Chân trời tìm Pháp: Bình Đường Thần Thư



Tác giả: Thạch Phương Hành

Ảnh: Liên Nhi

[ChanhKien.org]

Từ bài viết này, tôi sẽ viết về những câu chuyện tìm Pháp ở Quý Châu, đây là bài đầu tiên.

Nói đến Quý Châu, chúng ta đều biết rằng nơi này núi cao rừng thẳm, một số nơi giao thông không thuận lợi, điều kiện kinh tế không được như các vùng duyên hải ven biển khác của Trung Quốc đại lục. Nơi đây có rất nhiều vùng vẫn còn sống trong trạng thái rất “nguyên thủy”. Nhưng cũng chính bởi vậy mà rất nhiều người chán ngán với cuộc sống ở thành thị muốn đến nơi này cảm nhận thế nào là sự bình yên đích thực.

Vùng Quý Châu có tới 89% diện tích là cao nguyên, phần còn lại (11%) là đồi núi hang động và bồn địa thấp; đứng từ góc độ địa chất học mà xét, trong giai đoạn tiền Cambri, nơi này là một vùng biển cả mênh mông. Vào cuộc vận động kiến tạo lần thứ tư của Trái Đất, nơi này dần dần hình thành địa thế cao nguyên. Tỉnh Quý Châu nằm ở thượng du sông Trường Giang, Chu Giang, nơi đây nổi tiếng trên thế giới với dạng địa hình cácxtơ (đá vôi phong hóa hình thành thạch nhũ), cũng là vùng sinh thái lá mỏng điển hình của Trung Quốc [dẫn nguồn từ tài liệu: ‘Bản đồ các tỉnh Trung Quốc – Phần Quý Châu’ trang số 8 đến trang số 11]. Đặc điểm của dạng địa hình cácxtơ là các dạng thạch nhũ hình thành do nước chảy xói mòn, thành phần chủ yếu của nham thạch là canxi cacbonat, nước mưa tại vùng này có vị chua. Dưới điều kiện địa chất đặc thù như vậy thì các dạng địa mạo như hang động đá vôi, sông ngầm, măng đá, rừng đá, v.v. mới được hình thành.

Quý Châu là một nơi tập trung rất đông các đồng bào dân tộc thiểu số của Trung Quốc, toàn tỉnh có tới 56 nhóm đồng bào dân tộc khác nhau, chiếm tới 36.1% dân số tỉnh, trong đó hơn một nửa dân số người Miêu, người Động, người Bố Y, người Ngật Lão đều tập trung tại vùng phía Nam [dẫn nguồn từ tư liệu ‘Đồng Thượng’ trang 4]. Phần đông người dân của các nhóm dân tộc này đều thích ca hát nhảy múa, nét văn hóa độc đáo đó của họ đã góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của Trung Hoa.

Lấy ví dụ về dân tộc Miêu, người dân tộc Miêu có sự khác biệt về văn hóa so với các dân tộc khác ở vùng Trung Nguyên. Người Miêu cho rằng Xi Vưu mới là tổ tiên của họ chứ không phải là Viêm Hoàng.

Hôm nay chúng ta hãy cùng đàm luận một chút về đoạn lịch sử khi Hiên Viên Hoàng đế đại chiến với Xi Vưu, qua đó chúng ta sẽ tìm được thêm một chút cứ liệu mà vốn dĩ thường bị bỏ qua:

