Chân trời tìm Pháp: Vì Thần mà vũ



Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

Sinh mệnh được sống hạnh phúc và vui vẻ, đây là một trong những ước nguyện ban đầu của Sáng Thế Chủ khi tạo nên sinh mệnh, cho nên ở các tầng thứ khác nhau đều an bài một cách hệ thống những nhân tố sinh mệnh nên sống vui vẻ hạnh phúc như thế nào. Âm nhạc và vũ đạo là một trong những biểu hiện của niềm vui của sinh mệnh, biểu hiện này được thể hiện ở nhiều cảnh giới. Trong quá trình sinh mệnh triển hiện ra sự tốt đẹp của mình, tràn ngập sự tôn kính đối với Thần, và sự từ bi đối với tất cả chúng sinh.

Trong một cảnh giới rất cao, các vị Thần đang mở một Pháp hội trọng đại. Chúng Thần hy vọng thông qua Pháp hội lần này có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh bảo vệ tầng cảnh giới này. Sau khi các vị Thần trao đổi xong, một vị Thần tên là Văn Gia đứng lên, ngài muốn nhảy múa cho các chúng Thần xem, để cho các chúng Thần càng hiểu hơn sự đáng quý của sinh mệnh.

Vũ điệu của Thần giới và vũ điệu của nhân gian là hoàn toàn khác nhau. Vũ đạo của Thiên giới là một loại phương thức triển hiện thần thông, khi Thần Tiên vũ động là thể hiện tư thế đẹp nhất, đồng thời triển hiện thần tích. Thần của Thiên giới, thân thể là to lớn phi thường, hết thảy đều có thể tùy ý biến hóa.

Văn Gia đứng dậy biểu diễn, khi ngài vung tay lên, một ban nhạc từ Thiên giới xuất hiện. Ban nhạc bắt đầu tấu nhạc, Văn Gia cũng bắt đầu nhảy múa. Theo nhạc khúc, Văn Gia hai tay nâng núi, hai chân vượt sông, từng cử động của tay chân diễn tả sự tráng lệ và hùng hồn của sinh mệnh. Các Thần nhìn thấy: Trong trời đất vì có sinh mệnh, mới trở nên phong phú và đa dạng sắc màu; vì có sinh mệnh, mới có sinh cơ. Bởi vì có sinh mệnh, ý nghĩa của trời đất mới được triển hiện ra. Sinh mệnh bởi vì bắt nguồn từ tạo hóa của trời đất, cho nên cần phải kính trọng trời đất, kính trọng các vị Thần đã tạo nên họ. Đem tâm và trạng thái thuần khiết nhất triển hiện ra để kính Thần.

Chỉ nhìn thấy thân thể của Văn Gia bay lên không trung du hành đến vùng đất Càn Khôn mười phương – chính là ở nơi sản sinh ra thứ trái cây quý giá nhất của tầng thứ thiên thể xa xôi đó tìm lấy trái cây căng mọng nhất, to nhất, dùng tâm thành kính nhất của tầng thứ đó dâng cho Thần ở tầng thứ cao hơn. Lúc này ban nhạc cùng với tất cả các vị Thần khác đều cung kính đứng lên, bái Thần cảnh giới cao hơn.

Lúc này, Thiên nữ trải hoa xuất hiện, vô cùng nguy nga, tráng lệ.

Đây chính là:

Thiên nữ tán hoa biến thập phương
Yêu ước cộng mộc Chủ Phật quang
Vi Thần nhi vũ triển kính ý
Cơ duyên dĩ đáo hạ khung thương!

Tạm diễn nghĩa:

Thiên nữ trải hoa khắp mười phương
Đắm mình trong ánh sáng của Phật Chủ
Vì Thần mà vũ triển thành kính
Cơ duyên đã hạ đến thương khung!

Trong lúc Thiên nữ đang trải hoa, âm nhạc hòa theo rất mỹ diệu, tuyệt vời.

