Chân trời tìm Pháp: Đôn Hoàng nông canh



Tác giả: Thạch Phương Hành

[Chanhkien.org]

Có câu nói rằng:

Văn minh Thần truyền bắt đầu từ nghề nông mà lập quốc
Khổ cực lao động cả nghìn năm đã qua
Những hình ảnh trong các khu vực của hang đá Mạc Cao
Đó là biểu đạt của Thần ý, chớ nhìn bằng con mắt nông cạn

Từ Thần Nông nếm thử bách thảo đến Viêm Đế phát minh cái cày (dụng cụ nhà nông), tổ tiên chúng ta đã từng bước tiến vào ngưỡng cửa văn minh dưới sự chỉ dẫn của Thần. Từ thời kỳ thượng cổ đến nay, nông nghiệp luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong lịch sử phát triển của văn minh Trung Hoa. Thật ra, nhìn chung trong lịch sử văn minh thế giới, trước cách mạng công nghiệp lần thứ nhất của phương Tây, nông nghiệp cũng chiếm tỉ lệ lớn nhất, mặc dù là hiện tại thế giới đã tiến hành công nghiệp hoá trên diện rộng, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn. Nguyên nhân rất đơn giản là nếu không có lương thực thì con người không thể sinh tồn. Đây là phương thức tồn tại của sinh mệnh nơi này do Thần an bài.

Thời kỳ thượng cổ con người ta thông qua lao động, mà sản sinh niềm kính sợ đối với thiên địa Thần minh, hơn nữa từ cổ chí kim các vị Thần tiên từ bi giáng thế đã minh thị cho mọi người rất nhiều huyền cơ v.v… đều là đặt định văn hóa Thần truyền, trải thảm cho việc Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp vào lúc tối hậu của lịch sử.

Trong quá trình kính ngưỡng thiên địa, con người đã dần dần có được nhận thức hoàn thiện và rõ ràng đối với hoàn cảnh bên ngoài. Nhớ lại khoảng thời gian tôi đến trường học chính trị, giáo viên giảng đến người cổ đại không hiểu hiện tượng tự nhiên như sấm sét mưa gió v.v.., cho nên mới làm ra những gì Thần thoại như “Thần Gió”, “Thần Mưa”, “Ông Chớp”, “Bà Sét”, “Thần Mưa Đá” v.v.. Lúc đó giáo viên vừa nói vừa dùng khẩu khí cười nhạo để diễn tả. Tôi bèn nghĩ: “Sự tình con người không biết còn nhiều lắm, tại sao lại muốn cười nhạo tổ tiên chúng ta chứ? Nếu không thừa nhận có những vị Thần này, vậy thì mời nói một chút về căn nguyên của các loại biến hóa của thiên khí kia là từ đâu ra?” Về sau tôi nhớ rằng lúc cùng giáo viên địa lý thảo luận về chủ đề các phương diện của khí hậu, vị giáo viên địa lý tương đối sáng suốt nói rằng: “Địa cầu là một thể kết cấu phức tạp, sự ảo diệu ở bên trong thực sự rất nhiều. Hiện nay, những gì chúng ta hiểu được về nó thật sự là quá ít. Cho nên chúng ta nhất định phải đứng trên tinh thần thăm dò để mà đối đãi, chứ không thể dùng tâm thái khư khư bó buộc để đối đãi, tránh việc khiến cho thế hệ sau sẽ vì vậy mà trì trệ không tiến lên được.”

Nói đến Thần Mưa, tôi nói đơn giản một ví dụ nhỏ thế này: ấy là vào khoảng năm 2002, có một sự việc đã phát sinh ở vùng nông thôn rất gần quê tôi. Có một năm trời hạn hán vào mùa xuân, đến tiết gieo trồng mọi người đều tưới nước trồng trọt. (gieo hạt đồng thời với tưới nước, nước là từ hồ nước hoặc giếng ngầm tới, nói chung phải mất một khoản phí nhất định.) Có một vị đệ tử Đại Pháp hết sức nghèo, đến tiền mua nước cũng không có, bà chỉ biết chờ trời mưa, thế nhưng trời một mực không thấy mưa, về sau bà thấy rằng thật sự nếu không trồng trọt sẽ trễ mất, làm lỡ vụ mùa đó thì không phải là chuyện đùa. Bà bèn quỳ trên mặt đất thắp cho Sư phụ ba cây hương, hy vọng sẽ có kỳ tích xuất hiện, nhằm khiến những người dân trong thôn minh bạch rằng đệ tử Đại Pháp là có Thần trợ giúp.