Căn cứ theo “Sử ký” phần “Ngũ Đế bản ký phần một” có viết: “Vào thời Viêm Hoàng, thế thời Thần Nông Thị suy bại. Các chư hầu tương đấu, họa loạn bách tính, Thần Nông Thị không cách nào dẹp loạn. Vì vậy Viêm Hoàng bèn dùng vũ lực chinh phạt các nơi, chư hầu theo về thuần phục, mà trong đó Xi Vưu là kẻ bạo loạn nhất, không thể thảo phạt”. “Xi Vưu tác loạn, không phục thiên mệnh. Vậy nên Hoàng đế đã tập hợp lực lượng các nước chư hầu, cùng Xi Vưu đánh một trận sống còn tại Trác Lộc, giết được Xi Vưu”. Giờ đây, khi xem Sử ký của Tư Mã Thiên chúng ta sẽ tự hỏi rằng: “Điều gì khiến cho Xi Vưu có thể trở nên cường bạo đến vậy?” Trong chương thứ nhất của “Thượng cổ Thần thoại diễn nghĩa” có viết: Xi Vưu đầu đồng, trán bằng sắt, đỉnh đầu bằng đá, trên thân khoác giáp vàng và tay cầm binh khí… còn biết hô mưa gọi gió, rất tàn bạo. Ngược lại trong lúc đó, quân đội của Hiên Viên Hoàng đế chỉ có các loại vũ khí bằng tre, gỗ và ngọc. Vì Hoàng đế không đấu lại được Xi Vưu nên Tây Vương Mẫu đã lần lượt phái Cửu Thiên Huyền Nữ và Tố Nữ đến trợ giúp, cuối cùng đã đánh bại được Xi Vưu. Sau khi Xi Vưu bị đánh bại, những bộ lạc trước đây một phần đã sát nhập vào với các bộ tộc của Viêm Hoàng, phần còn lại thì cư ngụ ở một nơi rất xa.

Từ trên bề mặt chữ nghĩa chúng ta có thể rút ra một kết luận rằng, năng lực của Xi Vưu khi đó chính là sản vật được kế thừa từ nền văn minh trước đó. Vậy nên trang bị quân đội của Xi Vưu vượt xa hẳn quân đội của Hiên Viên Hoàng đế. Điều này cũng đã giải thích cho việc văn hóa của tộc người Miêu cùng các bộ tộc khác ở vùng Tây Nam Trung Quốc thờ phụng Xi Vưu như tổ tiên, so với văn hóa Trung Nguyên vì sao lại có sự khác biệt lớn đến vậy. Thực ra về phương diện này thì nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York kỷ niệm 25 năm Đại Pháp hồng truyền [2017]” đã nhắc đến rằng:

“Tôi có thể bảo chư vị, vì sao dân tộc thiểu số Tây Nam Trung Quốc nhiều thế, hơn nữa dường như cách biệt hẳn với văn hoá năm nghìn năm Trung Quốc cận đại, kỳ thực những người đó là nhân chủng được lưu lại từ trước thời văn hoá năm nghìn năm”.

Vậy thì trận đại chiến giữa Hiên Viên Hoàng đế và Xi Vưu thực ra chính là cuộc chiến giữa hai thể hệ văn minh mới và cũ. Khi nhận rõ được tính chất của trận quyết chiến thời thượng cổ này thì chúng ta sẽ dễ dàng lý giải nội dung trong bài viết dưới đây.

Quý Châu có rất nhiều địa danh và điểm du lịch nổi tiếng như thác nước Hoàng Quả Thúc, An Thuận, Quý Dương, v.v. Nơi đây cũng ghi nhận rất nhiều câu chuyện tìm Pháp gian nan của rất nhiều sinh mệnh. Phần này sẽ được biểu đạt chi tiết trong các loạt bài sau, còn trong nội dung bài viết lần này, chúng ta chỉ nói về huyện Bình Đường mà thôi.

Bình Đường nằm tại khu vực Kiềm Nam Bố Y thuộc khu tự trị dân tộc Miêu. Vốn dĩ đây không phải là một địa danh nổi tiếng được nhiều người biết đến, nhưng từ sau khi xuất hiện một tảng đá kỳ lạ thì nơi đây mới trở thành cảnh điểm du lịch nổi tiếng.

Không sai, tảng đá ấy chính là tảng đá được Trung Cộng thổi phồng thành “Cứu tinh thạch” (tảng đá cứu tinh) nhưng đa phần mọi người đều nhìn nhận nó là tảng “Vong cộng thạch” (tảng đá diệt vong Trung Cộng – Tàng tự thạch). Tại sao cùng một tảng đá lại có đến hai tên gọi khác nhau, người nào gọi là “cứu tinh thạch” thì không ai khác đây chính là những kẻ a dua ton hót nịnh bợ tà đảng, họ đã cố ý bỏ qua chữ “vong” trên đó mà thôi. Còn những người gọi đây là “vong cộng thạch” bởi vì họ đã nhìn thấy sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” viết trên đó.

