Chân trời tìm Pháp: Cô thủ Đôn Hoàng
Tác giả: Thạch Phương Hành
[Chanhkien.org]
Rất nhiều người khi xem tranh và tượng trong hang Mạc Cao, sẽ bị cảnh tượng mỹ hảo tuyệt diệu tại nơi đây hấp dẫn, bị tài nghệ cao siêu của những thợ vẽ trong lịch sử làm chấn động, và do đó thăng khởi chính niệm đối với Thần Phật. Tại hang Mạc Cao, các thủ pháp hội họa như “Tào y xuất thủy”, “Ngô đới đương phong” được sử dụng rộng rãi – đây là 2 loại thủ pháp trong hội họa. Phong cách “Tào y xuất thủy” có nguồn gốc từ Tây Vực; phương pháp hội họa “Ngô đới đương phong” lại có xuất xứ từ nhà hội họa nổi tiếng – Ngô Đạo Tử triều Đường. Hai thủ pháp nghệ thuật này có thể diễn giải một cách đơn giản là: “Tào y xuất thủy” là cách vẽ y phục của nhân vật dính sát trên thân người, nếp nhăn nếp uốn phân minh rõ ràng, nhìn thì giống như vừa được vớt từ trong nước ra; còn thủ pháp “Ngô đới đường phong” là cách vẽ tạo ra kết quả tựa như bị gió thổi, có cảm giác phóng khoáng tự nhiên.
Bản thân hai loại phương pháp hội họa này cũng là Thần hữu ý truyền cấp cho con người, đều là an bài có trật tự của thiên thượng với mục đích triển hiện trạng thái của Thần tại nhân gian.
Sự phát triển của hang Mạc Cao Đôn Hoàng đã đạt tới cực thịnh vào giai đoạn Tùy Đường, mà thời gian hậu kỳ triều Đường cho đến Ngũ Đại, hình ảnh những người cúng dường càng ngày càng được vẽ rất lớn, đến mức cùng kích cỡ như hình tượng Phật thậm chí vượt quá cả hình tượng Phật. Như hang số 98 thời Ngũ Đại (hang Công Đức, tranh vẽ của Tào Nghị Kim) chính là một ví dụ. Đây là biểu hiện của sự biến dị và bại hoại xuất hiện trong quá trình con người khai phá hang động và vẽ thêm tượng về sau này.
Rất nhiều người phát hiện một hiện tượng kỳ lạ ở hang Mạc Cao: tên tuổi thợ vẽ qua các thời kỳ được lưu lại cực ít. Điểm này bị tà đảng Trung Cộng xuyên tạc rằng là vì lúc đó địa vị xã hội của thợ vẽ không cao, cho nên không được phép lưu lại tên tuổi. Kỳ thực căn bản không phải như vậy. Trong lúc thợ vẽ đang vẽ thì đây lại chính là quá trình trải qua một dạng như tu hành, là quá trình phóng hạ danh lợi hồng trần, cho nên thời đó thợ vẽ hầu như đều không lưu lại tên tuổi. Do việc mở mang khai phá ra những hang động mới ngày càng tốn nhiều thời gian hơn nên con người lúc này bắt đầu chú trọng vào “tính thực dụng”, chính là bắt đầu biến dị, bởi vì mục đích Thần khiến con người tôn kính không phải để cho con người đắc được quan to lộc hậu ở nhân gian, mà là hy vọng con người có thể thông qua việc kính Thần mà tích đức thậm chí để có thể tu hành, cuối cùng đạt đến tiêu chuẩn của các tầng thứ sinh mệnh khác nhau và có thể quay về trời. Khi mà con người chú trọng “tính thực dụng”, thì mục đích con người kiến tạo hang động sẽ không đủ thuần tịnh, con người sẽ quên đi mục đích căn bản mà Thần an bài vùng thánh địa này cho con người, con người khi đó sẽ chỉ mong tích lũy công đức và các loại phúc phận nơi nhân gian như bình an, thăng quan tiến tước.
Con người chỉ chú trọng cảm thụ nhân gian, mà Thần thì không như vậy. Thần là hy vọng con người chăm chỉ tu hành, chân chính thoát ly sự khổ ải trong luân hồi, theo đó mà trở về thiên quốc —— nơi mà bản thân mình đã từ đó mà đến. Nếu như trong quá trình sáng tác hội họa ở nơi này, người họa sĩ nếu chỉ muốn hiển thị bản thân mà không biết kính sợ thần minh, thì sẽ bị Thần trừng phạt.
Tôi nhớ nhiều năm trước đây có vị cao tuổi nói: “Địa phương khô hạn, chúng ta cầu mưa, nguyện: Nếu như Long Vương cho mưa xuống thì cúng đầu heo…” Lúc đó tôi nghĩ: Long Vương lẽ nào vì muốn ăn đầu heo mà sẽ cho các vị mưa sao? Bởi vì các loại tai nạn như khô hạn v.v… đều là có nguyên nhân. Con người gặp phải khó nạn không tự xét lại sai sót của mình, trái lại lại dùng các loại phương thức hứa nguyện để khiến thần linh đem sự thuận lợi đến cho họ, điều này so với việc hối lộ có gì khác biệt đây? Loại tâm hữu cầu này chính là tương phản với bổn ý của Thần.