Sau khi hương cháy hết, bà liền mang hạt giống gieo xuống đất mà không tưới nước. Người chung quanh đều chê cười bà lãng phí hạt giống, bà nói với mọi người: tôi gieo xong khẳng định trời mưa. Quả nhiên, vào lúc chỉ còn chút xíu nữa là bà gieo xong, thì trời đổ mưa như trút nước. Những người xung quanh không khỏi sợ hãi than rằng: những người học Pháp Luân Công là có Thần trông coi. Bí thư đại đội thậm chí còn nói trên loa phóng thanh: Người học Pháp Luân Công là có Thần trợ giúp. Sau này ai cũng không được can nhiễu đến việc bà học Pháp nữa.

Ở trong bích họa Đôn Hoàng tôi phát hiện có mấy hình ảnh liên quan giữa nông canh và Thần mưa Thần gió. (xem ảnh dưới)

(Ảnh một: Tùy Văn Đế cầu mưa. Hang số 323. Thời Sơ Đường)

(Ảnh hai: Tranh vẽ canh tác trong mưa. Hang số 23. Thời Thịnh Đường)

(Ảnh ba: Lôi Thần, Điện Thần. Hang số 249. Thời Tây Ngụy)

(Ảnh bốn: Phong Bá, Vũ Sư. Hang số 249. Thời Tây Ngụy)

Chúng ta đều nghe nói qua câu chuyện Thương Thang cầu mưa, ở chỗ này có một bức hội họa Tùy Văn Đế cầu mưa vào thời Tùy Đường, thực tế từ bức vẽ này có thể thấy được những đế vương quan tâm đến khó khăn của bách tính, vào lúc bách tính gặp nạn, là cần cầu Trời xin giúp đỡ. Tác phẩm “Vũ trung canh tác đồ” triển hiện trường cảnh mọi người canh tác trong khi trời đang mưa. Tôi xem thấy trong tranh ấy trâu bò được vẽ rất đáng yêu, rất có linh khí. Bức vẽ thứ ba, bức vẽ thứ tư cũng hết sức có hình tượng. Trong bài viết này tôi muốn kể về quá trình một vị Thần chưởng quản bộ phận nông nghiệp (hóa danh: Ty Nông, nữ Thần) chuyển thế tìm Pháp ở nhân gian.

Ở thiên giới sau khi Sáng Thế Chủ an bài ở vùng Trung Thổ nơi nhân gian cho con người từng bước phát triển ngành nghề chăn nuôi trồng trọt, rất nhiều Thần đều làm an bài cặn kẽ ở phương diện này. Bất kể là ngành trồng trọt hay nuôi trồng (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản) điều trước tiên là phải hiểu rõ đặc điểm của bản thân lĩnh vực ấy thì mới có thể “tận dụng tối đa mọi thứ”.

Ở nhân gian, điều có liên quan sớm nhất về phương diện được thuật lại chính là câu chuyện Thần Nông nếm thử bách thảo. Con người về sau đã hoàn toàn đem câu chuyện này mà biến nó thành “chủ nghĩa anh hùng cá nhân” hóa. Cũng chính là hoàn toàn làm nổi trội bản thân Thần Nông Thị, mà cho tới bây giờ cũng không nghĩ ra được rằng Thần Nông Thị lúc đó trong quá trình nếm thử bách thảo là đã gặp gỡ mấy vị Thần tiên khác giúp đỡ cho ông.

