Luân hồi ký sự: Gian khổ tìm Pháp (phần 7) – Ngao du Ngũ nhạc



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[ChanhKien.org] Tiếp theo phần 6

Trong quảng đại quần thể những người tu luyện Đại Pháp, có rất nhiều người vô cùng tài năng, trên con đường tu hành, họ dùng tài năng của bản thân nỗ lực làm những việc mà bản thân nên làm, quả thực là hiếm có.

Tôi đã từng gián tiếp giao lưu với một vị tài nữ, cũng có một năm nọ, chúng tôi liên hệ thông qua một người chị, muốn cùng đi thăm núi Thái Sơn (ai xuất phát từ nhà người nấy), kết quả cuối cùng chuyến đi không thành. Sau đó cũng không liên lạc gì nữa (trước đó vốn cũng không có liên lạc trực tiếp).

Hôm nay tôi nhân cơ hội này thông qua việc kể lại câu chuyện tìm Pháp tại tiền kiếp của cô ấy, hy vọng tất cả những người tu luyện có tài năng, năng lực tại các phương diện khác nhau có thể nỗ lực làm tốt hơn nữa những việc bản thân nên làm.

Tại đây chỉ viết ra câu chuyện tìm Pháp trong hai đời của cô ấy.

Con đường tìm Pháp của võ tướng

Vào triều Nguyên, cô chuyển sinh thành một cô gái người Mông Cổ trong gia đình của một vị võ tướng. Khi trưởng thành, võ công của cô rất lợi hại, rất thích cải trang thành nam giới tung hoành nơi sa trường.

Tại vùng Trung Á, cô gặp được một thương nhân hay qua lại giữa khu vực Âu – Á, trong lúc chuyện trò cô nghe nói rằng ở nhóm núi Ngũ nhạc[1] của Trung Thổ có rất nhiều chuyện thần kỳ. Cô sinh tâm hiếu kỳ, bèn đi theo thương nhân đến Trung Thổ, trong lúc hai người nói chuyện trên đường đi, cô được biết: Tương truyền Ngũ nhạc chính là đầu và tứ chi của ông Bàn Cổ hóa thành sau khi khai thiên địa. Người ta kể lại rằng vua Thuấn cũng từng tới Hành Sơn tế tự. Sau đó đến triều Hán dần dần hình thành chế độ tế tự của quốc gia ở Ngũ nhạc. (“Bắc Nhạc Hoằng Sơn” trong Ngũ nhạc ở thời kỳ Nguyên triều không phải là nói đến ngọn núi ở địa phận Sơn Tây, mà là nói đến núi Đại Mậu Sơn ở Hà Bắc, những ngọn núi còn lại thuộc Ngũ nhạc đều giống với nhận thức hiện nay. Thời kỳ vua Thuận Trị nhà Thanh đã có thay đổi, việc tế tự Ngũ nhạc dời đến Sơn Tây).

Cô từng rong ruổi mấy năm ngoài chiến trường nên cũng có một chút nghiên cứu về địa lý phương hướng của quốc gia, lần này đến Trung Thổ, cô cảm thấy có hứng thú rất lớn đối với nền văn hóa Trung Nguyên thần bí ấy. Đặc biệt lại nghe nói Ngũ nhạc có quan hệ tới Ngũ hành.

“Ngũ hành” là điển hình của văn hóa Đạo gia. Năm loại nhân tố (cũng gọi là lực lượng) tương sinh tương khắc tạo nên vạn sự vạn vật. Nhận thức về phương hướng của người thời ấy cũng là năm phương vị Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung, hơn nữa con người rất sùng bái Thần Tiên, vậy nên cũng tự nhiên sinh ra khái niệm Ngũ nhạc.

Con người có ngũ quan, ngọc có ngũ đức, màu sắc có ngũ sắc, v.v. Rất nhiều sự vật đều do năm loại nhân tố cơ bản tổ hợp thành. Lúc này cô có một suy nghĩ: “Tại sao Ngũ hành có thể cấu thành nên vạn vật? Tại sao khuôn mặt con người có ngũ quan mà không phải là tứ quan?”

Cô đã hỏi rất nhiều người, bao gồm cả vị thương nhân, nhưng không ai có thể trả lời được.

Cô cũng đem theo những vấn đề này lên Ngũ nhạc. Cô leo lên ngọn núi Tây nhạc Hoa Sơn cheo leo hiểm trở và được nghe điển cố Trầm Hương cứu mẹ. Cô hiểu ra rằng trong thế giới Thần Tiên còn có tồn tại vị Thần với năng lực cao hơn. Tại Nam nhạc Hành Sơn, cô nghe chuyện Thần Nông vì bách tính mà nếm qua trăm loại thảo mộc khắp nơi, sau đó vì trúng độc mà quy tiên, câu chuyện khiến cô hiểu rằng Thần Tiên có thể phó xuất toàn bộ từ bi vì con người. Ở ngọn núi Trung nhạc Tung Sơn, cô lý giải được nơi đây chính là mảnh đất phước lành mà Thần Tiên gặp mặt nói chuyện. Ở núi Đông nhạc Thái Sơn, từ Hồng Môn cuối cùng đi đến Thiên Nhai khiến cô muôn phần cảm khái. Sau đó cô đi đến đường Bồng Lai, lại có được nhận thức mới về chốn “tiên cảnh”. Tại Bắc nhạc Hoằng Sơn, cô biết được vua Thuấn đã từng đến nơi đây phong thiền tế tự, đến cả bậc quân vương cũng phải lễ bái tự nhiên mới có thể quốc thái dân an, mùa màng bội thu.

