Chân trời tìm Pháp: Hưng An phong nhã
[Chanhkien.org] Trải nghiệm được mô tả trong bài viết này liên quan đến dãy núi Đại Hưng An, dãy núi Tiểu Hưng An, dãy núi Ngoại Hưng An và nhánh mạch phía bắc, kéo dài đến bán đảo Sở Khoa Kỳ, bán đảo Kamchatka, Hắc Long Giang và các nhánh, lưu vực của sông này, đến đảo Sakhalin. Phần trong nước không bao gồm đồng bằng Tùng Nộn. Ba dãy núi Hưng An có sắc thái bốn mùa rõ rệt trong năm, rất tráng lệ, có rất nhiều thực vật và động vật. Tỷ lệ che phủ rừng ở Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều do nạn phá rừng trong thời gian dài.
Khi nói đến nhánh phía bắc của dãy núi Ngoại Hưng An và bán đảo Kamchatka, theo quan điểm khảo cổ học, nhiều người cảm thấy dường như không có mối quan hệ lớn với nền văn minh Trung Hoa. Kỳ thực không phải vậy. Mời các bạn xem kết quả nghiên cứu dưới đây:
“Sau khi các học giả tham gia nghiên cứu trong một thời gian dài, ngày nay người ta thường cho rằng người da đỏ là một nhánh của chủng người Mông Cổ. Khoảng 12.000 đến 15.000 năm trước, họ đã từ Đông Bắc Á đi qua biển Bering đến Alaska, sau một thời gian dài di cư và phát triển không ngừng, cuối cùng đã lan rộng ra toàn bộ lãnh thổ Bắc và Nam Mỹ, gần đây có người cho rằng ngoài chủng tộc Mông Cổ, còn có một số thổ dân da đỏ thuộc chủng tộc Melanesia ở Australia”.
“Người da đỏ phân bố rất rộng và chủng tộc của họ cũng rất phức tạp. Mỗi bộ tộc và chủng tộc có ngôn ngữ riêng và màu da cũng không giống nhau. Sự phân bố của họ đại khái như sau: từ người Eskimo ở phía bắc, người Algonquins ở Canada và người Iroquois ở Hoa Kỳ; ở Mexico có người Aztec và Toltec; ở khu dưới Mexico và Trung Mỹ có Maya; ở Caribe có Arawaks; ở Venezuela, Colombia và những nơi xung quanh có Chibchas; ở Peru, Ecuador, Bolivia và các cao nguyên Andean khác có người Inca; người Guaranis ở Argentina và Paraguay, và người Araucania ở Chile”. (Trích từ “Các nền văn minh cổ đại ở châu Mỹ”)
Vào năm 1863, một học giả tên là Bou de Burr, đã phát hiện thấy trong kho lưu trữ của Học viện Lịch sử Hoàng gia ở Madrid, Tây Ban Nha, có nhiều truyền thuyết về người Maya được ghi lại bởi Giám mục Randa cách đây 300 năm, nói rằng có 12 dân tộc văn hóa cao đến từ “Con đường Thần trên biển”, họ mang lại nền văn minh tiên tiến. Có những người Maya sống trên bán đảo Yucatan ở Trung Mỹ, họ tự xưng là “họ là những người nông dân ba nghìn năm trước đã từ thiên quốc đi thuyền tre qua các đảo cầu phao của trời, đến sông Copan để trồng đậu nành, lúa mì và kê”. “Con đường Thần trên biển” và “Cầu phao của trời” chính là ám chỉ hành trình hướng về phía Đông của người Ân.
Khi mở bản đồ thế giới ra, bạn có thể thấy rõ ràng từ biển Hoa Đông qua eo biển Triều Tiên, đến các đảo của Nhật Bản, đến quần đảo Kuril, qua cực nam của bán đảo Kamchatka, đến quần đảo Aleutian ở Bắc Thái Bình Dương, và trực tiếp đến Alaska, khoảng cách giữa các đảo và quần đảo hầu như không đáng kể. Hơn mười hai hải lý, đúng là “Con đường trên biển” và “Cầu phao của trời”. (Trích từ: “Tổ tiên Trung Hoa khám phá nước Mỹ” – aboluowang.com). Về vấn đề này, Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã từng giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Mỹ quốc”:
“Văn hóa người Maya, rất nhiều người đều nói có quan hệ với người Mexico hiện nay. Thực ra hoàn toàn không quan hệ với người Mexico, họ chỉ là người lai giữa người Tây Ban Nha và thổ dân. Còn văn hóa Maya là của thời kỳ văn minh lịch sử trước đó, loại người đó đã bị hủy diệt ở Mexico rồi, chỉ có một ít người thoát được. Nhưng văn hóa Maya này có quan hệ trực tiếp với người Mông Cổ”.