Ảnh 01: Hình ảnh in trên vé thăm quan điểm thắng cảnh Tàng tự thạch, nguồn: Internet

Ảnh 02: Ảnh chụp Tàng tự thạch thông qua một lớp kính chắn, nguồn ảnh: Liên Nhi; bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Hình ảnh này nói lên rằng hiện nay bên ngoài tảng đá này người ta đã lắp đặt thêm một lớp cửa kính và lắp thêm camera theo dõi, phòng ngừa việc du khách tham quan đàm tiếu những điều thất thiệt về Trung Cộng.

Căn cứ theo kết luận của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Trung Quốc được huyện Bình Đường mời đến trắc định thì: tảng đá được hình thành hoàn toàn tự nhiên, không phải được con người điêu khắc gọt giũa. Điều này quả thật quá kỳ lạ!

Về lai lịch của tảng đá này và mấy chữ viết trên đó, các độc giả có thể tìm đọc bài viết “Cao nhân núi Nga Mi tiết lộ về lai lịch thực sự của Tàng Tự Thạch” (1). Bài viết này chủ yếu sẽ nói về việc vì sao Tàng tự thạch lại được đặt ở Bình Đường và vì sao cây phong cổ thụ ấy lại ngã đổ ngay trước khi khu thắng cảnh thăm quan này được xây dựng?

Trước khi nói về giai đoạn lịch sử này, chúng ta cần minh xác một điều về Hiên Viên Hoàng đế. Trong góc nhìn của các nhà sử học chịu ảnh hưởng từ chủ thuyết vô thần luận của Trung Cộng thì dù trong lịch sử xác thực là có một Hiên Viên Hoàng đế thì họ cũng chỉ dừng lại ở việc xem ông như một thủ lĩnh của khối liên minh các bộ lạc mà thôi. Thực ra sự thật căn bản không giống như những người đó tưởng tượng. Hiên Viên Hoàng đế chính là Thần dùng nhân thể hành sự tại thế gian, khai sáng thời đại văn minh Thần truyền 5000 năm của Hoa Hạ. Vốn dĩ Hiên Viên Hoàng đế có đầy đủ Pháp lực thần thông, trong rất nhiều trường hợp chỉ là cần người khác phối hợp một chút mà thôi. Cũng nói rằng, nếu như người đó không phối hợp thì Hiên Viên Hoàng đế vẫn thực hiện được việc đó một cách bình thường, đây chỉ là đang cấp cho các sinh mệnh hoặc các thể hệ Thần một cơ hội để kiến lập uy đức.

Sau khi bình định được Xi Vưu cùng các thế lực tàn bạo thời thượng cổ, Hoàng đế liền bắt tay vào việc khai sáng một cách có hệ thống nền văn minh Thần truyền trên vùng đất Hoa Hạ. Trong sự tình khai sáng này Hoàng đế đã dùng đến rất nhiều “Phân thân pháp” (phép phân thân). Nhìn thì tưởng Hoàng đế đang ở phương Bắc nhưng kỳ thực ngài cũng đồng thời đang xuất hiện ở phương Nam.