Nói đến âm nhạc, nhìn từ góc độ vi quan hơn, mỗi một khúc nhạc thực ra đều là một sinh mệnh, đều được Thần giao cho vai trò giáo hóa. Khúc nhạc hay có tác dụng giáo dục con người hướng thiện, tịnh hóa thân tâm; khúc nhạc bất hảo chính là một sinh mệnh bất hảo, nó có tác dụng tiêu cực làm mê loạn tâm trí, phóng túng dục vọng.

Sinh mệnh tầng thứ kia của Văn Gia nghe được âm nhạc đến từ cảnh giới cao hơn, tuyệt diệu vô tỷ, khiến người ta bị cuốn hút, say mê. Bởi vì các lạp tử âm nhạc ở cảnh giới cao hơn thì càng vi quan hơn và năng lượng cũng lớn hơn.

Những Thần Tiên đệm nhạc cho Văn Gia ngạc nhiên phát hiện ra: Các nhạc cụ trên tay họ từ từ trở nên thuần chính hơn. Cho dù là cấu tạo hay công dụng của nhạc cụ đều là như thế. Điều này khiến cho các vị Thần ở cảnh giới này bỗng nhiên ý thức được một cách mạnh mẽ rằng: Một vị Thần ở tầng thứ cực cao sắp đến.

Quả thật, vô số Tiên nữ lần lượt đi xuống, đến giữa không trung thì ngừng lại, những Tiên nữ này so với Tiên nữ cảnh giới vốn có của nhóm Văn Gia càng thần thánh, xiêm y thêm phần lộng lẫy, xinh đẹp. Sau đó, họ còn nhìn thấy Thần Phật ở tầng thứ cực cao, mang theo vô lượng uy đức giáng lâm.

Lúc này, một vị cự Phật từ trên trời giáng xuống, đó thật sự là:

Vô hạn uy nghiêm hám thiên tế
Hồng đại từ bi triển vô cực
Đơn thủ lập chưởng bổn tôn hiển
Quang mang vạn trượng thương vũ địch

Vị cự Phật hiện ra, uy đức chấn động tới chân trời, ngay cả cảnh giới Vô Cực cũng có thể cảm nhận được sự hồng đại từ bi của cự Phật, hào quang vạn trượng của cự Phật đi đến đâu, toàn bộ thương vũ đều theo đó tịnh hóa.

Cự Phật đứng giữa không trung, từ bi nói với các vị Thần ở tầng thứ này: “Trên bề mặt vũ trụ đã xuất hiện vấn đề, các ngươi lúc này vẫn còn cảm thấy tốt lắm, cũng là vì căn bản không đạt tới trình độ thuần khiết chân chính. Ta mang theo chúng Thần đi xuống, sẽ chính Pháp tại nhân gian. Các ngươi nếu có nguyện ý thì có thể theo ta đi xuống”.

Văn Gia nói: “Xin Ngài hãy nhận tấm lòng tôn kính của tôi, đại diện cho các vị Thần ở cảnh giới này”.

Văn Gia đem một ít trái cây hái được từ trong thiên thể xa xôi dâng lên cự Phật. Cự Phật nhận lấy đem trái cây hóa thành một số khối năng lượng, sau đó đem chia cho mỗi một vị Thần Tiên có mặt tại đây. Các Thần Tiên nhận được sự gia trì của khối năng lượng này, càng thêm hiểu lòng từ bi của cự Phật và ý nghĩa của việc đi xuống Chính Pháp.

Cự Phật nói: “Thực ra, sinh mệnh trong cảnh giới khác nhau xem ta là Sáng Thế Chủ, các ngươi có thể gọi ta là Phật Chủ cũng được. Hôm nay các ngươi cùng ta có loại Pháp duyên này, nếu đến nhân gian, các ngươi phải làm tốt nhất có thể những việc mà các ngươi nên làm”.

Chúng Thần nghe lời dặn dò của Phật Chủ, đều tỏ ý đến lúc đó nhất định sẽ đi theo Phật Chủ.

