Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 14) – Một số hiểu biết về Nam Cực



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp đại lục

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 13

Trong các đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hôm nay, có một bộ phận là những nhân tài đầu ngành đạt được thành tựu trong các lĩnh vực, thậm chí rất nhiều người có học vị, học hàm thạc sỹ, tiến sỹ. Trong mắt người khác, mức độ nắm vững khoa học hiện đại của họ đã vượt xa những người bình thường nhưng điều này cũng không cản trở họ theo đuổi chân lý nhân sinh.

Lần này, tôi từ góc độ của họ lựa chọn một ví dụ, viết ra quá trình tìm Pháp trong quá khứ của họ. Châu Nam Cực là châu lục được phát hiện cuối cùng, trước thế kỷ thứ 18, nó chỉ tồn tại trong tưởng tượng và suy đoán của mọi người. Cho dù trong tấm bản đồ của tướng quân Thổ Nhĩ Kỳ có đánh dấu chính xác tình trạng của châu Nam Cực trước khi bị đóng băng và một số người đánh bắt cá voi đã từng đi qua nơi này, nhưng châu Nam Cực chỉ thực sự hiện ra trong tầm mắt con người từ nửa cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19. Có nhiều nhà thám hiểm đi về hướng Nam đã tìm thấy được châu lục ở phương Nam này, cho đến tận đầu thế kỷ 20, đoàn thám hiểm do nhà thám hiểm người Na Uy dẫn đầu mới đến được điểm Cực Nam thành công.

Cuộc đời tiền kiếp của anh ấy sẽ được kể từ giai đoạn thời gian này.

Từ nhỏ, anh ấy đã yêu thích thám hiểm, anh rất thích nghe những câu chuyện của các nhà thám hiểm châu Âu. Trong những câu chuyện này, điều mà anh thích nghe không phải là việc phát hiện ra bảo vật hay cổ vật gì, mà là những bài học giáo huấn và kinh nghiệm về sự thịnh suy của tín ngưỡng và nền văn minh. Anh luôn cảm thấy sinh mệnh thật đáng quý và việc làm con dân của Thần, làm sao sử dụng hợp lý tất cả những điều thiên thượng trao cho (bao gồm cả phương diện vật chất và tinh thần), là có quan hệ với sự tồn tại và mất đi của các nền văn minh.

Lúc đó, anh chỉ có một khái niệm mơ hồ như vậy, sau này khi nghe nói tới việc tiến hành khảo sát Nam Cực, anh phấn khởi tham gia.

Trước khi tham gia, đầu tiên, anh đến một nơi cách Bắc Cực không xa để tập luyện sinh tồn và huấn luyện thực tế nhằm thích nghi với khí hậu cực đoan và khắc nghiệt ở Nam Cực.

Trong một lần đi huấn luyện, anh nhìn thấy ánh sáng cực quang chói lọi, lúc đó vẫn chưa được khoa học giải thích. Anh vừa cảm thấy khả năng của Đấng tạo hóa thật phi thường, vừa vô cùng yêu mến những con người ở Bắc Cực với cuộc sống đơn điệu nhưng biểu hiện ra một cảnh giới đầy màu sắc và đa dạng.

Từ đó, anh càng thành tâm tín ngưỡng vào Thần và càng có thể đối xử một cách vô tư với người khác. Trước ngày đi xa, anh trở về nhà thăm bố mẹ, ở đó gặp được một người bà con xa, họ cùng nhau tâm sự cả đêm. Trước khi ra đi, bố mẹ nhắc nhở anh bảo trọng, người bà con đã chuẩn bị hai chiếc túi (cẩm nang) để anh mang theo bên người, ở trên viết: “Lên bờ, khó nhất” và “Cực điểm”, dặn dò anh theo gợi ý bên ngoài túi để mở, không được mở ra trước; hơn nữa nhất quyết không được nói điều này với người khác.

Sau khi thuyền của anh xuất phát, những người đưa tiễn đều rơi lệ, anh không đành lòng nhìn bố mẹ khóc nên đi vào khoang thuyền.

Bởi vì đường đi rất xa nên thuyền đi được một đoạn phải cập bờ để tiếp tế, nhiều người đi đánh bạc hoặc đến chỗ vui chơi náo nhiệt để giải sầu, còn anh lại lặng lẽ ở một chỗ để suy nghĩ về vấn đề tín ngưỡng đối với Thần.

Lúc đó, mục đích chuyến khảo sát này rất thực tế, chính là muốn tìm kiếm tài nguyên ở nước ngoài vì sự phát triển của quốc gia.

Ý tưởng của anh là: trên một đại lục hầu như chưa được biết đến, dưới sự an bài tốt đẹp của Thần, làm thế nào để sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, đồng thời thông qua mức độ hợp tác nhất định, để tư tưởng của mọi người càng thêm tin tưởng Thần và cảm ơn sự ban tặng của Thần. Cụ thể phải làm thế nào, anh vẫn chưa nghĩ ra.