Có một lần Hiên Viên Hoàng đế dẫn theo Thương Hiệt (người tạo ra Hán tự) và một số đại thần khác đến vùng địa giới Quý Châu để nếu trong tương lai khi Đại Pháp được hồng truyền mà gặp phải can nhiễu thì nên dùng phương thức nào để thức tỉnh thế nhân. Hoàng đế cùng quần thần đã khảo sát rất nhiều khu vực khác nhau, cuối cùng tại Bình Đường mọi người gặp được một vị Thần rất cao trưởng quản khu vực này (không phải Thần Thổ địa), vị Thần đó nói: “Vào thời kỳ lịch sử vô cùng xa xôi trước đây, tôi đã phụ trách bảo hộ quần thể sinh mệnh đặc biệt này, giúp cho họ không làm ra các sự tình nguy hại tới vũ trụ và chúng sinh, sau này trước lúc bị hủy diệt họ đã nói: nếu như trong tương lai có chỗ cần dùng đến thì họ sẽ tận lực góp một phần sức lực. Về sau các vị Thần phụ trách quản lý kết cấu vũ trụ đã thu thập các vật chất này để làm “nguyên liệu” dùng vào việc tạo tác ra địa cầu mới. (Chi tiết xin tham khảo trong bài giảng Pháp của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (2)). Trong quá trình này tôi vẫn luôn dõi theo và bảo hộ họ. Sau khi Thần Bàn Cổ dùng các “nguyên liệu” này để tạo tác ra tiểu vũ trụ (trong đó có Trái Đất), đã có rất nhiều Thần bắt đầu làm ra các an bài hệ thống chuẩn bị cho việc Sáng Thế Chủ sẽ đến nhân gian hồng truyền Đại Pháp trong tương lai. Để hiện thực việc trong tương lai chúng sinh sẽ dùng phương thức gì để liễu giải Đại Pháp cùng với việc người truyền Pháp sẽ dùng phương thức gì để truyền, các chúng Thần đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm (ví như an bài các hình thức văn minh của người khổng lồ, người tí hon, v.v., đối với vấn đề người khổng lồ và người tí hon thì đều có những ví dụ cụ thể trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh). Bởi vì ở nơi đây (Bình Đường) có một vùng rộng lớn nơi mà các hài cốt (xác) của các sinh mệnh đặc biệt sau khi bị hủy diệt đã hình thành một dạng hoàn cảnh địa lý đặc thù (có đặc trưng của dạng địa hình cácxtơ), nó cũng trở thành nơi lưu giữ nền văn minh bị đào thải lần đó. Do nơi này nằm khá xa về phía Tây Nam nên cũng không có ảnh hưởng gì lớn lắm đến nền văn minh mới phát triển tại Trung Nguyên, lại có thể làm nơi lưu lại một chút lịch sử của thời kỳ trước, vậy cũng được xem như một “kho tàng ký ức” về nền văn minh trước đó vậy. Dẫu sao thì sự khởi đầu của bất kể một nền văn minh nào cũng là do Thần tạo hóa, chỉ là sau này trong quá trình phát triển do nhân tâm dần trở nên bại hoại và biến dị thì cuối cùng mới bị đào thải mà thôi”.

Tiếp theo vị Thần nói: “Núi ở nơi này kỳ thực có rất nhiều văn tự được Thần lưu lại từ các nền văn minh thượng cổ (so với thể hệ văn tự mà chúng ta quen biết có những điểm bất đồng). Trong lúc nói Thần vừa chỉ cho Hiên Viên Hoàng đế cùng tùy thần đi cùng nhìn thấy những điều này. Mọi người nhìn theo hướng tay của Thần rồi phóng tầm mắt ra xa: mặc dù văn tự đã có những chỗ tàn khuyết bất toàn nhưng về đại thể mọi người vẫn có thể nhận biết ra được, dẫu sao thì họ cũng đem theo năng lực và trí huệ của Thần mà! (Người thường không thể hiểu được những văn tự này). Nội dung văn tự đại thể truyền tải về đặc điểm của các sinh mệnh thời kỳ đó và trong tình huống nếu như xuất hiện các sinh mệnh tự ý khống chế sinh mệnh tầng thấp làm ra những sự tình nguy hại đến Phật Pháp và chúng sinh thì nhất loạt các chúng Thần sẽ cùng nhau trừ khử nó, những sinh mệnh đặc biệt này đương nhiên cũng sẽ không bàng quan đứng xem. Lời thệ ước này có Thiên địa chúng thần làm chứng.

