Chân trời tìm Pháp: Duyên tụ Đôn Hoàng



Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

Đôn Hoàng vốn dĩ là địa điểm vô cùng xung yếu trên con đường tơ lụa thời Trung Quốc cổ đại, hơn nữa hang Mạc Cao lại trải qua hơn một ngàn năm mở rộng và phát triển, vậy nên điều này đã khiến cho những bức bích họa và tượng màu nơi đây vô hình trung đã trở thành kiến chứng cho lịch sử và trạng thái Thần Phật hội tụ về Đôn Hoàng.

Những bức vẽ và tượng màu trong hang Mạc Cao quả thực là mỹ diệu vô cùng, hơn nữa với cùng một danh hiệu Thần Phật nhưng trong các thời đại khác nhau thì cũng được vẽ ra bằng các hình tượng và phong cách khác nhau, đồng thời những bích họa và tượng màu tại đây còn mang cả những đặc điểm hình tượng của các dân tộc khác nhau, các thời đại khác nhau – điểm này là hết sức khó có được, để lại cho hậu thế một nguồn sử liệu vô cùng trực quan.

(Hình 1: Cúng dường Bồ Tát. Hang số 285. Thời Tây Nguỵ)

(Hình 2: Người cúng dường tộc Tiên Ti. Hang số 285. Thời Tây Nguỵ)

(Hình 3: Vương tử các tộc trong bức “Niết Bàn Kinh Biến” 1. Hang số 158. Thời Trung Đường)

(Hình 4: Vương tử các tộc trong bức “Niết Bàn Kinh Biến” 2. Hang số 158. Thời Trung Đường)

Ở đây chỉ là lựa chọn sử dụng một vài hình ảnh trong đó để thuyết minh tính đa dạng của các bức bích họa trong hang Mạc Cao. Từ những ảnh chụp hội họa kể trên chúng ta có thể thấy được những thợ vẽ ở thời đại khác nhau đều có cách hiểu và giải thích của riêng mình thể hiện trên từng tác phẩm. Từ đó triển hiện ra hình tượng cũng như hàm ý của con người tại từng quốc gia khác nhau vào các thời đại lịch sử khác nhau.

Bài viết này nói một chút hiểu biết của tôi về đại thể quá trình và ý nghĩa của nền văn hóa đa dạng được thượng thiên an bài tại Đôn Hoàng này.

Ở một thời kỳ nọ trong lịch sử, tại một tầng thứ tương đối thấp trong không gian ngoài tam giới, Sáng Thế Chủ coi xem rất nhiều đại biểu của các loại sinh mệnh trong vũ trụ đều lần lượt đến nơi này, căn cứ đặc điểm và sứ mệnh bất đồng mà họ vốn có từ trước để làm ra các an bài tường tận mà trung tâm của những an bài này đều sẽ triển hiện ra tại hang Mạc Cao, Đôn Hoàng.

Tại nhân gian chúng ta biết rằng hang Mạc Cao, Đôn Hoàng được mở mang từ thời kỳ Đông Tấn cho đến cuối thời kỳ nhà Nguyên, thời gian diễn ra trong hơn một ngàn năm. Hơn nữa Đôn Hoàng là nơi xung yếu trên con đường tơ lụa, người lai vãng thành phần rất phức tạp, hiện nay các nhà nghiên cứu phát hiện có hình tượng người của các quốc gia và dân tộc phía Tây địa khu Trung Á, địa khu Nam Á cùng với bán đảo Triều Tiên. Toàn bộ lịch sử Đôn Hoàng có thể nói là một phiên bản cô đọng, tùy biến của lịch sử văn minh Trung Hoa. Trước Tần Hán là đặt định văn minh, Hán triều là mở màn cho phồn vinh của Đôn Hoàng, “tấm màn lớn” của lịch sử là được mở ra từ thời kỳ Lưỡng Tấn, mỗi từng màn diễn là triển hiện mỗi nền tín ngưỡng và văn hóa cũng như phong tục tập quán của từng dân tộc. Thần cấp cho con người các nhân tố khai sáng và thông qua kỹ pháp hội họa và tượng màu mà triển hiện hình tượng con người thời kỳ đó lưu lại cho hậu thế. Vô luận người cai trị tới từ đâu, ở nơi này đều lưu lại dấu vết tín ngưỡng và ánh sáng của Thần, đời Minh và từ đầu đến giữa triều Thanh là thời kỳ phong bế bảo tồn, bởi vì mở lại đường biển, các quốc gia trên thế giới dần dần đẩy mạnh sự liên thông, đây cũng là vì để con dân của Thần các nơi trên thế giới một lần nữa dùng phương thức đó để nhận thức lại mới văn hóa Thần truyền Trung Hoa, cuối thời nhà Thanh là thời khắc dân tộc Trung Hoa có nhiều tai họa, Đôn Hoàng lại một lần nữa trở thành tiêu điểm được cả thế giới chú ý.