Thượng thiên giáng tai hoạ là để cho con người tự xét lại bản thân, từ đó mà quy chính đạo đức; người ngộ tính tốt có thể ở trong đó mà minh bạch khổ nạn và hiểu ra sự vô thường của nhân gian, từ đó mà bước lên con đường tu hành. Ở trong khổ nạn người ta không tự xét lại bản thân, chỉ một mực cầu Thần tạo thuận lợi cho mình, thời gian trôi qua, nhân tố bất hảo tích lũy càng ngày càng nhiều, những khổ nạn người này gặp phải cũng sẽ tích lũy trong những lần chuyển sinh sau này, khiến ngộ tính của họ càng trở nên bất hảo, tạo thành một sự tuần hoàn ác tính như vậy thì sẽ mắc phải các loại bệnh kỳ quái, thậm chí sẽ phải bị qua đời sớm.
Từ mặt khác mà nói, Đôn Hoàng từ hậu kỳ triều Đường xuất hiện loại đặc điểm biến dị bất kính đối với Thần này cũng là điều không khó lý giải. Bởi vì vũ trụ có quy luật thành – trụ – hoại, không lâu sau thời kỳ cường thịnh sẽ dần dần có nhân tố biến dị và bại hoại xuất hiện.
Trước khi triều Nguyên thống nhất, Thần vì để bảo tồn văn hiến lịch sử và các loại đồ dùng như pháp khí v.v… mà con người sử dụng, đã an bài mọi người đem những thứ đó giấu vào một nơi không ai thấy được trong hang động, đây chính là nguồn gốc ra đời của Tàng Kinh Động. Tàng Kinh Động là chỉ hang thứ 17 của hệ thống hang Mạc Cao, Đôn Hoàng, nguyên là được bắt đầu khởi công xây dựng vào năm Đại Trung thứ 5 thời Đường Tuyên Tông (năm 851), là hang lưu giữ hình ảnh của nhà sư Hồng Biện của vùng Hà Tây khi đó. Về tình huống cụ thể của Tàng Kinh Động xin tham khảo bài “Văn hóa Thần truyền tạo Đôn Hoàng (4): bài về Tàng Kinh Động” đăng vào ngày 31/5/2018 trên website Chánh Kiến, do giới hạn độ dài nên không liệt kê ở đây.
Lúc đó Thần chọn lựa nơi này là bởi vì khi người tăng nhân tu hành tại nơi đây thì hang động cũng sẽ dung chứa được lực lượng (năng lượng) của hành giả. Cũng cùng dạng với việc Phật Milarepa thủy tổ Bạch giáo Tây Tạng trước khi lâm chung nói cho đệ tử vào ngồi tu hành trong hang động, thực ra những hang động đều là được Thần gia trì. Có rất nhiều tranh luận về nguyên nhân vì sao Tàng Kinh Động bị phong bế, trong đó xuất hiện những giả thuyết như thuyết “tị nạn”, thuyết “bỏ hoang”, thuyết “cải tạo thư khố”, kỳ thực Thần vào lúc an bài người đương thời đem một ít cổ vật đặt ở đây, đã liệu được tương lai sự tình xuất hiện rồi (đại bộ phận di thư của Tàng Kinh Động bị người ngoại quốc lấy đi). Lúc viết tới đây, một vị Thần nói với tôi: mục đích là để đến một lúc nào đó sẽ làm cho con người đều có thể thoát khỏi gông xiềng của vô thần luận, thì những tài liệu lịch sử – mà Thần từ sớm đã để người đương thời đặt ở nơi này (nói rõ nguyên nhân phong bế Tàng Kinh Động) – cũng sẽ được tìm ra. Chờ đến khi đả khai phần văn hiến này, con người sẽ bừng tỉnh đại ngộ, nguyên lai hết thảy đều ở trong tay của Thần. (Hai thứ bí ẩn nữa trong lịch sử văn minh Trung Hoa: Hoà Thị Bích (ngọc bích họ Hòa – ngọc tỷ truyền quốc) và Cửu Đỉnh do Đại Vũ đúc bị biến mất cũng là có nguyên do như vậy, đến thời điểm thích hợp trong tương lai thì sẽ biết được chúng bị lạc ở nơi đâu. ) Bởi vì do sự lừa gạt và cướp đoạt của những kẻ ngoại quốc như Stein, Pelliot mà đã tạo thành tổn thất rất lớn cho những di thư của Đôn Hoàng, đây là điều đại bi thương trong lịch sử văn hóa Trung Hoa. Đồng thời điều này cũng khiến cho những kẻ sĩ Trung Hoa vốn có lòng kính ngưỡng đối với các giá trị văn hóa cổ càng thêm trân quý nền văn hóa ngàn năm văn hiến của mình. Đây hoàn toàn là bởi vì sinh mệnh bất hảo trong vũ trụ đã lợi dụng sự vô tri và nông cạn của con người khi đó mà để cho những kẻ ngoại quốc kia diễn xuất ra một màn kịch như vậy.
Hôm nay chúng ta sẽ nói một chút về hậu kỳ triều Minh, sau khi nơi này bị bỏ hoang, xuất hiện một người tên Minh Hiền, người này đã một mình đứng ra bảo vệ (cô thủ) Đôn Hoàng như thế nào.
Nói về tầng thứ kia ở ngoài tam giới, vào lúc Sáng Thế Chủ an bài sự việc liên quan Đôn Hoàng, Ngài đã phân hang Mạc Cao, Đôn Hoàng chia thành mấy giai đoạn lớn: thời kỳ chuẩn bị, thời kỳ xây dựng, thời kỳ sa sút, thời kỳ đồng tại với Sáng Thế Chủ v.v… Trong các thời kỳ khác nhau thì Sáng Thế Chủ đều an bài hệ thống một số chư Thần đến tham dự các sự tình liên quan. Ở thời kỳ sa sút, (trên đại thể là đề cập đến từ thời Minh – Thanh cho đến thời Trung Hoa dân quốc) Sáng Thế Chủ an bài một số Thần đến bảo hộ Đôn Hoàng, không để cho phát sinh biến cố lớn; đồng thời cũng an bài một số Thần khác chuyển sinh thành người tu hành ở nơi đây – thầm lặng trấn thủ bảo vệ hang Mạc Cao, Đôn Hoàng.