Ảnh 03: Ảnh chụp từ phía xa của mặt đá mang theo văn tự, bao gồm các văn tự “Thư” (书) “Cửu” (九) “Bình” (评). Nguồn ảnh: Liên Nhi, bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Ảnh 04: Ảnh chụp cận cảnh của mặt đá có văn tự, bao gồm các văn tự “Thư” (书) “Cửu” (九) “Bình” (评). Nguồn ảnh: Liên Nhi, bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Sau khi xem được tất cả những điều này, Hiên Viên Hoàng đế lại thận trọng suy xét về tương lai, nếu vào thời điểm chính thức bắt đầu khai truyền Đại Pháp mà xuất hiện một tập đoàn nào đó bị những sinh mệnh bất hảo lợi dụng can nhiễu và bức hại Phật Pháp và những người tu tập Phật Pháp, vậy thì cần làm như thế nào? Nghĩ đến đây, Hoàng đế liền lệnh cho Thương Hiệt tự tay tạo tác nên hai điều để sau này có thể khiến hậu nhân minh bạch hơn một chút, nhưng vẫn sẽ lưu giữ một chút bí ẩn của ba chữ “Thư” “Cửu” “Bình”. Trong đó thì chữ “Thư” (书) được tạo tác một cách khá tròn trịa, hơn nữa là dùng chữ giản thể để biểu đạt; chữ “Cửu” (九) nhìn thì có vẻ như bị thừa ra một nét là do năm đó Thương Hiệt đã dùng lực hơi mạnh một chút, hơn nữa phần cũng do địa chất đá vôi ở đây không thực sự rắn chắc cho lắm nên mới thành ra như vậy; còn chữ “Bình” (评) thì được Thương Hiệt dùng hai dạng thần lực là “viết” và “cắt gọt” để tạo thành. Nếu đứng từ xa thì người thông thường sẽ không dễ phát hiện và chú ý thấy những chữ này. Vào lúc Thương Hiệt tạo ra những chữ đó, thì tất cả những yếu tố liên quan đến sách Cửu Bình cũng đã được an bài hoàn tất. Bao gồm cả việc sách sẽ được những người nào viết ra, viết vào lúc nào, dùng phương thức nào để viết, v.v., chỉ cần đợi cơ duyên tại nhân gian chín muồi thì tất cả sẽ cùng xuất hiện.

Ảnh 05: Ảnh chụp gần mặt đá có chữ “Thư” (书). Nguồn ảnh: Liên Nhi. Bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Ảnh 06: Ảnh chụp gần hai chữ “Cửu” (九) và “Bình” (评). Nguồn ảnh: Liên Nhi. Bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Ảnh 07: Ảnh toàn cảnh mặt đá có chứa ba chữ “Cửu Bình Thư” và “Tàng tự thạch”. Nguồn ảnh: Liên Nhi. Bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Khi sự việc này được an bài hoàn tất, lại có một vị Thần khác quản lý sự tình nơi nhân gian con người vừa hay đang đi ngang qua đây, thấy được những an bài của Hiên Viên Hoàng đế cùng Thương Hiệt và các chúng Thần khác, vị Thần liền lên tiếng góp ý rằng: trong thời kỳ quá độ khi phương thức văn hóa bán nhân bán Thần của Trung Hoa dần chuyển sang phương thức văn hóa hoàn toàn do con người làm chủ thì có lẽ còn cần thêm một dạng cơ duyên nữa để khải thị cho con người được minh bạch hơn về những điều này. Sau khi nghe xong, Hoàng đế lại một lần nữa làm ra các an bài chi tiết hơn, đồng thời để cho vị Thần đó phụ trách sự việc này. Vậy nên giờ đây chúng ta mới có câu chuyện về cao nhân núi Nga Mi tiết lộ về lai lịch chân thực của Tàng tự thạch.

Viết đến đây, chúng ta hãy nói một chút về cây phong cổ thụ.

Ảnh 08: Tàng tích của gốc phong cổ thụ. Nguồn: Internet.

Ảnh 09: Bia kí trước gốc phong cổ thụ. Nguồn ảnh: Liên Nhi. Bản quyền thuộc về Chánh Kiến Net.

