây. 

Bởi vì lúc ấy Malaysia vẫn còn trong thời kỳ khai phá nên hoàn cảnh lao động tương đối vất vả, hơn nữa còn có các loại mãnh thú như hổ Mã Lai,…

Trong những người cùng đến với anh, có người do không hợp thủy thổ mà đổ bệnh, có người chết vì lao lực quá độ, còn có người thì bị hổ ăn thịt, mới có một năm mà 20 người đồng hành với anh giờ chỉ còn lại tám người. 

Trong khó khăn khổ cực, anh nghĩ bản thân mình vì tránh quốc nạn mà đến đây, nhất định phải sống cho ra sống, mới có thể không làm bản thân và phụ lão ở quê nhà phải thất vọng, nghĩ vậy trong tâm cũng tràn trề sức lực. 

Anh làm tại đây suốt năm năm liên tục, một lần nọ trời mưa to gió lớn, anh cứu được con gái của một ông chủ nông trường bị trượt chân ngã xuống mương. Để cảm tạ, ông chủ bèn để cho anh quản lý người làm, anh không cần phải vất vả như trước nữa, tiền công cũng được nhiều hơn người khác một chút. 

Anh vốn đang làm ở đây khá tốt, thế nhưng chẳng ngờ trời nổi phong vân, có một lần vì điều kiện làm việc quá khổ cực nên “Hoa công” ở đây (người từ Đại lục đến đây làm công) mâu thuẫn với nhau rồi phát sinh tranh chấp nội bộ. Ông chủ ra mặt giải quyết, kết quả trong đám đông kích động phẫn nộ có một Hoa công lỡ tay đánh chết ông chủ. Lần này gây chuyện rồi, anh làm người quản lý Hoa công cũng biết rõ mình khó tránh liên lụy, bèn nhân lúc tối trời đào thoát đến Tứ Thủy (Surabaya thuộc địa phận Indonesia ngày nay).  Anh ở lại nơi này sống mai danh ẩn tích. 

Ban đầu anh cũng đi làm công cho người ta, sau một thời gian lâu, anh gặp mấy người Hoa từ Tuyền Châu, Phúc Kiến đào thoát đến đây, họ mang theo tín ngưỡng vào “Tứ Châu Phật Tổ” và “Nam Tương Quan Âm” của người Mân Nam bản địa đến nơi này (nghe nói cái tên Tứ Thủy của mảnh đất này cũng từ đó mà ra) để bảo vệ người dân nơi này khỏi bị cá sấu cá mập làm hại. 

Bởi vì cuộc sống rất khổ cực, cần có một sức mạnh tinh thần trợ giúp, nên dần dần anh cũng tiếp thu loại tín ngưỡng này. 

Trong quá trình ấy, anh đã hiểu được rằng: Đối với những người tín phụng Thần chân chính, Thần sẽ phù trợ cho họ vào thời khắc gặp nguy nan. Lúc này anh rất thành kính vào tín ngưỡng đối với Thần. 

Năm tháng dần trôi, anh thanh niên cũng dần dần trở thành một người đàn ông xấp xỉ 50 tuổi. Trong những lúc nhàn hạ, hồi tưởng lại những gì đã gặp phải trong hơn nửa cuộc đời, ông cảm thấy Thiên thượng thật là bất công với mình. Vừa lúc nghĩ đến đây, ông chợt có một ý nghĩ: “Liệu mình có khả năng tìm ra được một Pháp tu để cũng có thể tự tại giống như Thần Tiên không nhỉ?”. Sau khi nảy ra suy nghĩ này, ông chợt nhớ đến truyền thuyết Hiên Viên hoàng đế tại núi Hoàng Sơn đã cưỡi rồng bay lên trời; còn rất nhiều câu chuyện tu luyện của các nhân vật trong lịch sử. “Cái khổ hiện tại quả thực là chịu không thấu” ông tự lẩm bẩm một mình. 