Lúc đó Tứ Đại Bồ Tát (Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng) biết được việc này thì đều đến mong muốn được tham dự. Bởi vì những gì các vị ấy đã làm vốn là có quan hệ với nền văn minh lần này của nhân loại. Hang Mạc Cao lại là nơi tập trung triển hiện giá trị tín ngưỡng và văn minh phương Đông trong lần văn minh này, vậy nên những Bồ Tát ấy tất nhiên cần phải dùng phương thức của họ để triển hiện lực lượng của Thần. Đương nhiên không chỉ là bốn vị Bồ Tát này, còn có những Phật và Thiên Thần khác mà chúng ta quen thuộc cũng như chưa từng biết đến. Lấy Tứ Đại Bồ Tát này làm thí dụ, Quan Âm, Phổ Hiền v.v… đây đều là danh hiệu, còn sinh mệnh tu thành cụ thể tại nhân gian của các vị ấy lại không phải chỉ có một vị. Lấy danh hiệu “Quan Âm Bồ Tát” này mà nói, chúng ta biết có Từ Hàng đại sĩ chuyển sinh thành công chúa Diệu Thiện mà tu thành Quan Âm Bồ Tát; còn có thuyết về Nam Hải Quan Âm. Nói cách khác, có thể thành tựu sinh mệnh có quả vị Bồ Tát thì không phải chỉ có một mà thôi. Điểm này chúng ta ở trong những bài viết trước khi trích dẫn những trước tác của Đại Sư Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp – đều đã được đề cập tới, vì vậy ở đây không lặp lại nữa.
Sáng Thế Chủ thấy Tứ Đại Bồ Tát này và các Thần Phật khác đều tới, thì đều lần lượt làm ra các an bài, có vị phụ trách sự bình ổn của Đôn Hoàng, ở giai đoạn này không để cho nơi đây xuất hiện hiện tượng phá hoại trên diện rộng; an bài phương diện khí hậu và địa chất ở đây, cần ổn định, không để cho khí hậu quá khắc nghiệt hay xuất hiện các tai họa địa chất lớn; bởi vì trong một thời gian dài nơi đây sẽ không có người quản lý, vì vậy cũng không thể để sinh mệnh tà ác khác chiếm cứ, cho nên phương diện này cũng cần phải có người đứng ra trấn thủ bảo vệ. Bởi vì danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát là lấy triển hiện thực tiễn làm đặc điểm, Văn Thù Bồ Tát lại lấy trí huệ làm đặc điểm của vị Thần này. Đồng thời ở đây cần những người tu hành trong âm thầm mà trấn thủ bảo hộ, theo đó mà lưu lại phương thức bảo hộ của Thần trong vũ trụ, cũng là để lưu lại văn hóa cho con người tương lai, vậy nên Phổ Hiền Bồ Tát chọn ra một người có tên Minh Hiền là con của một gia đình giàu có ở vùng Lan Châu, an bài anh ta tương lai khi cơ duyên chín muồi sẽ đi tới hang Mạc Cao, một mình ở đây âm thầm trông coi các bức bích họa và tượng màu, cuối cùng sẽ tu thành Bồ Tát có uy đức và pháp lực như chính Phổ Hiền. Về phương diện của Văn Thù Bồ Tát sẽ lấy trí huệ làm đặc điểm để hỗ trợ và điểm hóa cho Minh Hiền. Nhưng để thành tựu Minh Hiền, nếu không phải là trong tình huống vạn bất đắc dĩ thì các vị ấy sẽ không triển hiện ở không gian bề mặt này; khi đó sẽ cần dùng đến thần thông làm phương thức để phối hợp với Minh Hiền. (Như đã giải thích trong bài viết: tầng thứ nguyên lai và cảnh giới sinh mệnh của Minh Hiền không cục hạn trong Phổ Hiền Bồ Tát, từ góc độ này mà nói, rất nhiều sinh mệnh phía sau các danh hiệu Phật Đạo Thần quá khứ mà chúng ta biết – là cũng không giới hạn trong tầng thứ của những danh hiệu ấy. Đó là vì để lưu lại văn hóa cho con người tương lai mà diễn ra một trạng thái cảnh giới ấy mà thôi. Rất nhiều sinh mệnh được Sáng Thế Chủ đích thân truyền độ là đến từ cảnh giới rất cao thậm chí cực cao.) Quan Âm và Địa Tạng Bồ Tát là hai vị phụ trách bảo hộ các bức bích họa và tượng màu trong hang động và triển hiện lực lượng của Thần.
Minh Hiền sinh tại Lan Châu, là con trong một gia đình giàu có danh tiếng, tuy rằng từ nhỏ đã được ăn ngon mặc đẹp, thế nhưng anh lại thích sự thanh tĩnh, cha mẹ tìm rất nhiều ca nữ để ca hát và nhảy múa bầu bạn cùng anh nhưng anh đều không thích, lại chỉ thích một mình ngồi một chỗ suy ngẫm về chân lý nhân sinh.