Cây cổ phong kia vốn dĩ là một tướng lĩnh cốt cán dưới trướng của Xi Vưu, sau khi bị tướng lĩnh của Hiên Viên Hoàng đế tiêu diệt, quỷ hồn của nó cảm thấy không công bằng nên vẫn cứ oán giận mãi, vậy cho nên nó đã ở dưới địa ngục một thời gian rất lâu. Sau này nó mới minh bạch ra rằng tất cả những điều Hiên Viên Hoàng đế làm đều là để trải đường cho việc hồng truyền Đại Pháp tại thế gian thì khi ấy trong tâm nó mới sinh lòng hối hận. Nó đem điều này bộc bạch với chúng Thần rằng bản thân đã hối cải muốn sửa đổi lỗi lầm. Chúng Thần đã lần lượt trình báo sự tình lên các tầng cao hơn. Cuối cùng căn cứ vào việc trước đây nó đã khởi tác dụng phụ diện nên đã để nó làm nhiệm vụ bảo hộ cho “Vong cộng thạch” (chỉ Tàng tự thạch), mục đích là sau này muốn dùng trạng thái biểu hiện bên ngoài của nó để cảnh báo cho thế nhân. Sau khi “Vong cộng thạch” được Vương Quốc Phú (đồng âm “Vong quốc phu” – hàm nghĩa chỉ “người đàn ông vong quốc – mất nước”) phát hiện ra, Trung Cộng liền nghĩ ngay đến việc sẽ dùng nơi đây để kiếm tiền, đồng thời nó cũng thông qua quảng bá du lịch nơi đây để tạo ra sự hư giả như thiên hạ vẫn đang thái bình. Đúng vào lúc trước khi Trung Cộng có ý định như vậy thì cây cổ phong bỗng chỉ trong chốc lát đã gẫy ngang thân, làm lộ ra phần thân cây trống rỗng ở bên trong như để nhắc nhở thế nhân rằng nguy hiểm đang cận kề phía trước. Từ vị trí của cổ phong du khách chỉ cần tiến thêm mấy bước nữa là sẽ nhìn thấy sáu chữ “Trung Quốc cộng sản đảng vong” ngay trên vách đá sừng sững. Lúc này hai chữ “Cửu bình” giống như một tấm bùa chú vậy, nó khiến cho thế cục “Trung Quốc cộng sản đảng vong” trở thành định mệnh không thể thay đổi. Thực ra, năm xưa mục đích của Hiên Viên Hoàng đế khi để Thương Hiệt viết ra hai chữ này cũng chính là như vậy.

Sau đây chúng ta hãy cùng nhau kể về câu chuyện tìm pháp của Liên Nhi tại vùng đất này.

Từ đầu thời kỳ nhà Hán, vùng đất này đã từng bước kiến lập mối quan hệ với vương triều ở Trung Nguyên. Trong thời kỳ đầu mối quan hệ cũng chỉ dừng ở mức ngoại giao thông thường nhưng hoàng đế của các triều đại sau này đã ngày càng trở nên coi trọng nơi đây hơn, tại đây chính quyền Trung Nguyên đã thi hành ngày càng nhiều các biện pháp quản lý chặt chẽ và hiệu quả.

Liên Nhi được sinh ra trong một gia đình có ba chị em, vào giữa thời kỳ nhà Hán ở huyện Lệ Ba ngày nay. Trong nhà, Liên Nhi là chị gái thứ hai, bên trên có một anh trai và bên dưới có một em gái.

Một lần nọ, ba chị em Liên Nhi cùng nhau đi ra ngoài dạo chơi, trên đường đi họ bắt gặp một lão nhân đang đứng nói chuyện với mấy người xung quanh về những điều bản thân lão nhân tận mắt chứng kiến ở vùng Trung Nguyên. Những điều đó đã rất hấp dẫn ba chị em Liên Nhi khiến họ chủ động tiến đến gần hơn. Cũng kể từ đó, vùng đất Trung Nguyên đã để lại trong họ một ấn tượng rất mạnh mẽ. Vùng Lệ Ba có rất nhiều dạng địa hình núi đá vôi, ba chị em thường xuyên đi vào các hang động này dạo chơi.

Có một lần, ba chị em tiến vào trong một động lớn, dạo chơi nửa ngày ở trong đó, mãi đến khi bụng cảm thấy đói mới tìm đường đi ra, đúng lúc này bầu trời bỗng tối sầm lại, cả ba người đều cảm thấy rất sợ hãi. Anh trai Liên Nhi có phần thất kinh, nhưng Liên Nhi lại tỏ ra rất bình tĩnh, nói rằng ba chị em mình cứ đứng ở đây bất động, một lúc sau trời sẽ sáng ra thôi. Cô em gái liền nắm chặt lấy tay của Liên Nhi, dáng vẻ vô cùng sợ hãi.