Cá nhân tôi thấy rằng phương diện tinh túy nhất trong 5000 năm văn hóa Thần truyền Trung Hoa chính là lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”. Bởi vì bất luận là tín ngưỡng bản địa Trung Quốc – Nho gia hay Đạo gia, hay là tín ngưỡng được truyền nhập từ bên ngoài vào Trung thổ – Phật gia thì đều có quan hệ trực tiếp với lý niệm này. Quan niệm “Thiên nhân hợp nhất” này không chỉ đơn giản là “Thiên nhân cảm ứng”. Con người và cảnh giới cao hơn là có thêm quan hệ liên đới mật thiết. Con người không phải là cô lập một mình giữa tự nhiên. Từ những nhân tố văn hoá được phản ánh ra trong hang Mạc Cao mà nhìn nhận thì đứng trên góc độ thời gian mà xét là trải qua hơn một ngàn năm xây dựng, từ góc độ địa lý mà nói thì nó liên quan đến một khu vực rộng lớn, bao gồm bán đảo Triều Tiên cùng với Nam Á v.v… Như vậy nếu lấy thời gian làm kinh tuyến, lấy địa lý làm vĩ tuyến thì nơi đây sẽ cấu thành một “Quả cầu văn hóa” (tựa như mô hình địa cầu) của thế giới Phật quốc.

Sáng Thế Chủ an bài các sinh mệnh đến từ những thiên quốc khác nhau, tại các thời điểm khác nhau mà có những đặc điểm khác nhau, tại nơi này lại thông qua bàn tay của các thợ vẽ thuộc các dân tộc khác nhau mà triển hiện xuất lai. Đây là nói cực kỳ khái quát.

Chúng ta hãy lấy hành trình tìm Pháp của một vị thợ vẽ thời Tây Ngụy để nói rõ việc này.

Vị thợ vẽ này (hóa danh: Thường Ích) khi ở thiên giới vốn là một vị Bồ Tát, bà có sẵn trí huệ và diện mạo đẹp phi phàm. Sau đó bà theo Sáng Thế Chủ đi tới một tầng thứ kia. Lúc đó Sáng Thế Chủ vì để tại nhân gian có thể triển hiện ra các trạng thái phong phú của Thần, đã an bài có trật tự vào các thời kỳ khác nhau tại nhân gian thì xuất hiện các nhân quần với hình tượng và trang phục phong tục tập quán khác nhau. Đặc biệt xung quanh phạm vi Trung Thổ thì còn có những an bài tường tận và kỹ lưỡng hơn.

Thế giới Thần Phật khác nhau ở trong vũ trụ quả thực là nhiều không đếm được, các Thần khác nhau đều muốn lưu lại “một nét bút miêu tả” lên tranh vẽ hoặc tượng màu nơi nhân gian, bởi vì có một số việc cần các Thần hợp tác nên vị Thường Ích Bồ Tát này cùng với bốn, năm vị Phật Đà, Bồ Tát v.v.. khác cùng nhau an bài hình tượng và phục sức cho người thời kỳ Tây Ngụy. Từ quần áo trang sức già trẻ nam nữ, thậm chí khuôn mặt, tập quán sinh hoạt đều làm ra những an bài hết sức tường tận. Vừa an bài xuất lai, thì giống như gốm sứ cùng một mẻ ra vậy, làm ra “nê thai” {phôi tượng} cần dùng đến lửa thiêu chế thành hình. Nói cách khác rất nhiều an bài cần ở trên thực tiễn thông qua hoàn cảnh bên ngoài mà “tố hình” {nặn thành hình}. Đây là khâu (lớn) thứ hai, chỉ bất quá tỷ lệ này tính chất khác nhau thì an bài sẽ có chỗ khác nhau, là sau khi từ thời không khác đi vào thời không này, là quá trình tại nơi này thiết lập vị trí và triển hiện ra những nhân tố của mình. Đương nhiên đây đều là kết hợp trí suy tư của người hình dung mà thôi.