Gần hai tháng sau, đúng lúc ông đang ở nhà nghỉ ngơi thì có một người mới quen đến nhờ ông giúp chút việc gấp. Ông cũng không nghĩ ngợi nhiều bèn đi ngay. Hai người đi qua một đoạn đường rất xa mới tới nơi. Thì ra chỗ này đang lúc xây nhà, ông ở lại đó làm năm ngày thì nhà mới xây ổn thỏa. Xây xong rồi, chủ nhà ra cảm tạ ông, lại mời ông cùng ăn cơm. Trên bàn rượu ông uống xong mấy ly rồi, bèn đem hết nỗi khổ trong lòng ra giãi bày, nhất là chuyện bản thân ông đã chịu khổ cực cả hơn nửa đời người mà đến bây giờ vẫn chỉ có một thân một mình, nói đến nỗi xót xa trong lòng, ông cũng không cầm được nước mắt. 

Chủ nhà yên lặng lắng nghe, cuối cùng nói một cách đồng cảm: “Đời người tại thế gian khó tránh gặp phải rất nhiều chuyện không như ý, gian nan khổ cực bây giờ chính là vì để sau này tu phúc đức!”. “Cũng chỉ có thể coi là như vậy, nếu không thì giữa lúc ngập chìm trong thống khổ, kẻ khó sống qua ngày vẫn là bản thân mình” – ông chẳng cam tâm nhưng cũng đành đáp lại.

Trên đường quay về, ông nhặt được một cuốn sách, trong sách viết (đại ý): “Rất nhiều phương pháp tu hành đang có hiện tại cũng chỉ là để trải đường cho Đại Pháp truyền tại nhân gian trong tương lai. Đến khi ấy sẽ có rất nhiều người tới học, hơn nữa lại không cần xuất gia, bất kể giai tầng như thế nào cũng đều có thể học”. Đọc được những nội dung này ông rất vui mừng, nhưng một ý niệm khác cũng theo đó mà khởi lên: “Tới khi ấy, trong tu luyện không phân biệt giai tầng, vậy mình có thể thẳng lưng ưỡn ngực, diễu võ dương oai trước mặt mấy người chủ kia rồi”.

Mặc dù không biết rõ tương lai Đại Pháp sẽ được hồng truyền tại nhân gian vào thời điểm cụ thể nào, nhưng đó vẫn là một sự khích lệ rất lớn đối với bản thân ông khi lâm vào khổ nạn. Từ đó về sau trong khi đi làm thuê cho người ta, cho dù gặp phải chuyện khổ cực thế nào, khó khăn ra sao, ông đều nghĩ: “Mình nhất định phải đợi đến khi Đại Pháp hồng truyền để tu luyện”. Đây là chính niệm chính giác của một sinh mệnh muốn quay trở về. Tuy nhiên trong lời nói của ông còn ẩn chứa một cách nghĩ vì danh vì khẩu khí: “Đến lúc đó ta có thể nở mày nở mặt rồi!”. Có thể đây chính là nguyên nhân khiến cho kiểu người này về sau bị các sinh mệnh bất hảo kia lợi dụng, đến khi Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian bèn khởi tác dụng đảo loạn và can nhiễu trong nội bộ. 

Dù sao chăng nữa, sau khi ông có được động lực cho con đường tương lai, những ngày tháng về sau của cuộc đời cũng trôi qua nhẹ nhõm hơn một chút. Năm 65 tuổi, ông vẫn cưới về một người vợ và nhận nuôi hai đứa con, vợ con đối xử với ông rất tốt. 

Trong những năm cuối đời, ông vô cùng nhớ nhà, nhớ cha mẹ và những người đồng hương đã sớm qua đời, nhớ nền văn hóa cổ đại của Trung Quốc, lại càng mong ngóng đến ngày Đại Pháp hồng truyền tại nhân gian, bản thân có thể sống nở mày nở mặt một chút. 