Một ngày nọ, Minh Hiền ra ngoài dạo chơi, anh đến một tửu lầu và ngồi một mình ở đó, đối diện bên kia là mấy thương nhân đến từ nước Diệp Nhĩ Khương Hãn (sau khi hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh phong tỏa Gia Dục Quan, địa khu Đôn Hoàng đã bị nước Hãn chiếm giữ.) Những thương nhân này trong lúc nói chuyện có kể lại rằng bọn họ có một lần lạc đường, đi lộn vào hang Mạc Cao thì nhìn thấy một chùm sáng kim quang phát ra từ miệng hang phía trước mặt, khi họ tiến vào bên trong thì phát hiện ra rất nhiều bức bích họa và tượng màu, mặc dù khi phát hiện ra thì khung cảnh nơi đây đã có chút đổ nát, nhưng họ vẫn có thể cảm nhận được đó là báu vật mà Thần lưu lại cho con người. Minh Hiền nghe xong cao hứng vô cùng, về nhà liền nói với cha mẹ rằng mình muốn đến Đôn Hoàng để tìm hiểu. Cha mẹ Minh Hiền nghe xong thì lập tức phản đối, thấy rằng con trai nếu tới đó thì sẽ phải chịu khổ. Dù cho Minh Hiền có nói thế nào cũng không thể lay chuyển được ý của phụ mẫu. Về sau người cha để xoa dịu con, bèn cưới cho Minh Hiền một người vợ hết sức hoà nhã và xinh đẹp. Minh Hiền hiểu rõ dụng ý của cha mẹ, đồng thời anh cũng không muốn làm lỡ dở duyên phận con gái nhà người vậy nên vào ba ngày trước khi cưới, Minh Hiền mang theo gia nhân đến nhà gái, nói rõ cho hôn thê cùng cha mẹ cô về mong muốn thực sự của mình. Bên nhà gái cũng tỏ ý hiểu cho sự tình này của Minh Hiền. Trong đêm trước ngày cưới, Minh Hiền thừa cơ mọi người trong nhà khinh suất không chú ý mà một mình cưỡi ngựa phi thẳng đến Đôn Hoàng.
Khi Minh Hiền tới hang Mạc Cao, điều hiện ra trước mắt anh khi đó là một cảnh tượng tượng thê lương, hoang tàn, toàn bộ hang Mạc Cao bị gió cát bao phủ, còn bên tai là tiếng sói tru không ngớt.
(Ảnh 1: Cảnh tượng hang Mạc Cao vào cuối thời nhà Thanh; nguồn ảnh: Internet)
Mặc dù bắt gặp cảnh tượng hoang tàn và lạnh lẽo như vậy nhưng Minh Hiền vẫn vững vàng không dao động, khi vừa tới thì anh gặp một vị tu hành đã bảo vệ ở đây trong một thời gian dài. Vị tu hành này dắt anh đi xem ngắm từng chút một một số hang động triển hiện uy đức của Thần Phật trong hang Mạc Cao (như ảnh 2 đến ảnh 4).
(Ảnh 2: Thập Nhất Diện Quan Âm, hang số 334. Sơ Đường)
(Ảnh 3: Thiên Thủ Quan Âm Kinh Biến Tượng (ảnh một phần). Hang số 3. Tây Hạ)
(Ảnh 4: Thiên Thủ Quan Thế Âm Kinh Biến Tướng (ảnh một phần 2). Hang số 3. Tây Hạ)
Vào lúc đang xem những bức vẽ này, anh phát hiện trên những bức vẽ phát ra vạn đạo kim quang, trạng thái chân thực của Thần Phật triển hiện từng chút một trước mắt anh, khiến anh vô cùng chấn động. Từ đó anh hạ quyết tâm sẽ tu hành tại chốn này. Lại qua vài ngày, vị tu hành kia dẫn anh đến xem Đông Thiên Phật Động. Tại đây là tranh vẽ về Đường Tăng trên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh. Khi đang quan sát tranh vẽ, bức tranh liền như “sống dậy”, hóa ra động tĩnh để biểu diễn việc Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, đó là một chặng đường vô cùng gian nguy, khắc phục rất nhiều dụ hoặc và khó nạn, cuối cùng lấy được kinh trở về, thành tựu bản thân ấy cũng là thành tựu tất cả mọi thứ. Điều này khiến cho anh có nhận thức sâu sắc và trực quan hơn về khái niệm tu hành.
(Ảnh 5: Đường Tăng Tây Thiên Thủ Kinh. Hang số 2 Đông Thiên Phật Động. Tây Hạ)
Vị tu hành kia sau khi dắt Minh Hiền du lãm xong nơi này, liền nói: “Tôi phụng mệnh thiên thượng, ở chỗ này chờ anh; hơn nữa vì chúng ta ở trên thiên thượng đã có duyên phận thần kỳ, cho nên hôm nay tại Đôn Hoàng lại kết thêm một lần duyên phận nữa, đợi đến tương lai khi Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian, tôi và anh sẽ cùng nhau tu hành, khi đó duyên phận của chúng ta sẽ là thông qua một phương thức có liên quan đến Đôn Hoàng mà kết lại. Cơ hội gặp mặt cực kỳ quý giá. Kỳ thực từ đó trở đi, tôi sẽ dùng phương thức của tôi cùng với anh thành tựu những gì đáng phải thành tựu. Hết thảy điều này không phải là vì anh, mà là vì thành tựu sao cho càng nhiều chúng sinh hơn.” Nói xong người tu đạo bay lên, trên không trung ôm quyền thi lễ: “Tôi còn có duyên phận khác cần giải quyết cho xong, xin tiểu đệ bỏ ra một đời trấn thủ bảo vệ một mình ở nơi này, có duyên kiếp sau sẽ gặp lại.” Minh Hiền cũng ôm quyền hoàn lễ: “Huynh đài yên tâm, tiểu đệ nhất định ở đây trông coi bảo vệ vùng hang động này. Vô luận phát sinh điều gì cũng sẽ không thay đổi quyết tâm và ý chí của mình.” Người tu đạo gật đầu bay đi. Lúc này Đôn Hoàng có mưa nhỏ, khiến Minh Hiền cảm kích vô cùng. Bởi vì vùng đất sa mạc này rất ít có mưa xuống.