Trong hành trình xa xôi, nhất định sẽ gặp phải sóng to gió lớn, suốt đường đi gian khổ không cần phải nói cũng biết, đến một ngày cuối cùng cũng đến được lục địa Nam Cực.

Sau khi lên bờ, cả đoàn mới phát hiện ra càng đi vào phía trong càng thấy các loại địa hình phức tạp, so với địa hình của Na Uy thì phức tạp hơn nhiều. Ban đầu, họ không thể thích ứng ngay.

Trưởng đoàn thấy tình huống như vậy liền quyết định trước tiên để mọi người hoạt động tự do trên bờ biển, không được đi xa, để thích ứng với môi trường ở đây.

Khi đi bộ trên bờ biển, họ thấy được những đàn chim cánh cụt dễ thương, quan sát kỹ có thể thấy chim cánh cụt cũng có vài loại, còn có cá voi to lớn.

Sau khi đoàn người đã dần quen được với nơi dừng chân, họ lại đến một không gian mênh mông không người hết sức rộng lớn, trong lòng cảm thấy một sự khác biệt hết sức to lớn so với chỗ cập bờ. Mặc dù mọi người đã có sự chuẩn bị đối với cảm giác này nhưng nhất thời vẫn không thích ứng được.

Sau khi dựng cơ sở tạm thời ở đây, họ bắt đầu cố gắng hướng đến điểm Cực Nam. Đường đi rất dài và rất gian khổ, với địa lý phức tạp và điều kiện khí hậu cực đoan như thế, chỉ cần một chút sơ ý cũng có thể mất mạng. Ở đây xin không đi sâu vào chi tiết.

Trong quá trình di chuyển, anh cùng các bạn trong đoàn thấy được những mỏ than đá lộ thiên, thậm chí họ còn lấy một ít để sưởi ấm, uống nước tan ra từ băng, khỏi phải nói cảm giác sảng khoái thế nào.

Khi tìm được than đá, anh nghĩ: “Ở đây lúc đầu không thể lạnh như thế này, có thực vật mới có thể có than đá chứ? Lẽ nào bên dưới lớp băng tuyết kia ẩn dấu một bí mật rất lớn?!”

Lúc vừa nghĩ đến vấn đề này, anh rất ngạc nhiên, trước mắt dường như xuất hiện một cảnh tượng: mảnh lục địa này được một màu xanh biếc bao trùm, cuộc sống ở đây chim bay cá nhảy tự do tự tại, thậm chí còn từng có làn khói bếp…

Khi đang mải nghĩ ngợi, anh bị bỏ rơi lại sau đoàn người khá xa lúc nào không hay biết, mọi người đều đang gấp rút lên đường và cũng không để ý gì tới việc anh bị rớt lại phía sau. Bởi vì trong lòng đang suy nghĩ sự việc, cũng không nhìn rõ đường, nên khi bất ngờ dưới chân trơn trợt, anh đã không cẩn thận rơi vào vết nứt của sông băng. Bản thân khe nứt này trông không rõ ràng, một người thường sẽ không nhìn thấy sự tồn tại của nó.

Lúc anh ngã xuống khe nứt, tư tưởng bỗng chốc không có gì nữa, hoàn toàn là trống rỗng. Đợi đến lúc anh định thần lại thì phát hiện mình đã rơi vào trong một hang động được sông băng bao phủ.

Anh nghĩ thầm rằng không lẽ hiện tại bản thân đang ở vào lúc khó khăn nhất? Từ trong túi, anh lấy ra dụng cụ đốt lửa và nhiên liệu rồi đốt lên. Một lát sau, anh phát hiện trên vách đá bên phải hang động dường như có bức bích họa, trên bức họa là cảnh thợ săn đang săn bắn. Anh lập tức hiểu rằng nhất định trước khi đại lục này bị băng bao phủ đã có nền văn minh cổ đại tồn tại ở đây.

Sau khi nhìn quanh một lúc, anh thấy đói và lấy lương khô ra làm nóng một chút, ăn xong cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Nhìn số nhiên liệu càng dùng càng ít, anh ý thức được rằng mình nên nhanh chóng thoát ra ngoài, nếu không sẽ mất mạng ở đây.

Lúc này, nhớ đến hai chiếc túi (cẩm nang) mang bên thân, anh tò mò mở chiếc có viết dòng chữ “Lên bờ, khó nhất”, chỉ thấy bên trong có một mảnh vải, trên mảnh vải vẽ một sơ đồ, trên sơ đồ lại có một vài mũi tên làm ký hiệu, không có hướng dẫn rõ ràng.