Quả nhiên sau một lúc bầu trời liền hửng sáng trở lại, ba chị em liền nhanh chóng tìm đường thoát ra. Khi họ vừa gần về tới nhà thì có một lão nhân dáng vẻ tường hòa như từ trên trời đáp xuống, lão nhân mỉm cười nói với ba chị em: “Vừa nãy ta đã cố ý khiến cho bầu trời tối sầm lại để thử lòng ba người, xem ra thì Liên Nhi biểu hiện cũng không tệ cho lắm, tuy nhiên có Liên Nhi dẫn dắt thì cả anh cả và em gái đều bước ra được khỏi nỗi sợ”. Nói xong, lão nhân rút từ trong vạt áo ra một bức tranh, trên tranh vẽ một vách núi mà trên đó dường như có viết mấy chữ. Ba đứa trẻ tỏ vẻ hoài nghi không hiểu, lão nhân bèn nói: “Hai mươi năm nữa, các ngươi sẽ tìm thấy vách đá này ở Bình Đường, đến lúc đó sẽ có một vị Thần có một việc rất quan trọng cần nói với các ngươi. Nhưng ba ngươi cần phải giữ được sự thành tâm đó nhé!”. Nghe lão nhân dặn dò, cả ba đứa trẻ cùng nhau gật đầu đồng ý.

Chúng ta hãy cùng nói tóm lược một chút. Hai mươi năm sau, khi này, ba đứa trẻ khi xưa đều đã trưởng thành, lập gia đình và sinh con đẻ cái. Lúc này, họ nhớ lại duyên phận đã được ước định từ hai mươi năm trước vậy nên đã cùng nhau lên đường đi tìm tảng đá có khắc chữ trong bức tranh năm xưa.

Kỳ thực thì trong hai mươi năm này ba chị em Liên Nhi đều liên tục dò hỏi tin tức và tìm kiếm vách đá mang chữ kia. Những vách đá giống như vậy ở Bình Đường có rất nhiều nơi. Họ đã đi qua một số khu vực nhưng không gặp được vị Thần nhân như lão nhân nhắc đến nên đã chuyển đến nơi khác tiếp tục tìm kiếm. Cuối cùng họ đã bắt gặp vách đá đó ở làng Trưởng Bố.

Khi đứng từ xa, vách đã liền triển hiện ra cho họ thấy quá trình văn tự trên đó được hình thành, điều đó giống như một bộ phim quay chậm vậy. Chứng kiến điều này đã khiến họ phần nào cảm nhận được về năng lực của Thần.

Một lúc sau, có một vị Thần xuất hiện, vị Thần cũng mang dáng vẻ tường hòa giống như vị Thần mà ba chị em gặp 20 năm về trước: “Ba ngươi giờ đây đã có gia đình rồi, nhưng ba ngươi có biết rằng gia đình thực sự của mình là ở trên Thiên thượng hay không? Trong tương lai Chủ Thần – Sáng Thế Chủ sẽ đến nhân gian để truyền Pháp, Ngài cũng sẽ đến vùng Quý Châu này. Đến lúc đó các ngươi nhất định phải nỗ lực tinh tấn. Có thể sẽ xuất hiện sự tình người xấu bức hại Đại Pháp, nhưng đừng lo lắng, tất cả đều có lực lượng của Thần đang khống chế. Cũng vào khi đó, các ngươi sẽ là người phát hiện ra trên vách đã có hai chữ có thể trấn nhiếp được kẻ xấu, khiến chúng không còn sức phản kháng, thế nhân vì thế cũng sẽ nhận rõ được bản chất chân thực của đám người xấu này”.

Lúc này, anh trai của Liên Nhi mới hỏi vị Thần: “Ngài có thể nói cho chúng tôi biết ngài là ai hay không?” Vị Thần mỉm cười đáp: “Ta là một trong số chúng Thần, đến đây để nói cho các người điều này mà thôi, về các sự tình khác các ngươi không cần dò hỏi nhiều….”