Bởi vì Phật Chủ đã nhìn thấy Văn Gia trước đó đúng lúc đang vì Thần mà vũ, vì thế liền an bài Văn Gia tại thời khắc hồng truyền Đại Pháp cuối cùng của nhân gian, dùng hình thức vũ đạo để thể hiện sự tôn kính của sinh mệnh đối với Thần và vẻ đẹp mỹ hảo của sinh mệnh trên Thiên giới. Để phần diễn trong vở kịch cuối cùng trở nên hoàn hảo, Phật Chủ đã an bài cho Văn Gia chuyển sinh nhiều lần thành người Tạng trên đỉnh núi tuyết, cùng với những người Tạng khác diễn dịch sự đặc sắc của vở diễn “Vì Thần mà vũ”, hôm nay chúng ta sẽ kể về trải nghiệm đi tìm Pháp trong một kiếp của ngài ấy.

Vào thời Đường Thái Tông ở vùng Trung Nguyên, Văn Gia chuyển sinh vào một gia đình quý tộc ở Tây Tạng. Sau này, vì có Văn Thành công chúa đến từ Đại Đường cùng Xích Tôn công chúa đến từ Nepal đã hồng dương Phật Pháp ở nơi đây, khiến cho đông đảo dân tộc Tạng thu được lợi ích không nhỏ.

Văn Gia cũng lớn lên trong bầu không khí này. Có một lần anh cùng mấy người bạn quý tộc du ngoạn bên ngoài, ở bên cạnh hồ Nạp Mộc Thác, họ nhìn ngắm dãy núi Nyainqen Tanglha cao vút và những hồ nước cao nguyên tươi đẹp, lòng dâng đầy sự cảm ân với Phật Pháp, cảm ân tạo hóa của trời đất, dẫn đến một loại kích động muốn nhảy múa, vì thế Văn Gia dẫn đầu, họ bắt đầu nhảy múa, chỉ thấy họ:

Cước đạp đại địa đầu đỉnh thiên
Đằng chuyển phi toàn bào tụ phiên
Khiết bạch hạ đạt hiến cấp Thần
Vi Thần nhi vũ kiền thành hiến!

Tạm diễn nghĩa:

Đầu đội trời chân đạp đất
Xoay người tay áo tung bay
Dâng khăn Hada thuần khiết lên các vị Thần
Vì Thần mà vũ hiển thành kính!

Mặt trời chiếu trên cao, dãy núi tuyết được phủ lên một lớp ánh sáng vàng óng. Lúc này, từ trong dãy núi Nyenchen Tanglha bay ra một nhóm các vị Thần, họ đều có hình dáng của những chàng trai mặc y phục với áo khoác màu trắng tinh, giống như áo khoác truyền thống của người Tây Tạng, nhưng rất mỏng nhẹ và chất liệu hoàn toàn khác biệt. Thực ra đây là những vị Thần bảo vệ nơi này, dựa vào khả năng tiếp nhận của con người mà họ đã cố ý biến thành vẻ ngoài với y phục như vậy để xuất hiện. Những vị Thần này bay đến trước mắt họ và tham gia vào điệu nhảy của họ. Đồng thời tựa hồ có tiếng nhạc vang lên, âm nhạc hùng hồn mạnh mẽ, trang nghiêm mỹ lệ, nhóm Văn Gia cảm thấy bước nhảy của mình được Thần gia trì càng có thêm sức mạnh.

Nhảy đến chỗ cao trào, dường như cả dãy núi Nyenchen Tanglha và hồ Nạp Mộc Thác đều đang hòa mình vào nhảy múa cùng họ. Dưới sự gia trì của Thần, họ đã thể hiện lòng biết ơn của sinh mệnh đối với Thần và sự tôn kính trước sự vĩ đại của núi cao hồ nước.

Lúc này, Thần Đường Lạp Nhã Tú dẫn đầu, đưa tay ra, cánh tay liền trở nên dài gấp đôi so với cánh tay bình thường, rồi ngài vung tay lên, chỉ thấy hồ Nạp Mộc Thác nổi lên, hòa quyện vào dãy núi Nyenchen Tanglha, lúc này trong hồ có núi, trong núi có hồ. Họ nhảy múa ở nơi mà có hồ và núi cùng nhau hòa quyện.