Ngày hôm sau khi Minh Hiền trở lại hang Mạc Cao, thì người nhà anh theo nhau kéo tới. Gia nhân bằng hữu đều nghĩ hết biện pháp tận sức khuyên anh trở về nhưng anh không nghe theo. Hơn nữa anh lại đưa họ du lãm hang Mạc Cao, để họ nhìn thấy những bức hội họa và tượng màu bên trong. Bởi vì những người này có căn cơ cũng rất tốt nên họ đều thấy bích hoạ và tượng màu nơi nào cũng phát ra ánh sáng, thậm chí có Thần Phật hiển hiện.
Sau khi xem xong, tất cả mọi người đều không nói gì nữa, lại có năm, sáu người muốn lưu lại với Minh Hiền cùng nhau tu hành, những người còn lại đều trở về, tiện thể cũng dắt theo con ngựa của Minh Hiền theo về. Năm, sáu người ở chỗ này không được nửa tháng, thực sự chịu không nổi cái khổ ở nơi này, vậy nên sau đó họ đều bỏ đi mất. Trước khi đi, họ để lại cho Minh Hiền một ít quần áo, đồ dùng hàng ngày, nước và lương khô. Ban đầu mỗi ngày, vào lúc sáng sớm Minh Hiền đều đi tuần thị hang Mạc Cao một vòng, sau đó đả tọa tu hành trong một hang thiền định. Về sau định lực dần thâm sâu, anh một khi nhập định thì đến ba ngày, năm ngày, thậm chí hai tháng, nửa năm. Bởi vì anh rất ít ăn uống nên thân thể trở nên rất gầy gò.
Một lần nọ, có một nhóm thương lái đi qua nơi này, dừng lại nghỉ chân, lúc này vừa lúc Minh Hiền xuất định, thương nhân là người tin Phật, thấy anh như vậy, thì cho anh rất nhiều đồ ăn và quần áo, đồ dùng, lại còn khuyên anh rằng: “Nhìn tướng mạo anh là người có phúc, nhưng học Phật có thể học tại gia, hà cớ cứ phải ở chỗ đây chịu khổ!” Anh cười: “Trước đây tôi nghe thương nhân Tây Vực nói nơi này có những bức họa phát ra Phật quang, tôi liền quyết định muốn tới nơi đây trông coi bảo vệ vùng thiên địa này. Tôi biết rất nhiều người có lòng tốt hướng tới Thần Phật, đây là bản tính hướng thiện của con người; thế nhưng được bao nhiêu người nguyện ý bỏ đi ràng buộc trần thế, thực sự dùng hành động hướng tới và truy tìm Thần Phật đây? Rất nhiều người học Phật chỉ là vì tích lũy công đức, hy vọng kiếp này và kiếp sau có được phúc báo tốt, ngoài ra không còn gì khác. Lại có mấy người chân chính nguyện ý chặt đứt thất tình xả bỏ lục dục, không sợ khổ nạn, dùng hành động của mình nhất tâm hướng Phật đây?” Nói xong Minh Hiền ăn một ít đồ ăn các thương nhân đưa cho, sau đó dẫn bọn họ vào hang động xem bích hoạ.
(Ảnh 6: Văn Thù Phó Hội. Hang số 31. Thịnh Đường)
Trong các thương nhân cũng có rất nhiều người căn cơ tốt, bọn họ thấy được tranh vẽ phát ra ánh sáng. Lần này khi Minh Hiền đứng yên ở trước bức vẽ Văn Thù Bồ Tát, thấy Văn Thù Bồ Tát tựa hồ từ trong bức tranh bước xuống, mỉm cười nhìn anh. Anh cũng mỉm cười dùng phương thức hợp thập đáp lại. Một lát sau Văn Thù Bồ Tát quay trở về trên bức họa.
Các thương nhân được chứng kiến Phật Pháp thù thắng ở chốn này, lại thấy chỗ hang động mà Minh Hiền ở hết sức tan hoang, bèn tìm người hỗ trợ tu sửa qua loa lại một chút, từ đó chỗ đó mới bớt bị gió mưa lùa vào. Làm xong việc thì những người này đều rời đi.
Minh Hiền sau khi tiễn họ đi liền ở tại đây mà đả tọa nhập định. Lần này anh ở trong định thấy Văn Thù Bồ Tát đến ngồi bên cạnh, nói cho anh sự tình của thiên quốc, cùng với các sự tình cần chú ý trên phương diện tu hành một cách cặn kẽ. Nói xong Văn Thù Bồ Tát liền rời đi. (lại ở nơi anh không nhìn thấy mà âm thầm bảo vệ và trông chừng anh.)
Bởi vì Minh Hiền xuất thân từ gia đình giàu có, tuy rằng anh có thể xả bỏ đời sống an dật, nhưng ở trong tư tưởng còn sót lại một số ký ức mỹ hảo hạnh phúc của quá khứ. Ở trong quá trình nhập định, những nhân tố này vẫn thường lóe lên. Ban đầu suy nghĩ của anh bị dẫn dắt vào các loại cảnh tượng. Về sau anh nhớ tới những khuyên răn của Văn Thù Bồ Tát, thì lập tức thu hồi các suy nghĩ, không nghĩ đến những thứ đó nữa. Nhiều lần đều xảy ra như vậy.