Anh xem cả nửa ngày, anh nghĩ nếu như lấy chỗ anh đang đứng trong hang động là xuất phát điểm, như vậy theo sơ đồ sẽ là đi thẳng về trước, đi thẳng, đi thẳng, rẽ phải, xuống phía dưới. Thoạt đầu, anh nghĩ hang động này ngoài chỗ ngã vào ở miệng hang thì không có lối ra nào khác, lần này anh tìm kỹ một chút, quả nhiên phía trước có một hốc rất hẹp cho một người đi qua, anh rất vui mừng xách hành lý đi qua, “hành lang” này dài khoảng 1km, phía trước vẫn còn một hang động nhỏ, trên tường cũng có bích họa. Bức họa này là cảnh một đại gia đình đang ăn mừng, ở phía trước của hang động này lại có một miệng hang nhỏ, so với cái trước còn thấp hơn một chút, cần phải bò thấp để qua, hành lang này dài 5km. Điều làm anh tò mò là ở đây vẫn có ánh sáng, mặc dù không quá sáng, nguồn sáng ở nơi nào thì không biết được. Ở phía trước lại xuất hiện một hang động nhỏ, trên vách đá vẽ một người đội vương miện ngồi trên ngai vàng nghe các đại thần nói chuyện.

Ở phía trước hang động thứ ba lại có một cửa hang nhỏ, nếu muốn vào cửa hang nhỏ này chỉ có thể bò. Lúc đầu, anh muốn đem theo tất cả đồ đạc nhưng vì hành lang này rất hẹp, không thể đem theo toàn bộ, nên đành vứt bỏ một ít đồ, chặng đường này dài khoảng 10km.

Đi đến cuối là một lối rẽ, anh dựa theo “hướng dẫn” rẽ phải, kết quả là hành lang càng ngày càng hẹp, không còn cách nào khác, anh phải bỏ lại hầu hết tất cả hành lý để tiếp tục đi, trên thân chỉ mang theo hai chiếc cẩm nang, đồ dùng đánh lửa và nhiên liệu cùng một chút ít đồ ăn.

Lúc đi đến cuối con đường này, bên cạnh xuất hiện một vách đá, phía trên có một bức bích họa miêu tả Thần xuất hiện và muôn vạn chúng sinh đang lễ bái. Phía trước anh là một vách núi cao không thấy đáy.

Ngồi bên vách đá, anh cảm thấy rất nóng, đồng thời cảm thấy trong tâm tràn đầy sức mạnh. Nhớ lại từ lúc ngã xuống khe nứt của sông băng, sau khi vào hang động xem được một vài bức tranh trên đá, anh ngộ ra rằng đây chính là một quá trình từ hoang dã hay phải sống bôn ba thủ thực (thợ săn) từng bước từng bước hướng đến Thần, quá trình đi hướng về Thần. Con đường trong quá trình này càng ngày càng hẹp, ngày càng yêu cầu buông bỏ nhiều gánh nặng hơn, cuối cùng mới có thể nhìn thấy Thần, đi hướng về Thần.

Khi nghĩ đến đây, anh đột nhiên nhớ ra hướng dẫn cuối cùng của cẩm nang kia: “đi xuống dưới”. Anh nghĩ có lẽ là một loại khảo nghiệm đối với mình, sống và chết ở trong lòng mình đã không còn quan trọng nữa, mình đã tìm thấy bằng chứng về nền văn minh tồn tại trước đây ở châu Nam Cực, hơn nữa thể ngộ được điểm hóa của Thần, nếu như vậy, người bà con xa ấy chẳng lẽ là Thần? Hay là Thần phái tới để điểm hóa cho mình? Anh không dám nghĩ tiếp nữa.

Đã đi tới cuối đường, anh không thể lùi bước, chỉ có thể tiến về phía trước, tâm thái của anh bây giờ là đã hiểu rõ ý nghĩa của sinh mệnh nên anh nhẹ nhàng nhảy xuống. Lúc rơi xuống chạm đất, anh lại không ngờ rằng rơi vào một hố chứa toàn những quả lê trăm tuổi. Quả lê ở đây da mỏng thịt dày và vì không có người cắt hái nên năm này qua năm khác rơi xuống hố tạo thành một hố lê.

Anh thấy rằng mình không chết, tuy rằng toàn thân bị dính nước lê, nhưng anh không thấy khó chịu, trong lòng thầm cảm tạ ân đức của Thần.

Anh từ trong đống lê bò ra, nhanh chóng tìm được một cái hồ nước sạch do những dòng suối hội tụ hợp thành, anh liền rửa sạch cả người và quần áo, sau đó lại nếm thử rất nhiều hoa quả ở đây. Lúc này, anh có cảm giác “vui quên cả trời đất”, ở nơi băng tuyết tràn ngập như vậy vẫn còn một chỗ tiêu diêu tự tại như thế này, thật sự là khó được.