Sau nhiều giờ nhảy múa, họ đều ngồi xuống nghỉ ngơi. Các vị nam Thần và Văn Gia bắt đầu trò chuyện. Thì ra, họ đều là những vị Thần bảo vệ dãy núi Nyenchen Tanglha, đồng thời bảo vệ sự ổn định của vùng Lhasa. Họ nhìn thấy hành động vì Thần mà vũ của nhóm Văn Gia, cảm thấy thật cảm động, cũng bởi vì những vị Thần này cùng nhóm Văn Gia đã có duyên phận rất lớn ở Thiên giới, cho nên các vị ấy liền bay đến cùng họ nhảy múa, còn nói cho họ biết làm thế nào mới có thể thể hiện tốt hơn nữa lòng cảm ơn sâu sắc từ sâu trong nội tâm đối với Thần cùng sự tôn kính đối với núi non hồ nước.

Lúc này, một thanh âm vang dội như tiếng chuông lớn vang lên từ xa dội lại gần: “Những người phàm tục kia đều đã đến, tại sao không dẫn họ đến chỗ ta đây, lại còn làm phiền ta phải đi gặp họ?” Vị nam Thần dẫn đầu nói, đây nhất định là Thượng Thần quản họ đã đến.

Vị Thượng Thần đó trông như khoảng 40 tuổi, mặc một chiếc áo choàng trắng. Bên cạnh còn có một vị nữ Thần xinh đẹp, nhìn qua khoảng tầm 20 tuổi, ăn mặc giống như một cô gái dân tộc Tạng. Thượng Thần chỉ vào nữ Thần nói: “Cô ấy là vị Thần quản lý hồ Nạp Mộc Thác, là một trong những vị Thần được trời cao phái xuống để giữ gìn sự thuần khiết của cao nguyên tuyết vực”. Thực ra, những yếu tố của dãy núi Nyenchen Tanglha và Thiên giới là đối ứng, liên quan đến việc thiết lập các vương triều chốn nhân gian. Người có năng lực đều nói Côn Luân Sơn là tổ mạch của Trung Hoa, từ tổ mạch phân ra ba dòng long mạch, từ đó cấu thành nên bố cục chỉnh thể của long mạch Trung Hoa, mà dãy núi Nyenchen Tanglha thực ra chính là có tác dụng bảo vệ long mạch, Lhasa là trung tâm của toàn bộ Tây Tạng, tất nhiên cũng cần một bức tường để bảo vệ, đó không chỉ là một rào cản của tự nhiên, mà còn là một bức tường bảo vệ vùng đất văn minh xung quanh Lhasa khỏi sự xâm nhập của các yếu tố xấu từ bên ngoài. Hồ Nạp Mộc Thác đồng dạng là tầng hồ nước đối ứng với trên Thiên thượng. Trong dân gian có câu: Nữ nhi đẹp như nước, nam nhi tráng như núi. Âm dương bổ sung cho nhau, như vậy đối với hồ nước cao nguyên mà nói, ngoài công dụng tự nhiên như làm phong phú phong cảnh cao nguyên và điều tiết môi trường khí hậu cao nguyên ra, nó cũng tập hợp các yếu tố mềm mại và mỹ hảo. Nếu một người đàn ông có ngộ tính khi nhìn thấy núi cao, sẽ tăng cường yếu tố mạnh mẽ của họ; người phụ nữ có ngộ tính nhìn thấy hồ nước tự nhiên sẽ tăng cường yếu tố dịu dàng xinh đẹp của mình; như vậy âm dương sẽ cùng tồn tại hòa hợp.

Thượng Thần để cho nữ Thần của hồ Nạp Mộc Thác dẫn nhóm Văn Gia đi tham quan cảnh giới đối ứng với hồ Nạp Mộc Thác. Họ đã nhìn thấy các loại nữ Thần, Tiên tử, Tiên nữ…, thật đúng là những cảnh tượng tuyệt đẹp, như thế cũng khiến họ hiểu rõ hơn về trạng thái của Thần. Họ nhận ra rằng, từ trước đến nay họ luôn sống dưới sự chăm sóc từ bi của Thần, càng thêm biết ơn Thần.