Mọi người thuật lại Thần Nông “nếm thử” bách thảo, dường như liền nghĩ rằng đương nhiên ông sẽ dùng miệng mà nếm, thực ra căn bản không phải khái niệm này. Đây là dùng tư duy của người để nghĩ việc của Thần. Khi đó Thần Nông Thị được thiên thượng an bài hạ xuống nhân gian để chỉ dạy cho con người nhận thức thực vật. Tại nhân gian, vì ông có thân người, cho nên ban đầu vẫn là cần dùng miệng để nếm, dùng mắt và tay để quan sát và động chạm. Vậy nên bên cạnh ông liền an bài một vị Thần đến để phối hợp, đây chính là nhân vật chính – Ty Nông trong bài viết này. “Ty” có thể lý giải là chưởng quản; hơn nữa Ty cùng với “Thị” {thị vệ} rất gần gũi (trong tiếng Hán phổ thông phát âm gần giống nhau), ở chỗ này có thể lý giải thành vị Thần bang trợ Thần Nông.

Nói là Thần, là cách gọi bản lai diện mục của bà, ở thời điểm đó tại nhân gian, bà là trạng thái nửa người nửa Thần. Lúc đó con người nguyên thủy trong bộ lạc có cuộc sống hết sức nguyên thủy. Ban đầu lấy săn bắn làm chủ đạo, về sau trên trời an bài các vị Thần xuống nhân gian dạy con người nhận thức thực vật, dạy con người thuần dưỡng gia súc, còn có cá ở ven sông nước, Thần đi tới nơi này dạy con người làm thế nào bắt cá v.v… từ đó mở ra các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp nguyên thủy. Thần Nông Thị chính là một vị Thần trong đó.

Trong truyền thuyết nói rằng Thần Nông Thị có một cái bụng thủy tinh và hai cái túi, túi bên trái thì đựng các thứ dùng làm thức ăn, túi bên phải đựng thứ dùng làm thuốc, vào lúc nếm bách thảo thì dùng mắt quan sát tình huống thực vật vận chuyển ở trong bụng (biểu hiện công dụng của các tính trạng dược lý ấy đối với cơ thể người). Sau cùng số tiêu bản nhét vào trong các túi lên tới hơn 47.000 và 398.000 loại (căn cứ số liệu theo nguồn “Văn hóa năm nghìn năm 1” trang 59-60). Nhưng từ nhận thức thông thường mà nói thì không thể nào như vậy.

Kỳ thực làm Thần mà nói mặc dù là dùng thân người hành sự ở thế gian, lúc này tình hình chung là con mắt và tư duycủa ông không mê, chỉ là pháp lực của Thần dưới tình hình chung thì không biểu hiện ra ngoài ở trong cõi người. Bởi vì còn phải giáo hóa con người nên không thể đại hiển Thần thông, [đại hiển] như vậy không gọi là cứu người mà gọi là hủy người. Con người chỉ có thể ở trong mê tin tưởng lời thánh giả thì mới có thể được đắc cứu. Cần biết rằng một cá nhân nếu không phát ra hướng thiện từ trong tâm, thì không đạt được được tiêu chuẩn đắc cứu.

Lúc đó Thần Nông làm một thủ lĩnh bộ lạc, ông dẫn dắt mọi người nhận thức thực vật và tính chất đặc trưng của nó. Ty Nông và những người khác chính là bang trợ việc nhận thức thực vật ấy. Thần Nông đúng là có vài lần nếm qua thực vật, nhưng ông thông qua công năng nhận thức thực vật và đặc điểm của chúng là nhiều hơn. Bởi vì thực vật bản thân cũng là có sinh mệnh, ở xã hội phương Tây hiện tại có người chuyên làm nghiên cứu điện tử tên là Baxter, ông ta thông qua nghiên cứu phát hiện thực vật cũng là có ý thức. Kỳ thực là cùng loại với nghiên cứu “nước biết đáp án” tại Trung Quốc, trong cơ thể thực vật là có rất nhiều nước. Nước là có thể nhìn, có thể đọc, có thể nghe, huống chi là thực vật!. Ông ta trong lúc làm mẫu thí nghiệm là có ghi chép, mà công việc làm ghi chép chính ra là của các vị nữ Thần Ty Nông. Lúc đó là không có giấy bút, chỉ có thể dựa vào trí nhớ đánh dấu. Tỷ như một loại thực vật khả dĩ ăn được thì cắn lá cây của nó đi một miếng, tính hàn thì bẻ lá cây phía dưới một chút, tính nhiệt liền bẻ phía trên, trung tính thì bẻ ngang (những thứ này đều là xử lý trên tiêu bản). Đương nhiên còn có những thứ kỹ lưỡng hơn, vậy càng phức tạp hơn. Nói tóm lại, cũng tựa như là một loại cải tiến từ việc thắt nút dây để ghi nhớ sự việc. Như vậy khiến cho người trong bộ lạc vừa nhìn loại thực vật nào thì minh bạch đặc điểm của loại thực vật ấy.