Thường Ích vì để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình vào thời kỳ Tây Ngụy, mà đã luân hồi nhiều hơn một chút ở khu vực phía Bắc. Bởi vì phương bắc thuộc về địa vực của dân tộc du mục, từ xa xưa sự tương tác với hoàn cảnh bên ngoài trong sinh hoạt của dân tộc du mục đã hình thành nên sự khác nhau đối với phong tục tập quán dân tộc vùng Trung Nguyên, kỳ thực đây cũng là dưới an bài của Sáng Thế Chủ, thông qua phương thức nhân gian mà triển hiện nhân tố của Thần.

Về sau vào thời kỳ Tây Hán, anh ta chuyển sinh ở Trường An. Một đời kia anh là một vị thợ vẽ, nhậm chức trong cung đình. Sau anh nhận được điểm hóa của Thần, mà rời khỏi cung đình vân du tứ xứ, liễu giải được rất nhiều thế đạo và nhân tình vùng Trung Nguyên. Lúc đó bởi vì con đường tơ lụa vừa mới khai thông, người từ nước ngoài tới từ từ tăng nhanh, thông qua người tới từ nước khác mà anh biết được nơi đó của họ còn có rất nhiều tín ngưỡng khác nữa. Điều này khiến cho anh có được nhận thức sơ bộ đối với hai chữ tín ngưỡng.

Có một lần, anh đi tới bên ngoài một khu nhà, người nhà này đang xây nhà cửa, nhà cửa được xây rất đẹp, anh thấy vậy, bèn dừng lại vẽ. Lúc này nha hoàn của tiểu thư nhà kia ra ngoài mua đồ, thấy anh đang ở bên ngoài vẽ tranh. Anh (Thường Ích) khi đó chừng 40 tuổi, dáng dấp còn rất trẻ và tuấn tú, lại chưa lập gia đình. Nha hoàn trở lại nói với tiểu thư: “Tiểu thư sáng sớm nhắc tới tối hôm qua nằm mộng, trong mộng nói hôm nay sẽ có một vị vẽ tranh đến, cô và anh ta có nhân duyên, cô phải giúp anh ta thành tựu một sự tình.” Tiểu thư cười: “Rồi sao?” Nha hoàn dáng vẻ thần bí nói: “Có người kia ở bên ngoài vẽ tranh, không biết có phải vị trong mộng của cô.” Tiểu thư nghe được lập tức đứng dậy muốn đi ra ngoài tự mình xem, nhưng lại thấy có điều thiếu dè dặt, lại ngồi trở xuống, ngẫm lại, nói với nha hoàn trước mặt rằng: “Ngươi gọi anh ta vào trong viện, múc nước cho anh ta uống.” Nha hoàn liếc nhìn tiểu thư, tiểu thư lập tức đỏ mặt, quở: “Nhanh đi!” Nha hoàn biết việc chạy đi, ra ngoài nhà, mời Thường Ích vào trong nhà, múc một bầu nước cho anh uống. Tiểu thư ở sau cửa lén nhìn. Vừa nhìn thì thấy chính là người trong mộng kia. Chờ Thường Ích uống nước xong, tiểu thư đã bảo nha hoàn gọi cha nàng tới, nói rõ sự tình nguyên do đầu đuôi, cha nàng cũng là người rất sáng suốt, bèn đi ra mời Thường Ích tới phòng khách, hỏi han Thường Ích một ít hiện trạng và hoàn cảnh gia cảnh, Thường Ích đều nhất nhất trả lời. Cha của tiểu thư là một vị thợ mộc nổi tiếng gần xa, ông là nhờ vào tay nghề tinh xảo mà gây dựng danh tiếng. Cha của tiểu thư muốn kiểm tra tay nghề vẽ của Thường Ích một chút, bèn đưa ra một số vật liệu gỗ, nói muốn tạo một cái đình, kêu anh vẽ ra bản vẽ chuẩn xác đẹp nhất và tận dụng được tối đa số vật liệu gỗ này.