Vị Thần kia nói: “Ta cho những nam Thần kia cùng các ngươi nhảy múa, để cho nữ Thần của hồ Nạp Mộc Thác dẫn các ngươi du ngoạn Thánh địa, mục đích là để cho các ngươi hiểu được rõ hơn trạng thái của Thần. Các ngươi là những kẻ phàm tục, tương lai dưới sự dẫn dắt của Sáng Thế Chủ, dùng phương thức múa chân chính để thể hiện ra lòng biết ơn và sự tôn kính của sinh mệnh đối với các vị Thần một cách chân thực và sâu sắc”.

Đám người Văn Gia nghe xong những lời này cảm thấy chấn động bên tai, trong chốc lát tất thảy đều ngộ ra.

Thượng Thần tiếp tục nói: “Như ta được biết, vũ trụ trong những năm tháng dài đằng đẵng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề, Sáng Thế Chủ đến nhân gian hồng truyền Đại Pháp để cứu sinh mệnh, rất nhiều Thần đều đi theo, mục đích là chân chính đắc Pháp vào ngày Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian, đồng thời trợ giúp Sáng Thế Chủ triển hiện sự tốt đẹp và thần thánh của Đại Pháp. Sự triển hiện này sẽ có những phương thức biểu đạt khác nhau, bởi vì Sáng Thế Chủ đã tạo nên sinh mệnh, đồng thời dưới sự cho phép của Sáng Thế Chủ, Thần của các Thiên giới khác nhau đã tạo nên các dân tộc khác nhau, những dân tộc này sinh tồn ở các khu vực khác nhau, có bối cảnh văn hóa và lịch sử khác nhau, đồng thời cũng được Thần trao cho đặc điểm của mình. Như vậy trong thời kỳ cuối cùng của lịch sử, một số đặc điểm của những dân tộc đó có lẽ sẽ được Sáng Thế Chủ dùng để đánh thức thế nhân trong mê hoặc. Âm nhạc và vũ đạo là một sợi dây liên kết để các dân tộc có thể lý giải và giao lưu với nhau và là một cách để triển hiện sự tạo hóa của Thần. Kiếp này các ngươi đã chuyển sinh thành người Tây Tạng, chuyển sinh ở cao nguyên tuyết vực, các ngươi có trách nhiệm đem tinh túy của Tây Tạng nắm giữ cho tốt. Đây cũng là bước đệm để trong tương lai các ngươi thực sự thức tỉnh con người thông qua hình thức biểu diễn vũ đạo trên sân khấu.

Văn Gia như có điều suy nghĩ nói: “Vậy xin hỏi Sáng Thế Chủ khi nào thì có thể đến nhân gian truyền Đại Pháp?”

Thượng Thần nói: “Sẽ không bao lâu nữa, người Tây Tạng ở đây sẽ bắt đầu bị những kẻ thống trị của dân tộc Trung Nguyên dùng xe sắt bốn bánh tiến vào”.

Nói xong, Thượng Thần liền mang theo nhóm nam Thần cùng nữ Thần hồ Nạp Mộc Thác rời đi. Dãy núi Nyenchen Tanglha cùng hồ Nạp Mộc Thác đã trở lại trạng thái ban đầu.

Văn Gia cùng các bạn ngồi ngẩn ngơ sững sờ ở đó, tựa như vừa trải qua một giấc mơ vậy. Khi họ đứng dậy chuẩn bị ra về, giọng nói của Thượng Thần lại vang lên một lần nữa: “Các ngươi trong kiếp này nhất định phải lĩnh ngộ tốt những tinh túy của Tạng vũ, đồng thời không quên đi tìm Sáng Thế Chủ tương lai hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian! Ta có thể tiết lộ cho các ngươi biết một chuyện: Kiếp này Sáng Thế Chủ chuyển sinh thành hoàng đế vương triều Trung Nguyên, hãy nhớ kỹ, nhớ kỹ!”

Nhóm Văn Gia đồng loạt quỳ gối dưới chân dãy núi Nyenchen Tanglha, bên hồ Nạp Mộc Thác, cao giọng phát nguyện: “Kiếp này gắng sức tìm kiếm Sáng Thế Chủ, trong tương lai khi Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian, nhất định dốc hết toàn lực làm tốt các việc đệ tử nên làm, nếu cần chúng ta sẽ dùng hình thức vũ đạo để chứng thực sự Thần thánh của Đại Pháp, triển hiện sự từ bi của Thần và lòng biết ơn của các sinh mệnh đối với Thần, trách nhiệm này không thể thoái thác”.