Các chủng thực vật đều có “Vương” của các chủng thực vật, những “Vương” này vì để cho Thần Nông có thể nhớ kỹ chúng, cũng triển hiện năng lực của bản thân chúng. Kỳ thực những việc này đều là vì để con người nhận thức thực vật từ đó phát triển phương diện văn minh.

Trong đời đó, Ty Nông vì chuyện này mà mất không ít tâm tư, cũng phó xuất rất nhiều rất nhiều. Nhưng trong mấy nghìn năm lưu truyền, tên bà và những người khác đều bị mai một. Câu chuyện nếm bách thảo cũng bị hậu thế bóp méo.

Ty Nông ở thời kỳ Hiên Viên Hoàng Đế là người bên cạnh Tây Vương Mẫu, được Tây Vương Mẫu phái đi trợ giúp Hiên Viên Hoàng Đế đại chiến Xi Vưu. Rất nhiều người có tư tưởng bèn nghĩ: Vì sao Tây Vương Mẫu lại phái người bang trợ Hiên Viên Hoàng Đế? Sau đó Hiên Viên Hoàng Đế cũng tu đạo thành tiên? Một phương diện là Xi Vưu bạo ngược. Một phương diện khác Hoàng Đế cùng Xi Vưu chinh chiến căn bản không giống như rất nhiều chư hầu của hậu thế chinh phạt lẫn nhau, mà là chinh chiến giữa hình thái ý thức văn minh lần này cùng ý thức di lưu của văn minh lần trước. Đây cũng chính là duyên cớ một ít dân tộc thiểu số Tây Nam nhận thức Xi Vưu là tổ tiên (phương diện này tôi đã nói qua ở bài viết trước). “Hình thái ý thức” chỉ là một loại hình dung, văn minh khác nhau, kỳ thực đều là do các Thần khác nhau an bài có thứ tự mà xuất lai, ở thời kỳ cuối của một nền văn minh, vào lúc sinh mệnh biến đổi bất hảo phải bị đào thải, nó nhất định phải giãy dụa phản kháng, đây là tất nhiên. Huống chi ở trong vũ trụ có chính Thần, cũng tất nhiên là có tà Thần tồn tại. Tà Thần lợi dụng ác nhân ở nhân gian đến tàn hại nhân gian, là đối lập với Hiên Viên Hoàng Đế khi ấy tại nhân gian khai sáng 5000 năm văn hóa Thần truyền Trung Hoa, trải thảm cho Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian, mà núi Côn Lôn chính là chỗ ở của chính Thần trong lần văn minh lần này, tự nhiên sẽ có Thần tiên bang trợ Hiên Viên Hoàng Đế chiến thắng tà Thần quá khứ và đại diện của họ tại nhân gian —— Xi Vưu. Kỳ thực điều này so với xã hội hiện nay – đặc biệt là với cuộc tổng tuyển cử nước Mỹ thì rất tương đồng. Kết cục đều là tà ác bất kể đã một thời hung hăng ngang ngược cỡ nào, cuối chính nghĩa tất thắng. Lực lượng chính nghĩa tự sẽ có được sự tương trợ của chư Thần. Chính là trong quá trình này xem thái độ và ý kiến của sinh mệnh, đây là có liên hệ then chốt đến việc sinh mệnh có thể được Thần cứu độ hay không.