Bởi vì trước nay Thường Ích chưa từng tiếp xúc qua loại bản vẽ này nên lúc này gặp khó khăn, lúc này vị nha hoàn kia nhìn thấy anh có vẻ bối rối, bèn quay đi tìm tiểu thư đến hỗ trợ. Bởi vì tiểu thư từ nhỏ đã giúp đỡ phụ thân vẽ bản vẽ, phương diện này rất có hiểu biết, vốn định thay Thường Ích mà vẽ ra một bản, nhưng lại sợ phụ thân phát hiện, thế là chỉ vẽ một bản sơ lược hết mức, chỉ cho Thường Ích mẫu đình nào đã đẹp lại có thể tận dụng tối đa những vật liệu gỗ này.

Lúc nha hoàn đem bản vẽ sơ lược đưa cho Thường Ích thì có nói: “Đây là tiểu thư nhà tôi vẽ. Anh cố gắng tham khảo một chút.” Thường Ích hết sức cảm tạ, khi anh đang tỉ mỉ nghiên cứu bản vẽ sơ lược này, trong đầu của anh đột nhiên xuất hiện cảnh tượng nơi Thần giới.

Ở nơi đó lâu đài đình các đều tỏa sáng, các đình khác nhau có công dụng và nội hàm văn hóa khác nhau. Có đình thậm chí có rất nhiều nhân tố liên đới đối với cảnh giới đó. Mái cong và cột trụ của đình đều được hết sức chú trọng, kỳ thực bản thân đình cũng là một sinh mệnh. Anh thậm chí còn thấy được quá trình kiến tạo của đình.

Bởi vì bản thân anh là một vị họa sĩ, đầu óc rất linh thông, thế là thông qua một chút chỉ điểm như vậy của tiểu thư và Thần, mạch suy nghĩ của anh được đả khai. Anh rất nhanh vẽ ra được bản vẽ đình, hơn nữa còn là màu sắc rực rỡ, trên mỗi cây cột và phần kết nối v.v. đều vẽ hoa văn cát tường. Cha của tiểu thư rất lấy làm vui. Về sau khi có các hộ quan lại mời cha của tiểu thư xây dựng nhà cửa đình các, Thường Ích thường đi theo giúp đỡ, cứ như vậy bọn họ càng được nhiều tiền thưởng hơn.

Qua chừng nửa năm, Thường Ích và tiểu thư bèn cử hành hôn lễ. Sau khi thành gia, tiểu thư đã trợ giúp Thường Ích sao cho vẽ được tinh chuẩn hơn trong hội họa. Không lâu sau, Thường Ích biết được rằng tiểu thư và nha hoàn kỳ thực cũng từng là Thần được thượng thiên hữu ý an bài thành tựu tay nghề hội họa cho anh. Nhưng mà không may, đời ấy Thường Ích thọ mệnh không dài, qua hai năm thì mắc bệnh qua đời. Trình độ tinh chuẩn hội họa mới chỉ học được một cách đại khái, chưa đạt được trình độ tinh chuẩn.

Sau đó anh chuyển sinh đến Bắc Lương, ở nơi này tự mình thể nghiệm các phương diện của bầu không khí văn hóa Bắc triều, phong tục tập quán dân tộc v.v… Đồng thời cũng đến nơi Hang Mạc Cao này “tham quan”. Vốn định dùng bút vẽ bộc lộ tài năng, thế nhưng có một thanh âm nói cho anh biết, bây giờ không phải lúc. Bấy giờ mà muốn vẽ lên thì căn bản không lưu lại được, còn làm loạn an bài chỉnh thể. Thế là anh chỉ có thể trở về, tiếp tục vẽ tranh của mình.

Thời kỳ này, anh cũng liễu giải được một chút tín ngưỡng Phật gia từ Ấn Độ kinh qua Tây Vực truyền tới. Bởi vì căn cơ có được từ trước, anh cũng biết được một ít loại hình của thế giới Thần Tiên, thế là anh từ từ bắt đầu vẽ Thần Phật. Lúc này bởi vì làm thân người dân tộc du mục, vậy dĩ nhiên có chứa một ít đặc điểm dân tộc của mình.

Về sau anh vẽ cho một vị quý tộc, vị quý tộc này lúc đó thật cao hứng, lúc này thấy có người đến đưa cho ông ta bức thư, trong thư nói đến một sự tình làm ông ta rất giận dữ, ông ta lập tức nói: “Đáng chết”, kết quả thủ hạ nghe được, không đợi chờ gì mà đã đẩy anh ra ngoài, chém đầu.