Còn có một lần khi nhập định, đột nhiên trong đầu anh liền xuất hiện cảnh tượng lúc anh ba tuổi: một chiếc xe ngựa chạy qua, anh đang ở trên đường chơi đùa, mẹ anh thấy thế lập tức ôm anh vào lòng, lăn một vòng, xe đè lên mái tóc dài của mẹ anh, nhưng không làm anh và mẹ bị thương. Tâm anh vừa khẽ động, lập tức xuất hiện cảnh tượng hiện tại mẹ anh ở nhà ưu sầu nhung nhớ anh. Anh lập tức phát giác ra điều này là không đúng. Lúc này Văn Thù Bồ Tát dùng thần thông nói cho anh biết: “Tình thân trần thế cố nhiên là đáng quý, nhưng sẽ không lâu dài. Nếu như con người tu luyện thành công thì có thể cứu người hữu duyên của mình, những thân nhân kia tự nhiên cũng ở trong đó, như vậy mới là trân quý duyên phận một cách đúng đắn nhất.”
Về sau thuận theo việc cảnh giới tu luyện đề cao, Văn Thù Bồ Tát bèn dẫn Minh Hiền cùng đi gặp các lộ thần tiên, để cho anh liễu giải sự tình và trạng thái của giới Thần Tiên. Có một ngày anh nói: “Tôi muốn biết sự tình liên quan đến hang Mạc Cao.” Văn Thù Bồ Tát cười: “Chớ coi tranh và tượng hang Mạc Cao đều chỉ là con người làm ra. Chỉ khi anh tu đến các cảnh giới khác nhau, thì mới có thể thực sự hiểu được nội hàm chân chính của những bích họa và tượng màu đó. Anh cứ chăm chỉ ở chỗ này tu. Đến khi anh cần minh bạch chỗ nào hoặc giả những nội hàm nào của hang động, ta tự nhiên sẽ dẫn anh đi xem, những vị Thần kia mới có thể cho anh triển hiện diện mạo và nội hàm chân chính của những thứ đó.” Minh Hiền liền yêu cầu nghiêm khắc bản thân, nỗ lực ở nơi đó tu hành, chưa từng giải đãi bản thân.
Có lần có một vị tà thần đến nơi này, vị này vì không khỏi ghen tỵ với với việc tu hành của Minh Hiền nên bèn dùng thần thông biến hiện ra một trận bão cát lớn hướng thẳng tới hang động của Minh Hiền, tựa hồ như muốn hoàn toàn chôn lấp chỗ này. Lúc này Minh Hiền đang nhập định. Văn Thù Bồ Tát thấy thế, biết rằng là kiếp nạn trong mệnh của Minh Hiền, nhưng lại không thể để Minh Hiền gặp chuyện không hay, vì vậy bèn hóa thành hình dạng Minh Hiền để che chở cho anh, Văn Thù Bồ Tát đã chịu nạn đó.
Kỳ thực vị tà thần kia lúc đó dùng trận cát của mình, đều có lực sát thương hết sức lớn, sinh mệnh bình thường sớm sẽ bị trận cát nghiền thành bột, theo đó mà biến mất. Nhưng Văn Thù Bồ Tát có sở trường trí huệ, bà vừa thấy tà thần và thần thông của y thì dùng năng lực của mình tra xét, đã hiểu biết nguồn gốc của tà thần này và làm cách nào phá giải. Vì vậy vào lúc đối diện với trận cát, Văn Thù lập tức mang theo Minh Hiền biến thành vi quan hơn, họ rõ ràng còn ngồi ở chỗ đó, thế nhưng cát không làm thương được. (không ở cùng một thời – không thì tự nhiên sẽ không bị thương). Văn Thù khoát tay một cái, đã nắm tà thần trong tay. Văn Thù nói: “Loại hành vi này của người là can nhiễu và phá hoại người tu hành.” Tà thần còn muốn làm dữ, Văn Thù Bồ Tát lập tức đem y đưa đến chỗ của vị thần chưởng quản trật tự thần tiên trên trời. Tà thần khi này liền lập tức bị xử lý. Văn Thù tiếp tục trông coi bảo hộ Minh Hiền.
Minh Hiền ở chỗ này dù sao cũng là mang thân người, còn Văn Thù Bồ Tát thì chỉ trong lúc nhập định thâm sâu anh mới có thể thấy được, ở lúc bình thường là không dễ dàng nhìn thấy, ở chốn này thoáng chốc đã sáu mươi năm trôi qua, rất ít khi có thể gặp gỡ con người vì vậy cái tâm cô độc vẫn thường xuất ra. Khi anh nghĩ tới vị bằng hữu từ trước hoặc nghĩ về người nào đã từng thấy qua, thì cảm thấy trong tâm tựa hồ có chút gì đó khởi lên. Anh vẫn thường loanh quanh đến những hang động có tranh và tượng, rất nhiều lần những bích họa và tượng này cho anh rất nhiều khải thị.