Căn cứ vào các tư liệu trên, có thể thấy dãy núi Ngoại Hưng An và nhánh phía bắc, bao gồm nơi thông ra biển ở phía nam đến bán đảo Chukotka, là một trong những con đường để người da vàng cổ đại (chủng tộc Mông Cổ) và người Ân trong văn hóa Trung Hoa đến châu Mỹ. Trong quá trình này, chắc chắn sẽ có di lưu lại văn hóa cổ đại hoặc văn hóa Ân Thương. Vì vậy, tôi đã quy nó vào vòng văn hóa lớn của Trung Hoa.
Vì vậy đối với Hắc Long Giang, các lưu vực và sông nhánh của nó, sự phát triển của nền văn minh cổ đại tương đối cao một chút. Nhất là ở bờ nam của trục đường chính Hắc Long Giang, còn ở hạ lưu sông Hắc Long Giang, phía đông sông Ussuri, và đảo Sakhalin, sự phát triển của các nền văn minh cổ đại chậm hơn.
Hắc Long Giang thường được sử dụng làm nơi lưu đày trong các vương triều của Trung Quốc. Sự phát triển quy mô lớn diễn ra tương đối muộn. Dãy núi Đại Hưng An do phần lớn người Oroqen cư ngụ, còn đảo Sakhalin là nơi thường được người Hezhe lui tới, họ đã trường kỳ ở trong tình trạng nguyên thủy trong quá trình phát triển của lịch sử.
Sau này, người Sơn Đông thường có câu nói “Bào Uy Tử” (chữ bào 跑 nghĩa là chạy), và còn truyền miệng rằng ở đó có hải sâm, chính là để chỉ việc [tổ tiên] họ chạy đến Hải Sâm UY (tên thời Minh Thanh của Vladivostok) để mưu sinh. Sau đó, vào cuối triều Thanh, người dân từ Hà Bắc và Sơn Đông “Sấm Quan Đông” (Quan Đông là tên cũ của Mãn Châu, mô tả việc người Hán đổ vào Mãn Châu), mang lại sự phát triển trên diện tích lớn, và trong thời kỳ Trung Cộng thống trị, vào cuối những năm 1950, do phát sinh nạn đói lớn nên một số lượng lớn người dân từ Giang Tô, Liêu Ninh, Sơn Đông và những nơi khác đã đến đây. Nơi này ngày càng có nhiều nhân tài. Không có nhiều người ở vùng phụ cận dãy núi Hưng An. Vàng được sản xuất ở vùng phía trong dãy núi Đại Hưng An.
Trải nghiệm được mô tả trong bài viết này diễn ra gần nơi bây giờ là Gia Cách Đạt Kỳ. Trong thời kỳ Tần Hán, một thợ săn trẻ bị lạc đường khi đuổi theo một con hổ đông bắc, và con hổ đã mất tích. Anh ở trong rừng hơn nửa tháng, mà vẫn chưa ra khỏi rừng được. Sau đó, Lâm Thần nằm mơ thấy rằng mình chỉ có thể trở về nhà nếu tìm thấy một con sông. Kết quả là Lâm Thần đi bộ về phía bắc đến Hắc Long Giang, đi dọc Hắc Long Giang, trên đường đi gặp một số người dân địa phương, Lâm Thần hỏi mọi người đường về nhà. Người dân địa phương nói rằng, Lâm Thần đã đi ngược đường rồi.
Lâm Thần không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vượt qua dãy núi Tiểu Hưng An, khi đến Nộn Giang, Lâm Thần đã mệt đến mức không thể đi được nữa. Mặc dù đã gần về đến nhà nhưng anh ta thực sự cần nghỉ ngơi. Lâm Thần vì đi lại quá nhiều, chịu đói chịu lạnh, nên đã đổ bệnh. May mắn thay, gặp một vài người nhiệt tình đã giúp Lâm Thần tìm người địa phương có thể xem bệnh và sử dụng một số phương pháp của bản địa để chữa khỏi bệnh cho Lâm Thần. Lâm Thần không có gì để cảm tạ, ngoại trừ nói lời cảm ơn. Sau đó, mọi người được biết Lâm Thần vốn là một thợ săn, nên đã bảo Lâm Thần dạy lũ trẻ cách săn bắn.