Đợi đến khi vị quý tộc kia nhớ tới anh, nói đem một trăm lượng bạc thưởng cho anh, thì đám người dưới nói: “Ngài mới vừa nói đáng chết, chúng tôi liền đem anh ta chém đầu rồi.” Quý tộc thoạt nghe cả kinh, sau hiểu ra lỡ lời tạo thành hiểu lầm, nhưng người đã chết, thế là lệnh thủ hạ đem đi hậu táng.

Anh ở thời kỳ Tây Ngụy, anh được an bài như nguyện vọng mà chuyển sinh thành một vị hoạ sĩ, bởi vì lúc này tại nơi đây mô thức “Hán hóa” đã bắt đầu được một đoạn thời gian, nhưng bởi vì bảo tồn văn hóa của thời kỳ lịch sử này, nên tuy rằng có thể thấy đặc điểm văn hóa vùng Trung Nguyên trong các bích họa và tượng màu Hang Mạc Cao, thế nhưng phong cách dân gian của thời Bắc triều vẫn đậm nét như trước.

Ở thời kỳ này anh chẳng những là một vị hoạ sĩ, hơn nữa còn là một vị “thông linh giả”, là người có thể trực tiếp thấy hoặc nghe được những chỉ thị của Thần linh, nhưng những gì nghe được thấy được chỉ hạn cuộc trong phạm vi liên quan hội họa.

Khi anh biết được ai có sứ mệnh giống mình, thì bèn đi tìm người ta, ai có bản lĩnh vẽ tranh, thì cùng học vẽ tranh, ai không có bản lĩnh vẽ tranh, thì để người đó bắt đầu học tập.

Tâm mặc dù là tốt, thế nhưng dù sao những điều anh nghe được nhìn được cũng có tính hạn cuộc nhất định. Thế là gây ra một số chuyện khá khôi hài, ở đây chúng ta chỉ đơn cử một trong những số đó: có một vị lão bà, khi đó đã hơn 70 tuổi, Thần nhân nói cho Thường Ích rằng vị lão bà này trong tương lai cũng sẽ tại nơi Hang Mạc Cao mà vẽ ra thần thái của sinh mệnh cao cấp. Kết quả là anh cứ nhất mực muốn dạy bà lão học vẽ tranh, nhưng người già mắt không được tinh, màu sắc không phân rõ, khiến bà lão chỉ còn cách từ bỏ. Thường Ích cũng là một người “tử tâm nhãn” {cố chấp} , vì vậy đã đem việc này đi hỏi Thần, Thần triển hiện hình ảnh cho anh là, mấy trăm năm sau, bà lão biến thành hình dạng hơn bốn mươi tuổi, vẽ tranh ở trong Hang Mạc Cao. Anh đem điều nhìn thấy nói cho mọi người, mọi người liền cười vang.

Cười xong, Thường Ích tổng kết kinh nghiệm, không thể “máy móc” lôi kéo ép người khác học vẽ như vậy. Sau đó anh có thể minh bạch đặc điểm biểu hiện trên bề mặt bích hoạ và tượng màu miêu tả con người – ở thời Tây Ngụy và cả từ trước đó từ thời Bắc Ngụy tới Bắc Lương – là đối ứng với nhân tố văn hóa cùng với địa khu nào; cũng có thể minh bạch những nhân tố ở thiên giới này thì cái nào là nhân tố Thần cùng nhau phối hợp mà hoàn thành.

Lúc đó anh có một nghi vấn: Vì sao an bài những Thần khác nhau đều ở Hang Mạc Cao triển hiện trạng thái của tự thân của họ? Những bích họa này có như vậy mới có thể bảo tồn cực kỳ lâu.

Về sau thuận theo việc kỹ năng vẽ của anh ngày càng thành thục (so sánh tương đối với bản thân anh và thời đại này), tâm hướng tới thế giới Phật quốc trong anh cũng ngày càng mãnh liệt. Có một lần vào buổi tối khi anh ngủ, anh tựa hồ như đến một thế giới Phật quốc, nhìn thấy rất đẹp, sau đó đi vào trong một đại điện, có mấy thiên thần ở đó nói chuyện. Có một vị nói: “Pháp Vương của chúng ta theo Sáng Thế Chủ đến nhân gian rất lâu rồi, không biết hiện tại ông đã kết duyên với Sáng Thế Chủ chưa?” Một vị thiên thần khác bèn nói: “Vậy chúng ta xem một chút đi.” Thế là vị thần tiên này liền vận dụng thần thông, thấy trên mặt đất một đứa bé được một vị phụ nhân ôm vào lòng. Nhìn quá khứ của nó, tựa hồ cũng thực sự đã cùng Sáng Thế Chủ kết qua duyên phận. Thường Ích muốn hỏi một chút đứa trẻ kia là ai, ở nơi nào? Thế nhưng trong khi sốt ruột thì đã tỉnh dậy.