Phát nguyện xong, hồ Nạp Mộc Thác dâng lên một đám sương mù, vị nữ Thần kia mang theo mấy vị nữ Thần khác mỉm cười nhìn họ. Nữ Thần nói: “Các ngươi đã nói như vậy, các ngươi nhất định phải thực hiện lời hứa của mình nhé!”

Nhóm Văn Gia bọn họ rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ phàm phu tục tử, cũng là vì trẻ tuổi, liền nói: “Chúng tôi những phàm phu này đã phát nguyện, chúng tôi sẽ thực hiện, mời các ngài hãy cùng chúng tôi chứng kiến tương lai được không?” Các nữ Thần khác sôi nổi nói: “Họ mặc dù là phàm phu, nhưng lại có cơ duyên và ý chí hiếm thấy, chúng ta tin tưởng vào tương lai họ có thể nói được làm được, chúng ta đến lúc đó cũng không ngại cùng họ chứng kiến lịch sử, chứng kiến sự huy hoàng”. Nữ Thần của hồ Nạp Mộc Thác cũng đồng ý. Sau đó các nữ Thần cùng nhau trở lại trong hồ Nạp Mộc Thác.

Sau khi nhóm Văn Gia trở về nhà đã kể cho cha mẹ nghe về cuộc gặp gỡ đầy kỳ diệu này, cha mẹ họ đều rất vui mừng. Họ đều xin cha mẹ có thể cho họ đi gặp Văn Thành công chúa, để tìm hiểu rõ hơn về tình hình của vị hoàng đế Trung Nguyên.

Cha mẹ họ đã nghĩ cách tìm đến những người kề cận với vua Songtsen Gampo (Tùng Tán Cán Bố), thật khéo trùng hợp, nhóm Văn Gia đã gặp được Văn Thành công chúa và được biết: Thực ra, công chúa Văn Thành được gả tới đây, trên bề mặt là để thúc đẩy mối quan hệ giữa nơi này với vương triều Trung Nguyên, và dùng Phật giáo để thiện hóa người Tạng, kỳ thực ý nghĩa sâu sắc hơn chính là nơi này cũng là con dân của Sáng Thế Chủ, văn hóa dân tộc Tạng trong văn hóa Trung Hoa do Sáng Thế Chủ sáng lập cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng, người dân nơi đây cũng sẽ được chính Đấng Sáng Thế truyền độ. Văn Thành công chúa trên bề mặt là lấy thân phận sứ giả văn hóa mà đến, thực ra nàng chính là một vị Thiên Thần tài ba của Thiên giới, gánh vác vai trò quan trọng tiến thêm một bước khai hóa người Tạng, để cho những vị Thần đã ở đây lâu năm sẽ phát huy vai trò xứng đáng của họ trong tương lai.

Sau khi nghe những gì công chúa Văn Thành thuật lại, nhóm Văn Gia đều hiểu sâu sắc hơn về tấm lòng từ bi của Sáng Thế Chủ và ý nghĩa trọng đại của việc đắc Pháp đối với sinh mệnh trong tương lai.

Văn Gia hỏi Văn Thành công chúa: “Vậy chúng tôi cùng ngài kết duyên thì coi như kiếp này đã tìm được Sáng Thế Chủ rồi phải không?” Văn Thành công chúa nói: “Được tính là một nửa, có cơ hội các ngươi nên đến Trung Nguyên gặp hoàng đế”. Nhóm Văn Gia bỗng nhiên tỉnh ngộ, quyết định khi có cơ hội nhất định phải đến Trường An yết kiến hoàng đế Đại Đường.

Trước khi rời đi, vị Xích Tôn công chúa đến từ Nepal biết chuyện của nhóm Văn Gia, đã chủ động tìm người gửi lời: Theo như công chúa biết, năm đó Phật Đà từng nói rằng: “Tương lai có một vị Giác Giả tên là ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ ở vùng Trung Thổ hồng truyền Đại Pháp khiến cho sinh mệnh chân chính được đắc độ Đại Pháp”. Điều này khiến cho nhóm Văn Gia càng thêm kiên định và có thêm quyết tâm, dũng khí đi Trung Thổ yết kiến hoàng đế Đại Đường.