Tại thời kỳ Đại Nguyệt Chi và Hung Nô nối tiếp nhau thống trị Đôn Hoàng, Ty Nông đều là Thần chưởng quản nhân tố thực vật ở nơi này. Bởi vì Đại Nguyệt Chi và Hung Nô đều thuộc về dân tộc du mục, thế nên nhận thức và khái niệm của họ về nông nghiệp là rất yếu kém. Mặc dù vậy, nhưng Ty Nông vẫn nghĩ hết biện pháp khiến cho con người trong tương lai lưu lại ở địa khu Đôn Hoàng này sẽ có được nhận thức về cây nông nghiệp. Về sau vào thời kỳ Tần Hán nơi này dần dần quy về dưới sự quản lý của vương triều Trung Nguyên, nông nghiệp cũng dần dần khôi phục và phát triển, hơn nữa con đường tơ lụa đã khai thông, sự trao đổi  phương thức canh tác cùng các chủng loại thực vật với địa phương khác cũng nhiều hơn, rất nhiều loại cây trồng xuất hiện, ngày càng phong phú. Chính vào lúc này Ty Nông có được một cơ hội về trời, bà đem trách nhiệm quản lý phát triển nông nghiệp địa khu này ủy thác cho một vị Thần khác.

Vào lúc bà trở lại thiên thượng, vừa lúc Sáng Thế Chủ cùng những Thần khác đang thảo luận các loại an bài đối với hang Mạc Cao, Đôn Hoàng. Bởi vì thời gian đã nhanh đến lúc phải an bài cho hang Mạc Cao, lần này được tính là loại bố trí chính xác tối hậu rồi.

Ty Nông nói, muốn tự mình đem sự tình trên phương diện nông nghiệp vẽ lại trên vách đá trong hang động. Lúc này các Thần khác có liên quan đến quản lý nông nghiệp cũng đều sôi nổi nói muốn tự mình hạ thế triển hiện, bởi vì họ biết, chỉ cần lưu lại một nét bút ở hang Mạc Cao, thì tương lai là việc công đức vô lượng. Sáng Thế Chủ cười: “Tất cả tự có sắp xếp, chuyện gì đều cần tùy duyên, phối hợp.” Về sau Sáng Thế Chủ căn cứ vào năm tháng lịch sử dài lâu của các vị Thần có liên quan với nông nghiệp, [an bài] các Thần có duyên phận hết sức lớn xuống hoàn thành sự tình trên phương diện này. Mà các vị nữ Thần Ty Nông này thì phụ trách điểm hóa và triển hiện.

Vị Thần an bài cho Ty Nông tại thế gian dùng phương thức con người mà triển hiện là một vị Pháp Vương ở cảnh giới rất cao, lúc đó ở trong cùng thể hệ với Ty Nông, trong lúc chuyển sinh làm người tại nhân gian họ thường đồng hành cùng nhau, những sinh mệnh kết duyên cùng họ ở các tầng thứ khác nhau cũng có rất nhiều.

Bởi vì đã có sự đặt định của Phong Bá Vũ Sư, Lôi Thần Điện Thần ở thời kỳ Tây Ngụy, và sự triển hiện của cảnh tượng Tùy Văn Đế cầu mưa ở thời kỳ Tùy Đường, cho nên vị Pháp Vương ở cảnh giới cao kia đã chuyển sinh thành thợ vẽ ở thời kỳ Thịnh Đường và dưới sự trợ giúp của Ty Nông, ông đã dùng thuốc màu nhân gian mà vẽ ra một bức tranh nông dân canh tác trong mưa. Mục đích là để cho hậu nhân thấy hết sức rõ ràng cùng với cảm thụ trực quan trạng thái nông canh trong văn minh Thần truyền.