Trải qua giấc mộng này, anh liền minh bạch rằng mình cũng là đi theo Sáng Thế Chủ xuống đến nhân gian, vậy mình cũng có thể cùng Sáng Thế Chủ kết duyên phận ở nhân gian. Nghĩ tới đây thì lại có một cái vấn đề khác tới: “Chúng thần tại sao muốn hạ thế đến nhân gian, mục đích sau cùng của kết duyên là gì?” Anh hỏi một số vị thần tiên, nhưng những vị này đều cười không đáp. Anh nghĩ không biết đến khi nào mới rõ hai việc này.

Về sau thuận theo việc anh và mọi người ở đây không ngừng làm hội họa, tạc tượng càng ngày càng thể ngộ đến trạng thái từ bi của Thần Phật, sau đó có một giai đoạn Thường Ích thân thể vô cùng khó chịu, vẽ tranh không được, đành nằm ở nhà dưỡng bệnh.

Vào lúc chạng vạng một ngày, có một vị lão bà từ phương xa tới, vị lão bà này có hình tượng là người Trung Á, tóc bạch kim, tay chống gậy. Bà đi tới trước giường chăm chú quan sát bệnh tình của anh, sau đó khẩn khoản nói: “Anh chẳng phải muốn biết các thần tiên vì sao đều hạ thế, và mục đích sau cùng của việc kết duyên với Sáng Thế Chủ là gì hay sao?” Anh nghe thấy vậy thì tinh thần liền tỉnh táo.

Chỉ nghe bà lão từ tốn nói: “Ở trên trời cũng giống như thân thể anh vậy, sẽ đều có những điều khó chịu, đều có nhân tố bất hảo xâm nhập, vào lúc đó chúng thần không giải quyết được, sau khi họ gặp được Sáng Thế Chủ, liền cùng ký thệ ước hạ thế. Chính là thông qua việc kết duyên cùng Sáng Thế Chủ, sau mới có được sự quy chính và trùng tổ của cảnh giới bản thân”. Thường Ích nghe ra mở mang đầu óc: “Cùng Sáng Thế Chủ kết duyên là có thể đạt được hiệu quả trùng tổ sinh mệnh và cảnh giới sao?” Bà lão cười: “Kết duyên là một quá trình, đến lúc đó sinh mệnh có thể chiểu theo những điều Sáng Thế Chủ nói để làm hay không, đó là mấu chốt nhất.” Thường Ích vừa nghe đã thấy sốt ruột bèn nói: “Sáng Thế Chủ nói điều gì, ngài nhất định phải nói cho tôi biết.” Bà lão vẫn cười nói: “Tôi cũng không biết rõ được.” Thường Ích thấy lời cao thâm không hiểu được thì ủ rũ. Bà thấy thế từ tốn nói: “Tôi bây giờ thực sự là không biết, bởi vì đó là sự tình của thời gian rất lâu về sau, tôi chỉ biết là khi đó, Sáng Thế Chủ dùng phương thức hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian, khiến cho sinh mệnh minh bạch, người có ngộ tính có thể chiểu theo yêu cầu của Sáng Thế Chủ mà làm, từ đó đạt được cứu độ thực sự. Cụ thể tôi cũng không biết.” Thường Ích đến lúc này mới hiểu ra.

Bà lão trước khi đi dùng gậy gõ mạnh ba cái vào chân Thường Ích, Thường Ích lúc đó cảm giác rất đau, nhưng qua một ngày, tất cả chứng trạng không thoải mái ở trên người Thường Ích đều hoàn toàn biến mất.