(Ảnh 7: Khổng Tước Minh Vương. Động số 205. Thời Ngũ Đại – Bắc Tống)
Khi anh thấy tranh vẽ Khổng Tước Minh Vương, anh tựa hồ thoáng cái tiến nhập vào trong bối cảnh tu hành và thành Thần trước đây của Khổng Tước Minh Vương, anh ở chỗ đó mặc dù là một vị khán giả, nhưng anh thấy rõ ràng Khổng Tước Minh Vương (kiếp trước của Phật Thích Ca Mâu Ni) thành kính tụng kinh thế nào mà tránh thoát sự truy bắt của thợ săn, về sau bởi vì nhận định sai lầm mà sinh ra việc không tụng kinh nữa dẫn tới việc bị bắt đi, sau này lại trải qua việc tin tưởng vững chắc vào Thần mà vượt thoát khỏi sự giam cầm ấy. Những điều này gợi lên cho anh một sự nhắc nhở rất lớn. Về sau trong một lần nhập định thâm sâu, anh lại gặp được Văn Thù Bồ Tát, hy vọng Văn Thù Bồ Tát sẽ lại giảng kinh cho anh. Văn Thù Bồ Tát cười: “Anh cứ định tâm cho tốt, sẽ có Thần cao hơn giảng kinh giảng Pháp cho anh.”
Lần “định” tâm này của anh là 15 năm. Nói cách khác trong 15 năm qua dù trong khi nhập định thâm sâu, anh cũng không thấy Văn Thù Bồ Tát. (Văn Thù Bồ Tát kỳ thực vẫn một mực âm thầm bảo vệ anh, chỉ là không cho anh biết mà thôi.) Hơn nữa, khi anh xem qua bích hoạ và tượng màu trong hang Mạc Cao, cũng không nhìn thấy Phật quang gì cả. Cũng rất ít khi thấy người qua lại. Chính là trong quá trình này muốn khiến anh cô thủ tại nơi đây và tu khứ cái niệm cô độc ấy.
Con người trong xã hội, vô luận tiếp xúc với người khác nhiều hay ít; nghèo hay giàu, tối thiểu cũng có mấy người thân thiết, có thể tâm sự trò chuyện cùng nhau. Mà ở chỗ này, đặc biệt là khi cần Minh Hiền từ trong cô độc mà triệt để vượt qua, hầu như không người nào có thể giúp anh. Đây là con đường anh cần phải đi. Trạng thái này kéo dài 15 năm. Trong 15 năm ở đây, anh luôn luôn tin tưởng vững chắc, đến lúc đó sẽ có Thần cao hơn làm cho anh minh bạch chỗ nên minh bạch! Trong khoảng thời gian này, nói thì dễ, nhưng thực sự ở trong đó thì cảm thấy vô cùng dày vò, nhìn không thấy bất kỳ hy vọng nào, nó đủ để phá hủy ý chí người bình thường, nhưng Minh Hiền dùng nghị lực siêu phàm mà xuất sắc vượt qua!
Sau 15 năm, trong một lần nhập định anh lại thấy được Văn Thù Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát mỉm cười nhìn anh, sau đó anh thấy được Sáng Thế Chủ, Sáng Thế Chủ giảng cho anh rất nhiều lần. Có một lần anh hỏi Sáng Thế Chủ: “Ngài nói chốn này đều là làm chuẩn bị cho tương lai, nhưng chỗ này hoang lạnh như vậy, ai có thể chú ý tới đây?” Sáng Thế Chủ cười, nói với Văn Thù Bồ Tát: “Đặc điểm của Ngài là sự triển hiện của trí huệ vậy liệu Ngài có thể biết tương lai ở chỗ này sẽ xảy ra sự tình gì chăng?” Văn Thù Bồ Tát dùng năng lực của bà xem xét một hồi rồi nói: “Sao tôi lại thấy rằng tương lai nơi này dùng nhân tố Đạo gia mở ra cánh cửa lớn để làm cho con người chú ý?” Sáng Thế Chủ nói: “Thần trên trời đều biết ta phải đến nhân gian hồng truyền Đại Pháp, vô luận là Phật gia, Đạo gia còn là các Thần khác, đều muốn vì chuyện này làm một chút công đức, đều muốn hỗ trợ. Nhưng là bởi vì khi đó, đạo đức con người Trung Thổ suy bại, trên tổng thể sẽ xuất hiện cục diện trong ngoài đều có tai họa, chốn này tuy được mọi người nhận thức lại mới, nhưng, đây là một sự “bắt đầu” tràn đầy bi thương, đương nhiên đây là đối với văn hóa Trung Thổ mà nói.” “Trước đây ta khai sáng văn hóa Thần truyền Trung Hoa, ở chỗ này ta an bài những Thần khác nhau lợi dụng phương thức con người bảo lưu một ít di chỉ văn minh cổ đại, chính là để cho con người từ Trung Hoa mà tìm ra chỗ gốc rễ văn hóa của bản thân, thấy rõ chân thực của lịch sử. Bởi vì vào lúc quốc gia lâm vào cảnh hỗn loạn, con người sẽ không biết quý trọng những thứ này, khiến cho sinh mệnh bất hảo an bài một ít người ngoại quốc nơi nhân gian chọn dùng thủ đoạn bất chính để cướp đi những di chỉ văn minh này. Khi mọi người ý thức được những cổ vật trân quý này, mới có thể quý trọng những thứ cổ đại. Tương lai khi ta bắt đầu chính thức ở nhân gian hồng truyền Đại Pháp, mọi người học luyện sẽ rất nhiều, nhưng có bao nhiêu người là thật sự trân quý đây? Vào lúc đó cũng sẽ có khảo nghiệm, có can nhiễu, hy vọng chư vị đến lúc đó đều có thể từ đó mà vượt ra.” Minh Hiền và Văn Thù Bồ Tát cùng hành lễ với Sáng Thế Chủ, biểu thị nếu như đến lúc đó có thể chuyển thế làm người để đắc Pháp, nhất định sẽ hết sức trân quý, đi tốt con đường Sáng Thế Chủ an bài.