Một lần Lâm Thần đang dạy vài đứa trẻ cách săn bắn thì thật không may, một người trung niên không biết từ đâu tới, Lâm Thần đã bắn chết người này bằng một mũi tên. Lâm Thần lúc này rất lo lắng, nhanh chóng tìm người để chữa trị cho người trung niên, nhưng người này vẫn không qua khỏi. Lúc này Lâm Thần rất buồn bã khổ sở, và tự trách về lỗi lầm của mình. Lâm Thần tìm một chiếc quan tài để đặt người này vào đó, chuẩn bị cho người đó như người thân của mình, đợi mấy ngày nữa sẽ chôn cất. Kết quả là vào đêm trước ngày chôn cất, Lâm Thần nghe thấy hình như có tiếng động trong quan tài. Lúc này, Lâm Thần rất can đảm, mở quan tài ra xem, thấy người trung niên vẫn còn sống, hơn nữa khí sắc rất tốt.
Khi Lâm Thần kéo người trung niên ra khỏi quan tài, Lâm Thần phát hiện thân thể người trung niên rất nhẹ, dường như không có trọng lượng vậy. Người đàn ông trung niên mỉm cười: Ta làm thế này, có phải làm ngươi sợ không? Lâm Thần miễn cưỡng nói: Chỉ cần ngài không sao là tốt rồi. Nói xong liền bưng đồ ăn thức uống trong nhà ra cho người trung niên bồi bổ cơ thể.
Người trung niên cũng không khách khí, vừa ăn vừa nói: “Chắc hẳn anh đang nghĩ tôi bị mũi tên bắn tại sao lại không chết? Mặc dù lúc ấy chỉ là tử vong nhất thời, nhưng đưa vào trong quan tài, thì cũng chết ngạt, tuy nhiên ta vẫn sống khỏe mạnh”. Khi Lâm Thần nghe xong, cảm thấy tất cả những điều này không bình thường, anh ta hỏi một cách ngập ngừng: “Ông không phải là người phàm?” Người trung niên cười và nói: “Ngươi bị lạc vì đuổi theo con hổ đông bắc, và sau đó, ngươi có một giấc mơ phải không? Đến Hắc Long Giang gặp một vài người chỉ đường cho ngươi phải không? Đây đều là sự an bài của ta, ta là một người tu Đạo đi vân du khắp ba dãy núi Hưng An (Đại, Tiểu, và Ngoại Hưng An), kế thừa môn này của sư phụ ta đã hơn 60 năm rồi, chưa kể là ta đã theo Sư phụ nhiều năm, nay ta đã hơn 130 tuổi, bởi vì tu hành, nhìn bên ngoài ta đã được coi là trung niên, và có thể làm một số tiểu thuật (như giả chết, …); vì ngươi và ta có duyên, nên ta dùng con hổ đông bắc đó dẫn ngươi vào rừng núi, làm cho ngươi lạc đường, trong mộng điểm hóa cho ngươi tìm đến Hắc Long Giang, an bài một vài người trên đường bảo ngươi tới đây, để ta có thể cùng ngươi kết duyên kiếp này”.
Khi Lâm Thần nghe xong, cảm thấy người tu Đạo này có lai lịch không hề nhỏ, liền hỏi: “Tình hình người nhà tôi bây giờ thế nào?”. Người tu Đạo mỉm cười: “ngay sau khi ngươi vào rừng, tất cả họ đều tiến nhập vào quá trình sinh mệnh tiếp theo (lúc đó không có từ luân hồi). Lâm Thần ngây người ra một cái, liền phản ứng lại: “Có phải là họ đều đã qua đời rồi?”. Người tu Đạo trả lời: “Là như vậy. Vì duyên phận giữa họ và ngươi chỉ là vậy thôi, sau khi việc xong rồi, họ sẽ cùng với người khác kết duyên”. Sau khi người tu Đạo xác nhận như vậy, Lâm Thần khóc lớn trong đau khổ và muốn về nhà ngay lập tức để lo tang lễ cho gia đình. Người tu Đạo nói: “Họ đã mất từ lâu, xương cốt đã bị thú dữ ăn sạch, ngươi có thể đi đâu để tìm xương cốt? Hơn nữa, đời người đều là hư ảo, đừng suy nghĩ nhiều. Chi bằng theo ta đi vân du quanh ba dãy núi Hưng An và tu Đạo cho tốt, sẽ không uổng một kiếp người ở nhân thế”.
Lâm Thần nghe vậy cảm thấy có đạo lý, liền lau nước mắt, từ từ bình tĩnh lại, bái người tu Đạo làm sư phụ, cùng đi vân du trong phạm vi ba dãy núi Hưng An.