Mấy năm trước, ba chị em Liên Nhi đã cùng nhau đi đến Bình Đường xem “Vong cộng thạch”, tình cờ phát hiện ra trên vách đá có chữ, nhưng đứng xa thì không nhìn thấy rõ, dùng máy ảnh chụp lại sau đó phóng to thì mới xem rõ, thì ra đó chính là hai chữ “Cửu Bình”. Lúc đó, Liên Nhi định công bố điều này ra bên ngoài nhưng dường như cơ duyên chưa tới. Vào thời điểm tết năm nay, bức ảnh chụp hai chữ “Cửu Bình” trên vách đá được gửi đến cho tôi, thông qua bức ảnh này tôi biết được một số sự tình, vậy nên tôi đã chỉnh lý và viết ra thành bài viết này, xin được gửi đến độc giả cùng đọc. Hy vọng vào thời khắc lịch sử trọng yếu này, nhất định chúng ta cần minh bạch được Thiên ý và sự từ bi của Thần.

Đây chính là:

Bình Đường kỳ thạch thị Thiên ý
Sơn nhai đề tự hiển Thần dụ
Kim triều hồng triều lạc mạn
Khoái tỉnh tam thoái bả đảng khí

Tạm dịch:

Bình Đường kỳ thạch hiển Thiên ý
Vách đá đề tự hiển Thần dụ
Thời nay hồng triều đã lúc mạt
Nhanh tỉnh tam thoái rời khỏi đảng

Phụ lục:

(1) Xem bài “Cao nhân núi Nga Mi tiết lộ về lai lịch thực sự của Tàng Tự Thạch” ở link dưới đây: Phần 1 & Phần 2.

(2) Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ Quốc [1999]”, nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí đã giảng về nguồn gốc của đá vôi và quá trình hình thành vũ trụ như thế này:

“Máu của ma là màu trắng, cho nên đá vôi kỳ thực nó là máu của ma. Đương nhiên nó là vật chất tử vong, trong không gian này đã không khởi tác dụng nữa, bị nổ hủy đi, tiêu hủy đi rồi trở thành những thứ đá, cát, đất, cho nên nó không còn ma tính. Vậy thì con người dùng để quét tường này, làm thuốc nhuộm này, vậy thì đều không hề gì”.

“Trong lịch sử của vũ trụ khổng lồ, trái đất này đã nhiều lần được thay thế. Nhưng thay thế như thế nào? Bởi vì bề mặt nhất của trái đất là do tầng vật chất này cấu thành, là do vật chất được tổ thành từ phân tử của không gian này cấu thành, vậy thì phải dùng vật chất của không gian này để tạo. Những thiên thể khác nhau trong không gian này của vũ trụ đều có sự canh tân, đều có trạng thái tân trần đại tạ. Bụi bặm hoặc tàn tích sau khi một thiên thể nhất định giải thể, vị Thần khổng lồ trong vũ trụ sẽ thu thập lại những thứ này và phân thành từng loại, sau đó tạo ra trái đất mới. Cho nên các khoa học gia hiện nay nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu địa lý, nói rằng chủng vật chất nào đó ở trên trái đất đã sản sinh được bao lâu thời gian, trái đất có lịch sử dài bao lâu, loại phương thức ấy hoàn toàn không thể tra ra được. Bởi vì có vật chất trước khi tạo thành trái đất đã là một tảng đá rất lớn, chính là một khối thiên thể rất lớn, mang tới đây, trước khi tạo thành trái đất, thì nó đã tồn tại, cho nên chư vị hoàn toàn không thể nghiên cứu ra được trái đất này có lịch sử dài bao lâu. Rất nhiều sự tình giảng ra, nghe có vẻ như chuyện thần thoại. Tôi đang giảng Pháp cho người tu luyện của tôi, mọi người có thể tiếp thu. Bởi vì Pháp không phải là giảng cho người thường, không phải giảng cho xã hội nhân loại”.

(3) Ở đây cần nói rõ một điều: bởi vì những bức ảnh này không dễ mà có được, lần đầu đăng tải tại đây nên bản quyền sẽ thuộc về trang Chánh Kiến Net. Hy vọng độc giả sử dụng cần chú thích rõ nguồn gốc! Xin cảm ơn!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/256950



Ngày đăng: 03-11-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.