Sau đó, họ thật sự đã đi đến Trường An, nhưng thật không may là nửa đường họ bị bọn cướp bắt đi, sau đó toàn bộ đều bị giết. Trước khi chết, họ dường như đã nhìn thấy Sáng Thế Chủ xuất hiện trên bầu trời và nói: “Ta chính là ‘Chuyển Luân Thánh Vương’ mà Phật Đà nói đến”. Không lâu sau, Sáng Thế Chủ lại hiện ra trong hình dáng vua Đường Thái Tông, họ nhìn thấy điều này tất cả đều rơi nước mắt vì xúc động. Họ đều đang nghĩ: “Có lẽ bởi vì trước đây chúng ta từng có oán duyên với những tên cướp này, cho nên đời này dùng sinh mệnh để hoàn trả. Nhưng dù có thế nào đi nữa, Sáng Thế Chủ từ bi, chẳng những cho chúng ta thấy được Sáng Thế Chủ, thậm chí ngay cả long nhan của Thái Tông hoàng đế chúng ta cũng thấy được rồi, hơn nữa là Sáng Thế Chủ trực tiếp triển hiện, đây là cơ duyên lớn nhường nào! Tương lai nhất định không được phụ lòng kỳ vọng của tất cả mọi người cùng với tất cả các Thần!”

Ngày hôm nay, hơn 40 năm sau khi quân đội Trung Quốc lái xe sắt bốn bánh tiến vào Tây Tạng, vào năm 1992, nhà sáng lập Pháp Luân Công bắt đầu hồng truyền Đại Pháp tại Trường Xuân, vùng Đông Bắc, Trung Quốc. Chỉ trong vòng vài năm ngắn ngủi, số lượng người tu luyện đã đạt tới hàng trăm triệu người.

Trong kiếp này Văn Gia thi đậu Đại học Dân tộc Trung ương, chuyên ngành vũ đạo, sau này có cơ duyên gia nhập đoàn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận) do các học viên Pháp Luân Công sáng lập, lấy múa cổ điển Trung Quốc làm cơ sở. Vì để thực sự triển hiện văn hóa truyền thống Trung Hoa, Văn Gia đã luôn cố gắng hết sức mình. Chàng trai lúc trước cùng Văn Gia vì Thần mà vũ và nữ Thần hồ Nạp Mộc Thác cùng những nữ Thần khác kiếp này phần lớn đều lần lượt gia nhập đoàn nghệ thuật Shen Yun, đương nhiên họ đều đã sớm đắc Pháp, đi trên con đường tinh tấn thực tu.

Đoàn nghệ thuật Shen Yun là đoàn nghệ thuật múa cổ điển và âm nhạc truyền thống Trung Quốc hàng đầu thế giới, được thành lập tại New York, Hoa Kỳ vào năm 2006. Đoàn nghệ thuật Shen Yun quy tụ đông đảo các nghệ sĩ ưu tú nhằm khôi phục và phát huy văn hóa và nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, đồng thời không ngừng tạo ra những kỳ tích và sự huy hoàng mới, thu hút sự quan tâm của mọi người khắp nơi trên thế giới.

“Thần Vận” là chỉ vẻ đẹp của những vị Thần đang múa. Tôn chỉ của Thần Vận là phục hưng văn hóa Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa.

Đây chính là:

Vi Thần nhi vũ cảnh giới xuất
Chủ Phật giáng lâm Pháp duyên thù
Luân hồi tuyết vực lai điện định
Kim triều thai thượng hoán bổn sơ

Tạm diễn nghĩa:

Vì Thần mà vũ xuất cảnh giới
Phật Chủ giáng lâm Pháp duyên đến
Luân hồi nơi núi tuyết đặt định nền móng
Đời này trên vũ đài thức tỉnh thuở ban sơ

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/287775



Ngày đăng: 01-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.