Trong lúc đi vân du Lâm Thần mới biết rằng, kỳ thực cũng có rất nhiều người tu Đạo ở trong ba dãy núi Hưng An, họ đều có rất nhiều thần thông và lai lịch của họ cũng không tầm thường. Sau đó, khi hai thầy trò Lâm Thần đến vùng hạ lưu của Hắc Long Giang và đảo Sakhalin, họ nhận thấy cuộc sống ở đây rất thú vị, họ được tiếp xúc với một số vị Thần ở biển Okhotsk, nhận thức và cảm ngộ của họ đối với sinh mệnh rất khác với các vị thần trên núi cao.
Khi Lâm Thần và sư phụ đi dọc theo nhánh phía bắc của dãy núi Ngoại Hưng An đến bán đảo Kamchatka gần vịnh Shelikhov, họ đã nhìn thấy một bộ lạc địa phương không chỉ có đặc điểm săn bắt và đánh cá ven biển, mà còn có văn hóa Trung Nguyên lưu lại. Thầy trò Lâm Thần cùng đi về phía trước để tìm người hỏi rốt cuộc là thế nào, người đó nói: “Chúng tôi là những người lưu lại đây trong quá trình tiến về phía đông của thời kỳ nhà Thương và Ân”.
Lâm Thần suy nghĩ một chút rồi nói: “Cứ cho là bách tính của Thương triều lưu lại đây không muốn làm thần dân của nhà Chu, nhưng làm sao họ biết vùng ven biển này có thể sinh sống được? Ở đây rất lạnh!” Người đó nói: “Tôi cũng hỏi các bậc tiền bối, tiền bối nói tổ tiên truyền lại rằng từ trước thời đại của họ, tổ tiên họ đã sớm ước lượng được nơi cần đến (ám chỉ Châu Mỹ), và họ biết được tình hình ở nơi đó, cũng là lưu lại cho chúng tôi một hậu lộ; đồng thời, vì mọi người tin vào bói quẻ và cúng tế (chính là việc “người Ân sùng quỷ” mà người đời sau nói), thuật bói quẻ cho họ biết phải đi dọc theo các điểm (đảo nhỏ) dọc bờ biển, là thuận lợi.
Tổ tiên chúng tôi chính là đến như vậy. Đến đây có vài người đã ngã bệnh, vì họ không muốn làm liên lụy đến mọi người, họ đã ở lại đây để sinh sống, và sau này thì mới sinh ra thế hệ chúng tôi”.
Nghe vậy, Lâm Thần tò mò hỏi người tu Đạo: “Sư phụ có biết những người đó lúc ban đầu ước lượng đó đã được khai thị gì mà dám đi thực hiện không? Phải biết khoảng đó là rất xa? Có rất nhiều khó khăn và nguy hiểm trên đường đi, thật khó để nói có thể sống sót trở về hay không”.
Người tu Đạo suy nghĩ rồi nói: “Vừa rồi ta hỏi sư phụ, chính là sư gia của con, ngài nói rằng, đợi đến khi chúng ta đến cực đông của khối lục địa này thì mới hiểu được chuyện này. Hiện tại, ta chỉ có thể nói rằng một số người triều Ân Thương còn sót lại đã đến qua eo biển Bering (châu Mỹ); và có một số người đi qua quần đảo Aleutian ở phía đông bán đảo này (bán đảo Kamchatka) mà đến châu Mỹ.
Họ từ biệt người dân địa phương và đi dọc theo nhánh phía bắc của dãy núi Ngoại Hưng An, trên đường đi, ở những nơi khác nhau, họ cũng bắt gặp một số người của triều đại Ân Thương còn sót lại và những người địa phương. Họ cũng hiểu thêm được rất nhiều về sự tình của thời kỳ thượng cổ và tình hình địa phương.
Chúng ta nói ngắn gọn một chút, họ không quản gió mưa một mạch đi đến eo biển Bering, tại đây họ nhìn thấy rất nhiều sinh mệnh kỳ lạ, đi lại giữa hai đại dương (Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương). Người tu Đạo nói: “Theo ta biết những sinh mệnh ấy đều là Thần và các sinh mệnh khác ở trong lòng đại dương”.