Sau khi thân thể khỏe rồi, Thường Ích lại quay lại hang động vẽ tranh, đang khi vẽ tranh anh lại hối hận: Mình sao lại không hỏi bà lão, kiếp này và tương lai làm sao mới có thể gặp được Sáng Thế Chủ? Khi nghĩ như thế, anh thấy phảng phất có rất nhiều vị Thần đều đang đi tới nơi này, giống như mở pháp hội vậy: chỉ thấy có một vị thần trỏ tay vào hang động được mở mang trong thời kỳ Bắc Lương nói, đây là hang động được tạo ra từ sự dung hòa các nhân tố của mấy vị Thần chúng tôi mà thành, bao gồm cả hội họa và tạc tượng ở bên trong. Một vị khác lại trỏ tay vào nhiều hang động được mở mang trong thời kỳ Bắc Ngụy, nhất nhất nói rõ quan hệ liên đới giữa chúng cùng với Thần trên trời và nhân tố trong thế giới của Thần. Thậm chí có rất nhiều thần trỏ vào vách đá này nói, đây là chúng ta tương lai ở bao nhiêu năm về sau, là nơi thông qua bàn tay con người triển hiện nhân tố Thần của thiên quốc chúng tôi. Rất nhiều thần đều nói như vậy. Lúc ấy Thường Ích liền động một niệm: Đây hết thảy đều là triển hiện của Thần, hơn nữa còn kéo dài thời gian rất lâu, mục đích cuối cùng đều là vì đến khi đó Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian sử dụng? Anh đang nghĩ như vậy. Chỉ thấy chúng thần đều quỳ ở nơi đó, Sáng Thế Chủ giáng lâm. Sáng Thế Chủ cho thấy trạng thái của Thần ở các thế giới thiên quốc khác nhau, khiến cho những Thần hiện tại và tương lai tham dự vào việc mở mang hang động ở Đôn Hoàng (bao gồm cả việc mở mang vùng phụ cận hang Mạc Cao, hang Du Lâm v.v. cùng với hội họa tạc tượng), Thường Ích lại một lần nữa lĩnh ngộ được từ bi và trí huệ của Sáng Thế Chủ. Cuối cùng Sáng Thế Chủ cặn dặn chúng thần, nhất định phải làm tốt việc này.

Lúc này Thường Ích gấp gáp hỏi: “Tôn kính Sáng Thế Chủ, Ngài tương lai khi nào bắt đầu ở nhân gian hồng truyền Đại pháp ạ?” Sáng Thế Chủ từ bi nói: “Hoàng sa mai, kinh động khai, Đôn Hoàng danh, truyền tại ngoại.” (Cát vàng vùi lấp, động Kinh mở ra, danh tiếng Đôn Hoàng, truyền đến xứ xa). Nói xong Sáng Thế Chủ lại một lần nữa nhắc nhở chúng thần nhất định phải làm tốt chuyện nơi đây, sau đó thì rời đi.

Thường Ích suốt đời sử dụng hết khả năng của mình ở Hang Mạc Cao triển hiện trạng thái của Thần, về sau bởi vì công đức ấy mà quay về ở trên thiên giới một đoạn thời gian. Lại trải qua vài lần chuyển thế, ở thập niên năm mươi thế kỷ trước chuyển sinh tại Sơn Tây.

Sau này trưởng thành, anh đã biết hang Mạc Cao, Đôn Hoàng sau khi trải qua ngàn năm xây dựng, ở thời nhà Minh bị bỏ hoang, trải qua thời gian dài cát vàng vùi lấp, sau đó ở cuối nhà Thanh bởi vì Tàng Kinh Động được phát hiện, do đó khiến cho Đôn Hoàng danh tiếng vụt cao, oanh động trong ngoài nước. Lúc này từ nội tâm anh phát ra mong muốn bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa chân chính của sinh mệnh. Sau đó khi anh đọc được tác phẩm “Chuyển Pháp Luân” của Đại Sư Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công, thì liền minh bạch đây chính là Chân Pháp mà mình muốn tìm. Từ đó về sau anh phi thường tinh tấn trên con đường phản bổn quy chân. Những điều này chúng ta sẽ không nói tỉ mỉ nữa.

Đây chính là:

Chúng thần tề tụ Mạc Cao quật
Thiên quốc thánh cảnh huyền diệu thù
Luân hồi đa thứ vi tiễn ước
Kim triêu văn pháp hồng trần xuất!

Diễn nghĩa:

Chúng thần tề tụ về hang Mạc Cao
Thiên quốc thánh cảnh huyền diệu thù thắng
Luân hồi nhiều lần vì thực hiện giao ước
Đời này nghe Pháp, siêu xuất khỏi hồng trần!

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/263657



Ngày đăng: 20-02-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.