Trên đường về, cô suy ngẫm lại câu hỏi mang theo khi đến đây. Qua một chuyến rong ruổi tham quan, cô đã minh bạch rằng: Thiên địa vạn vật, bao gồm cả Ngũ hành, đều là do Tạo Vật Chủ (Sáng Thế Chủ) từ bi với con người mà tạo nên. Chỉ khi con người tìm được phương pháp tu hành tốt mới có thể quay về Thiên đình.

Khi đi đến hồ Hành Thủy nhìn thấy cảnh trăm hoa đua nở tại nơi này, cô chấn động trong tâm, cảm thấy nếu như tương lai có thể thực sự tìm được pháp môn tu hành phù hợp với bản thân ở Trung Nguyên thì chẳng phải quá tốt hay sao?!

Hai ngày sau, đúng lúc cô đang đi trên đại lộ thì bỗng nhiên có mấy người đi đến, thấy cô đi một thân một mình bèn hò hét ầm ĩ đòi bắt cô về.

Cô cũng đã lâu chưa có dịp thể hiện bản sự, lần này cơ hội đến, cô muốn tận dụng tốt một chút. Thế nhưng trong quá trình độ võ nghệ với mấy người này, cô phát hiện rằng dường như bọn họ không phải muốn bắt cô đi hay gì đó mà chỉ muốn mài giũa võ nghệ thôi. Có lúc họ còn nhường cô một chút, nhưng nhất định không cho cô cơ hội đào thoát.

Cô cảm thấy rất kỳ quặc bèn thu binh khí, đứng yên một chỗ nói với họ: “Các người tìm ta rốt cuộc để làm gì? Xin hãy nói thẳng ra”. Mấy người bọn họ nhìn cô một chút rồi cười phá lên: “Ban nãy chúng tôi nói bắt cô đi là để thử dũng khí của cô thôi, thực ra chúng tôi là đến tìm cô”.

“Tìm tôi có việc gì? Tôi không quen các anh” – Cô không hiểu bèn hỏi lại.

“Cô đến Trung Thổ Ngũ nhạc rong ruổi khắp nơi rốt cuộc là vì sao?”

Câu hỏi này càng làm cô cảm thấy không hiểu đầu đuôi ra sao. Cô bất giác hỏi: “Làm sao các anh biết được tôi đến Trung Thổ tham quan Ngũ nhạc?”

Nói đến đây thì có một người cười ha hả bước lên phía trước, mấy người còn lại mau chóng dẹp sang một bên. Người ấy nói: “Cô gái Mông Cổ, Thiên thượng sớm đã nhìn thấy tâm muốn tu hành quay trở về của cô rồi. Lần này cô đến tìm kiếm tham quan Ngũ nhạc cũng là thiết lập cơ sở để vào một đời nào đó sau này cô sẽ đắc được Đại Pháp tu hành vô cùng khó gặp. Đời này cô lấy “võ” làm đạo (dùng phương thức võ thuật để hoàn thành trách nhiệm của bản thân), tương lai sẽ là “văn dĩ tải đạo”. Tới khi ấy hãy cố gắng thật nhiều là được”.

“Vậy các vị rốt cuộc là ai?” – cô tiếp tục truy hỏi.

Sau đó vị ấy dẫn nhóm người một mạch đi mất không quay đầu lại, đợi đi xa rồi, cô mới nghe vị ấy nói vọng lại bằng một giọng nói rất vang dội: “Ta chính là người tương lai cần truyền Pháp tại nhân gian, con và ta có duyên trên Thiên thượng, đời này ta dùng hình thức này kết duyên với con, đến khi ấy con nhất định phải làm tốt những việc con nên làm!”

Cô nghe xong những lời này thì đứng ngẩn tại đó mất cả nửa ngày không thốt nên lời, cảm thấy không ngờ bản thân lại có được kỳ duyên này, quả thật là quá may mắn,…

Thư sinh Giang Nam tìm Pháp ở Đông Bắc

Vào triều nhà Thanh, cô chuyển sinh đến gần khu vực Hàng Châu, Chiết Giang, đời này cô là thân nam. Tại đây cậu được giáo dục rất tốt, đến khi trưởng thành, vì muốn cậu được mở mang kiến thức, cha mẹ đã cho cậu rất nhiều lộ phí để đi Ngũ nhạc ngao du, thuận tiện đến kinh đô ứng thí.