Họ ở đây nửa tháng và không có phát hiện gì đặc biệt. Cho đến một ngày, họ đi xuống phía dưới bán đảo, sát mặt nước eo biển, trên trời xuất hiện một đám sương mù, sương mù rất lớn đến mức không nhìn thấy mọi vật xung quanh. Trong chốc lát, một bức màn hết sức sinh động đột nhiên xuất hiện từ trong đám mây, trên bức màn nhìn thấy rất nhiều vị thần và nhiều người cùng nhau khảo sát đất đai, họ không dùng thước khi khảo sát mà dùng những thứ đặc biệt của mình để đo khoảng cách giữa hai ngọn núi, một số tên núi do Thần núi địa phương đặt, một số do người dân đặt tên theo quy ước, một số quả thực do Thần đặt tên. Những chi tiết này không thể nói quá rõ ràng.
Một lúc sau, trên bức màn hiện ra: một vị Thần rất cao tầng xuất hiện rất uy nghiêm, Thần trên mặt đất và người dân cùng quỳ xuống bái lạy. Vị Thần này cầm trên tay một cuộn lụa, giương cao lên trời, cuộn lụa được mở ra trên bầu trời, trên đó có mấy chữ: “Đắc Pháp hồi thiên”. Một lúc sau cảnh này biến mất.
Lại một lúc sau, xuất hiện một giọng nói, người tu Đạo vội vàng nói với Lâm Thần: “Đây chính là sư phụ của con”. Họ quỳ trên mặt đất và lắng nghe lời dạy. Chỉ nghe giọng nói nói: “Vị Thần rất cao tầng vừa mới xuất hiện, trong giới Thần tiên chúng ta gọi là Pháp Luân Thánh Vương. Tương lai, vài ngàn năm sau, Pháp Luân Thánh Vương sẽ đến nhân gian truyền Pháp. Ta nghe nói rằng, phàm là đắc được Đại Pháp mà Pháp Luân Thánh Vương hồng truyền, mới có thể thực sự hồi thiên. Hết thảy trong lịch sử đều là để trải đường. Những gì các ngươi làm hôm nay cũng là để đặt định nền văn hóa cho tương lai. Vì vậy, các ngươi nên trân quý, đặc biệt là trong tương lai, khi gặp được Pháp Luân Thánh Vương hồng truyền Đại Pháp, càng phải trân quý hơn và nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội. Phải biết rằng rất nhiều vị Thần trong cõi Thần tiên đều giáng trần để đắc được Đại Pháp”. Nói xong, giọng nói liền biến mất.
Lâm Thần và sư phụ cùng ước hẹn với nhau rằng, sau này nhất định bảo trì vững chính niệm đối với Đại Pháp, tương lai khi đắc Pháp, họ sẽ thức tỉnh và hỗ trợ lẫn nhau, và nhất định phải tu luyện tốt trong Đại Pháp.
Sau đó, Lâm Thần chuyển sinh nhiều hơn ở Pháp, Nga và các nước châu Âu khác.
Đời này, Lâm Thần chuyển sinh thành thân nữ ở phương Bắc của đại lục, và vị sư phụ tu Đạo kia chuyển sinh thành nam sinh, họ gặp nhau trong trường đại học, rồi tự nhiên trở thành người một nhà. Sau đó, Lâm Thần đắc Pháp, mặc dù chồng cô ấy không đắc Pháp nhưng nhiều năm bức hại như vậy anh ấy cũng đã chịu đựng rất nhiều và cũng giúp đỡ người tu luyện Đại Pháp rất nhiều. Những việc này cũng không kể chi tiết được.
Đây chính là:
“Hưng An tam lĩnh khổ truy tầm Lĩnh ngộ mê đoàn tri sở vân Triển chuyển hồng trần kết tiền duyên Kim triều đắc Pháp cánh tinh tấn”
Tạm dịch:
“Ba núi Hưng An khổ truy tìm Ngộ được bí ẩn nhờ đám mây Lăn lộn trong hồng trần kết tiền duyên Kiếp này đắc Pháp tinh tấn hơn nữa”
Sau bài nói rõ: “Sơn Hải Kinh” trong quá trình lưu truyền, văn hóa trong thế giới loài người bị đứt đoạn, nên nhiều điều ở thời cổ đại không thể được các thế hệ sau nhận thức và lý giải được, đây cũng là vì Thượng Đế muốn con người ngày nay nhận ra những hạn chế của mình mà giấu đi chân tướng. Khi bí ẩn được hé lộ một chút, sẽ có người bước ra phá mê được một chút. Đương nhiên, trong quá trình này, có thật có giả, góc độ nào cũng có, chính là xem cách lựa chọn và nhìn nhận của mỗi người như thế nào.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/250764
Ngày đăng: 22-08-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.