(Ảnh 8: Liên Hoa Đồ Án. Hang số 308. Tây Hạ)
(Ảnh 9: Phổ Hiền Phó Hội. Hang số 31. Thịnh Đường)
Về sau thuận theo việc cảnh giới tu luyện của Minh Hiền không ngừng tăng lên, anh cũng có rất nhiều thần thông, đối với bích họa hang Mạc Cao, anh càng có thể thấy minh bạch nhiều hơn. Có một lần, anh lại tới hang động du lãm, vào lúc anh xem Liên Hoa Đồ Án (ảnh 8), dưới chân tựa hồ xuất hiện liên hoa, liên hoa nâng anh ta đi tới nơi có tranh vẽ Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát từ trên bức tranh đi xuống mỉm cười nhìn anh sau đó đi trở về, anh phát hiện ra hình tượng của mình cùng với Phổ Hiền Bồ Tát trên tranh là giống nhau, lúc này Văn Thù Bồ Tát cũng hiển hiện ra, cười nói với anh: “Đời này anh là đã hoàn thành quá trình tu hành cô thủ Đôn Hoàng, trước tiên hãy theo tôi cùng nhau đi gặp Sáng Thế Chủ, sự tình từ nay về sau thì hãy nghe từ an bài của Sáng Thế Chủ nhé. ……”
Thời gian trôi đi đến cuối nhà Thanh, khi những di chỉ như Lâu Lan, giáp cốt văn An Dương cùng với Tàng Kinh Động Đôn Hoàng được phát hiện liền khiến cho lịch sử và nội hàm văn hóa Trung Hoa được đề cao và làm phong phú thêm nhiều. Nhưng bởi vì lúc đó nước Trung Hoa cổ ở trong thời kỳ tổng thể đạo đức xã hội suy bại đã đưa tới chiến tranh. Những sinh mệnh bất hảo trong vũ trụ không muốn để ánh sáng văn minh Trung Hoa được thế giới biết đến. Vì vậy mà vào lúc di chỉ văn minh (thành cổ Lâu Lan), di tích văn vật cổ đại (di thư Tàng Kinh Động) và văn tự nhà Thương được phát hiện thì một lượng lớn di chỉ văn minh lại bị những người ngoại quốc cướp đi thậm chí còn bị những kẻ vô tri trong nước vét sạch, điều này là vô cùng đáng tiếc, hơn nữa trong đó có rất nhiều văn vật, một khi tổn hại thì không có cách nào phục hồi như cũ, tạo thành một sự tiếc nuối vĩnh viễn. Từ góc độ này giảng sau khi Trung Cộng cướp chính quyền phá Tứ Cựu, quá trình hủy văn vật chính là hành vi phạm tội, phản nhân loại. Bởi vì người bình thường, đều quý trọng vật được tổ tiên lưu lại, đó là một loại truyền thừa văn hóa và tôn kính Thần. Vĩnh viễn bị hủy chẳng khác nào cắt đứt mắt xích lịch sử, chặt đứt huyết mạch văn hóa Trung Hoa. Đây còn không phải là hành vi phạm tội phản truyền thống, phản nhân loại, người và Thần cùng phẫn nộ không thể tha thứ là gì!
Ở thời kỳ Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp, Minh Hiền và Văn Thù Bồ Tát, kể cả vị tu hành kia đều đã là đệ tử Đại Pháp. Minh Hiền và Văn Thù tuy rằng kiếp này chuyển sinh tại các địa phương khác nhau, nhưng sau khi phần duyên phận được tiếp nối, bọn họ cùng nhau hết sức nỗ lực phối hợp trên phần đường của mình, tinh tấn. Những điều này thì không nói tỉ mỉ nữa.
Đây chính là:
Xá khí phú quý khứ Đôn Hoàng
Thải hội tố tượng phóng quang mang
Phong sa cô tịch Văn Thù điểm
Đắc Pháp tinh tiến mạc bàng hoàng!
Dịch nghĩa:
Vứt bỏ phú quý đến Đôn Hoàng
Tranh vẽ, tượng đắp phóng ra ánh sáng
Bão cát cô tịch Văn Thù điểm hóa
Đắc Pháp tinh tấn chớ do dự!
Tái bút: Bài này là bài cuối cùng về Đôn Hoàng. Ý tưởng viết về những điều liên quan đến hang Mạc Cao, Đôn Hoàng thì nhiều năm trước đây tôi đã có, nhưng bởi vì cơ duyên chưa chín muồi nên cứ mãi chưa thể hoàn thành. Lần này coi như là mượn cơ hội này để hoàn thành tâm nguyện ấy của bản thân.
Đôn Hoàng tự nó đã là một bộ bách khoa toàn thư, có viết tiếp nữa thì căn bản cũng không hết được, lần này chỉ là lựa chọn sử dụng vài chủ đề như vậy để viết ra, cũng chỉ là “phao chuyên dẫn ngọc” mà thôi.
Thông qua những bài viết liên quan đến Đôn Hoàng, cũng coi như hoàn thành một cách khái quát hai loạt bài trước của tôi là “Thiên Cổ Thần Vận” và “Thiên Hựu Trung Hoa”. Trước đây đối với loạt bài viết chưa hoàn thành này thì tôi vẫn luôn có chút tiếc nuối. Lần này sử dụng phần câu chuyện về Đôn Hoàng có tính khái quát tối đa, như vậy cũng coi như là một hình thức hoàn thành cho hai loạt bài kia.
Sau này tôi sẽ đem những câu chuyện tìm Pháp ở các nơi dần dần viết ra. Xin độc giả cùng đón đọc. Hợp thập.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/263913
Ngày đăng: 15-01-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.