Trong khi rong ruổi ở Ngũ nhạc, cậu đã được cảm hóa bởi các câu chuyện về những người tu hành xưa kia cũng như tinh thần nhân văn được thể hiện qua đó, hơn nữa khi nhìn thấy rất nhiều lữ khách thành kính bái sơn, bái chùa, tâm cậu cũng cảm động một cách rất sâu sắc.

Thời điểm lên kinh thành ứng thí, cậu không may vướng vào một vụ án ở trường thi và bị liên lụy, còn chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao đã bị lưu đày đến Đông Bắc.

Khi ấy, có rất nhiều vùng ở Đông Bắc đúng là ngoài rừng rậm ra thì chỉ còn lại đồng cỏ hoang, trình độ văn minh rất thấp, đặc biệt là vùng gần biên giới phía Bắc.

Văn nhân Giang Nam lưu đày đến Đông Bắc, vào những ngày mùa đông giá rét, loại thống khổ ấy quả thực là không cần nói cũng hiểu. Chẳng những cậu phải chịu đựng giá rét, mà còn phải giúp người địa phương làm các loại công việc lao động chân tay, chỉ cần làm chậm một chút sẽ bị quản công cho một trận roi da và chửi rủa, bị đối xử quả thật không khác gì nô lệ.

Nhiều năm sau, cậu gặp được một người chủ tương đối tốt, người này thấy cậu rất tài hoa nên dần dần để cậu dạy học cho trẻ con trong nhà và giúp người lớn đọc sách, học chữ, hoàn cảnh của cậu cũng dần dần có chút khấm khá lên.

Trước kia, vì bị đặt vào tình huống vật lộn với sinh tử tồn vong, cậu không có thời gian nghĩ đến những vấn đề như sinh mệnh đến như thế nào, linh hồn sẽ đi về nơi đâu, hiện tại đã được làm công việc về phương diện giáo dục, cậu suy nghĩ rất nhiều khi nhìn thấy những người lớn, những đứa trẻ ít học kia, cảm thấy tuy rằng bản thân đã đọc rất nhiều sách, nhưng về nhận thức và nắm bắt nhân sinh thì cũng giống như những đứa trẻ học trò kia thôi. Nghĩ lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe trong lần đi ngao du Ngũ nhạc, từ trong tâm cậu dấy lên một suy nghĩ về vấn đề kết cục của nhân sinh: Bản ngã chân chính là từ đâu đến, phải đi về đâu? Tất cả những chuyện mà bản thân gặp phải hiện nay là nhân quả báo ứng hay là ma nạn do trời giáng xuống trước khi gánh vác một trách nhiệm lớn?

Một lần nọ trong đêm trăng tròn, cậu đang suy tư về những vấn đề này thì không biết từ đâu xuất hiện một cô gái, cô nói: “Làm người cần tận hưởng lạc thú trước mắt, vì sao anh phải nghĩ nhiều như vậy?”

Cậu mỉm cười: “Tận hưởng xong lạc thú trước mắt thì sau đó lại càng trở nên trống rỗng, chi bằng nghĩ nhiều một chút về chuyện đến và đi của đời người chẳng tốt hơn sao?”

Cô gái khẽ cười: “Xem ra ngộ tính của anh vẫn còn tốt, tương lai tại Trung Thổ sẽ truyền xuất ra một phương thức tu hành có thể không cần xuất gia mà vẫn có thể đả khai những nút thắt trong tâm anh, đến khi ấy, học vấn của anh không những cần thiết mà còn có chỗ trọng dụng!”

Cậu trầm ngâm suy nghĩ rồi nói: “Ta thấy tới lúc đó hay là chuyển sinh thành nữ đi, tránh phải bị lưu đày như kiếp này, làm lỡ dở rất nhiều chuyện”.

Cô gái tủm tỉm cười, nói: “Vậy để xem cơ duyên…”

Đây chính là:

Cân quắc sa trường hào tình trượng

Tung hoành Ngũ nhạc tế tư lượng

Giang nam tài tử lạc bắc cương

Nguyệt hạ kì duyên giải mê dạng

 

Dịch nghĩa:

Nữ giới mà tung hoành sa trường, mang đầy chí khí

Ngao du Ngũ nhạc tường tận suy ngẫm

Tài tử Giang Nam lưu lạc biên cương phía Bắc

Duyên phận kỳ lạ dưới ánh trăng phá giải khúc mắc trong mê

Chú giải: Ý nghĩa của câu này là: Tất cả những duyên phận gặp được dưới ánh trăng (trong tương lai nếu như thực sự có thể tu trong phương pháp tu hành ấy), thì rất nhiều những nghi hoặc trong tâm cậu sẽ tiêu tan.

 

Chú thích của người dịch:

[1] Ngũ nhạc: Năm ngọn núi lớn tiêu biểu ở bốn phương và vùng giữa Trung Quốc: Đông nhạc Thái Sơn, Tây nhạc Hoa Sơn, Nam nhạc Hành Sơn, Bắc nhạc Hoằng Sơn và Trung nhạc Tung Sơn.

 

Xem tiếp phần 8

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/239187



Ngày đăng: 10-04-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.