Anh ở lại đây khoảng ba đến năm ngày, đột nhiên nhớ ra vẫn còn một chiếc cẩm nang phải đến điểm Cực Nam mới được mở, anh ấy tự nghĩ bây giờ không biết bản thân đang ở nơi nào, đến đâu để tìm điểm Cực Nam? Không biết cả đội thế nào rồi.

Lúc nghĩ đến đây, anh dùng cách của bản thân mình để cầu nguyện với Thần, nói ra những nghi ngờ trong lòng.

Buổi tối, anh có một giấc mộng, mơ thấy bản thân dường như được một vị Thần nhân giáp vàng khiêng đi một đoạn rồi ném ra ngoài, rồi anh lại thấy mình ở trên nền tuyết của núi cao.

Sáng sớm hôm sau, anh đi dọc theo dòng suối nhỏ về phía trước, đột nhiên một khúc gỗ ước chừng 4m nằm ngang từ phía sau vút vút lao tới, theo phản ứng bản năng anh tránh qua, không ngờ khúc gỗ cũng dừng lại, dựng nghiêng ở đó, anh nghĩ lại giấc mơ tối qua, thế là ôm lấy khúc gỗ, khúc gỗ lại vun vút lao đi, anh đành phải nhắm mắt lại, mặc cho khúc gỗ lao đi.

Chờ đến lúc hết tiếng gió, anh mở mắt ra thì thấy mình đã ở lưng chừng của một ngọn núi. Lúc đi dọc theo sườn núi, lại thấy được một ít khói, anh rất vui mừng, cảm thấy lần này được cứu rồi.

Đầu tiên, anh quỳ xuống hướng lên trời bái lạy để biểu đạt lòng biết ơn đối với Thần, sau đó chạy nhanh về hướng của nơi có khói.

Chạy không được bao lâu, anh lại ngã quỵ. Lần này không phải ngã vào khe nứt của sông băng, mà lại ngã vào một sơn cốc nhỏ, anh đứng dậy nhìn chung quanh, phát hiện phía trước hình như có vài dòng chữ: “Giữ lại bí mật, đợi tương lai tu hành”.

Anh ngồi im lặng một hồi, tâm tình yên tĩnh trở lại, quyết định sẽ không nói với ai về bí mật này.

Lúc tìm thấy nơi có khói kia, anh phát hiện ra chính là lều của đoàn khảo sát. Mọi người thấy anh trở về đều vô cùng vui mừng. Đội trưởng nói: “Hôm đó phát hiện ra bạn mất tích, mọi người tìm quanh một hồi đều không tìm thấy, mọi người cảm thấy bạn không có hy vọng sống sót rồi”.

Anh nói: “Lúc đó tôi ngã vào khe nứt của sông băng, sau đó phát hiện được một con đường khác, mới có thể thoát khỏi nguy hiểm và gặp lại các bạn”.

Cả đoàn ở đó dưỡng sức mấy ngày rồi cùng nhau xuất phát hướng về điểm Cực Nam, trong hành trình này phải vượt qua rất nhiều khó khăn, cuối cùng cũng tới được điểm Cực Nam.

Khi đến nơi, anh len lén tìm một nơi để mở chiếc cẩm nang thứ hai, chỉ thấy trong đó viết: “Đại lục bị đóng băng, huy hoàng bị lãng quên, mang theo lòng biết ơn đối với Thần, tấm lòng rộng rãi, mới có thể vượt qua chướng ngại để thấy điều chân thực, đối vối chân lý cũng vậy, đối với phương pháp tu luyện được truyền trong tương lai cũng như vậy”.

Khi xem xong, anh vô thức nhìn lên trời, thấy một vị Thần ở đó đang mỉm cười nhìn anh, một lúc rồi biến mất.

Lúc này, bạn của anh chạy đến nói: “Chúng tôi ở đây thấy một đám mây kỳ lạ, anh có thấy không?” Anh cười mà không đáp…

Tóm lại, chờ đến lúc họ kết thúc hành trình khảo sát, trở về quê hương, anh lập tức nhờ bố mẹ tìm người bà con xa kia, nhưng bố mẹ nói rằng người bà con kia sớm đã rời đi, không biết ở đâu, anh cảm thấy thật đáng tiếc. Mặc dù không được gặp vị bà con kia lần thứ hai để hỏi cụ thể sự việc nhưng nghĩ sau này nếu bản thân thực sự có thể gia nhập môn pháp tu luyện kia, nói không chừng những ẩn đố trong tâm này có thể được giải đáp…

Thật chính là:

Khảo sát Nam Cực lạc sơn động

Từ bước giải đố bỏ gánh nặng

May mắn ngộ tính theo lên kịp

Hôm nay đắc Pháp tu ung dung!

 

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/239496

Xem tiếp: Phần 15



Ngày đăng: 19-06-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.