Một ngày nọ, ông một mình ra bờ biển tản bộ dạo chơi, tại đó ông gặp được một cậu thanh niên trẻ, cậu thanh niên kia nhìn thấy ông liền nói một cách ân cần: “Có phải bác rất muốn quay về quê nhà Trung Hoa không?”. Ông thong thả trả lời: “Quê nhà bị dị tộc (dân tộc Mãn) chiếm rồi, cha mẹ ta cũng đã sớm qua đời, ta lưu lạc tại Nam Dương đã mấy mươi năm, làm ra vô số tội lỗi, giờ đây đã đi đến cuối cuộc đời, tất cả những gì có thể làm được chỉ là ngồi ngắm bình minh và hoàng hôn trên biển mà thôi”, nói đoạn ông chợt khóc nấc lên.

“Xem ra bác đã nếm trải rất nhiều khổ cực, cháu biết rằng thật ra con người vốn có thể sống tự tại hơn một chút, nhưng vì người ta đã làm ra quá nhiều chuyện bất hảo nên mới bị phạt đến nhân gian chịu tội. Nếu như trong quá trình chịu tội ở nhân gian, một người có thể bảo trì được tâm thiện lương và tinh thần lạc quan, vậy có thể tương lai người ấy sẽ gặp được phương pháp tu hành có thể hồi thiên” – cậu thanh niên đáp lại.

“Ta phải tìm được một loại phương pháp tu luyện có thể giải thoát khổ nạn và khiến sinh mệnh chân chính quay trở về. Đợi đến lúc đó, ta sẽ hoàn trả nguyên dạng tất cả những khổ nạn và khuất nhục mà ta đã phải chịu đựng cho những người đã đối xử không tốt với ta” – ông nói.

“Bất kể loại phương pháp tu hành nào cũng sẽ có yêu cầu nhất định đối với người tham gia, sẽ không thể theo cách nghĩ của con người muốn như thế nào thì thành ra như thế” – cậu thanh niên nghiêm túc nói. 

“Tới lúc đó ta sẽ cho những người từng đối xử không tốt với ta biết tay” – ông nhấn mạnh một câu.

Người thanh niên nghe những lời này cũng không nói thêm nhiều nữa, lẳng lặng rời đi.

Những ngày tháng sau đó, một mặt ông mong muốn sớm ngày đắc được Đại Pháp, mặt khác vẫn luôn ôm giữ cách nghĩ không đúng đắn kia. Liên tục mấy lần chuyển sinh liên tiếp đều ôm giữ quan niệm này không buông. Cuối cùng vào thời điểm hiện tại khi Đại Pháp hồng truyền, ông cũng tu luyện trong Đại Pháp, nhưng vì mục đích căn bản của tu luyện đã bao gồm cả nhân tâm muốn cao hơn người khác một cái đầu, vậy nên trong quá trình tu luyện ông đã khởi tác dụng can nhiễu phá hoại đối với quần thể tu luyện. 

Dù sao đi nữa, tu luyện vẫn chưa kết thúc, cũng hy vọng những người này có trách nhiệm với bản thân, nếu không kết cục cuối cùng sẽ rất thảm thương. Đã có quá nhiều giáo huấn trong lịch sử rồi, phản đồ Judas của Jesus chính là một ví dụ trong số đó. 

Đây chính là:

Luân lạc nam dương lịch gian tân    

Ki thập quang âm khổ truy tầm  

Tu hành sam tạp bất chánh niệm    

Khuyến quân tỉnh ngộ tích đương kim! 

 

Dịch nghĩa: 

Lưu lạc Nam Dương trải qua gian khổ cay đắng

Thời gian mấy mươi năm gian khổ truy tìm

Tu hành trộn lẫn tâm bất chính

Khuyên người tỉnh ngộ trân quý những ngày tháng này

 

Xem tiếp phần 10

Dich từ: http://big5.zhengjian.org/node/239189



Ngày đăng: 15-04-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.