Lúc người thợ vẽ này đang vẽ những điều đó, anh đã nghĩ tại sao lại muốn lưu nét bút trên hang đá này? Hơn nữa ta xem qua ở đây có rất nhiều bích hoạ và tượng màu của người xưa, rất nhiều đều đắp nặn hết sức sinh động. Sau khi vẽ xong, anh ta nằm ở nơi đó ngủ. Trong mộng anh ta thấy Ty Nông tựa hồ như biết điều nghi hoặc trong lòng của anh ta, liền mang theo anh ta cùng nhau tìm kiếm vị Thần mà Ty Nông biết trước đây, vị Thần này tựa hồ cũng không rõ ở đâu, vào lúc họ tới một tòa núi cao trong khi tìm kiếm, vừa lúc Sáng Thế Chủ ở nơi ấy. Họ nhìn thấy Sáng Thế Chủ, hành lễ xong, tâu hỏi đề cập đến nguyên nhân của hội họa tại Đôn Hoàng. Sáng Thế Chủ cười, dùng Thần thông mở ký ức trước đó của họ, họ bấy giờ mới hiểu được vốn dĩ là tầng vũ trụ kia của họ xuất hiện bại hoại, họ cùng chúng Thần bất lực, về sau gặp được Sáng Thế Chủ, cùng Sáng Thế Chủ ký kết đi xuống, nguyện ý làm đệ tử Sáng Thế Chủ vào lúc hồng truyền Đại Pháp tại nhân gian. Về sau họ có lúc đồng hành cùng nhau có lúc lại phân khai, xuất hiện ở tầng thứ khác nhau, về sau khi đến vùng phụ cận tam giới, Sáng Thế Chủ an bài ở địa phương Đôn Hoàng thuộc Trung Thổ này cần lưu lại những biểu hiện liên quan đến tín ngưỡng và sự phát triển văn minh để thức tỉnh hậu nhân. Họ cũng cùng tham dự trong đó, cho nên mới có việc hiện tại anh ta cùng Ty Nông phối hợp. Vào lúc họ minh bạch việc này, thì lại một lần nữa cảm tạ Sáng Thế Chủ. Sáng Thế Chủ vẫn cười như trước nói: “Các vị vào lúc Đại Pháp hồng truyền còn có thể kết duyên với nông nghiệp. Chỉ có điều là có dùng hình thức canh tác hay không mà thôi. Các vị bởi vì tiền duyên sẵn, đến lúc đó sẽ chuyển sinh thành một đôi vợ chồng, đến lúc đó cho dù là có người không đắc Pháp, cũng phải phối hợp thật tốt với vị còn lại đắc Pháp. Nhất định phải phối hợp tốt.”

Khi nghe được Sáng Thế Chủ nói xong những việc này, anh ta kích động mà tỉnh giấc. Về sau anh ta cùng với Ty Nông chuyển sinh rất nhiều lần, đã từng làm văn học gia, võ thuật gia, và Thái Thú v.v… rất nhiều vai. Ở kiếp này hai người họ chuyển sinh ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, Ty Nông trở thành đệ tử Đại Pháp. Ty Nông đời này lấy thân nam, chuyển sinh thành chồng của vị Pháp vương kia, kiếp này hai người họ đích xác có liên quan nông canh, nhưng không phải dùng phương thức canh tác. Cụ thể thực sự không thể nói rõ, mong độc giả thứ lỗi.

Đây chính là:

Nông Thần điểm ngộ phàm phu hội
Nhất lộ đồng hành tiền duyên quý
Kim triêu pháp truyền trọng phối hợp
Các tận sở năng thệ ước đoái

(Thần nông nghiệp điểm ngộ người phàm việc hội họa
Một đường đồng hành, tiền duyên là trân quý
Ngày nay Pháp truyền ra, coi trọng phối hợp
Làm hết khả năng đoái hiện thệ ước)

Thuyết minh: Thần Nông Thị cùng Viêm Đế không phải là một người, Thần Nông Thị nếm bách thảo là vị thủ lĩnh đầu tiên của bộ lạc, mà Viêm Đế là hậu nhân vài thế hệ sau của vị thủ lĩnh này, cũng là thủ lĩnh bộ lạc. Điểm này cần phân biệt rõ. Ở trong “Ngũ Đế bản kỷ” “Sử Ký” có vài chữ “Thần Nông Thị thế suy”, cũng đủ để nói rõ.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/263743



Ngày đăng: 25-12-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.