Chân trời tìm Pháp: Ly biệt Hằng Sơn
Tác giả: Thạch Phương Hành
[ChanhKien.org]
Năm 2011, tôi cùng Uý Trì Đức Chính và một vài người đến núi Hằng Sơn tỉnh Sơn Tây, tới chùa Huyền Không Tự thì có người trong đoàn vào chụp ảnh, nên hai chúng tôi đứng bên ngoài ngắm cảnh. Sau khi các anh chị em đi chụp ảnh quay lại rồi, Uý Trì Đức Chính lái xe chở chúng tôi đi ngắm toàn cảnh núi Hằng Sơn. Nói thật, nhìn Hằng Sơn lúc này ô yên chướng khí, vô cùng bất hảo.
Khi một ngọn núi tràn ngập quá nhiều những thứ kim tiền danh lợi tất nhiên đã không thể trở thành nơi tu hành thanh tịnh. Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với đạo đức thế gian, chính là phá hủy tín ngưỡng của con người, khiến con người trong tâm chỉ có kim tiền, mỹ nữ, từ đó mất đi chính tín vào Thần; dối lừa và diệt mất thiện lương, cũng phóng túng tâm lý tự tư của con người, loại sự tình này thật sự chỉ có ma quỷ mới có thể làm ra được.
Tôi còn nhớ trong núi Tây Nhạc Hoa Sơn, từng có một người tu đạo tu hành tại một nơi hiểm trở, sau này bởi vì thời gian tu luyện lâu rồi, người ta cũng đã nghe nói có một cao nhân xuất thế như ông nên không ngừng tới hỏi thăm. Rốt cuộc người tu đạo này phải di cư đến một nơi hiểm trở hơn, đào hang trên vách đá thẳng đứng làm nơi tu hành, như vậy mới tránh khỏi sự quấy nhiễu của con người. Con người ngày nay tìm đến thăm viếng địa điểm này cũng khiếp đảm kinh hồn. Chính là nói rằng người chân chính tu luyện không thích trước mặt mọi người nói cao luận rộng, khoe khoang bản thân, mà là mong muốn tĩnh lặng thực tu những cái tâm kia của mình, vui buồn cùng trời đất.
Cũng vì những nguyên do kể trên, mượn phần duyên phận này của tôi với Hằng Sơn, tôi xin kể ra một phần trải nghiệm trước đây của Uý Trì Đức Chính tại Hằng Sơn, trong khi tu hành anh có suy nghĩ thế nào về trạng thái chân chính thực tu, từ đó cáo biệt Hằng Sơn đi tìm Sáng Thế Chủ.
Uý Trì Đức Chính vào thời đầu nhà Minh sinh ra tại huyện Hồn Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Lúc này Bắc Nhạc Hằng Sơn còn bị phong bế trong Đại Mậu Sơn của thành Bảo Định tỉnh Hà Bắc, Hằng Sơn lúc đó được gọi là Thiên Phong Lĩnh. Sau này vào cuối triều Minh, nhất là sau khi quân nhà Thanh nhập thành, Thiên Phong Lĩnh mới có tên là Bắc Nhạc Hằng Sơn.
Năm anh 18 tuổi dáng vẻ rất khôi ngô, tuấn tú, bởi được cha mẹ giáo dục tốt nên tuổi còn trẻ mà đã có học thức, hiểu lễ nghi, còn có tấm lòng nghĩa hiệp. Người tốt, dung mạo đẹp, học vấn cao nên trở thành đối tượng để mắt kén rể của những nhà có con gái, họ tìm đến bà mối nhờ mai mối con gái nhà mình, vậy mà cửa nhà bị dẫm nát rồi, bà mối mồm mép cạn lời rồi, thế nhưng Uý Trì Đức Chính vẫn không ưng ý một ai.
Sau cùng cha mẹ của anh nổi giận: “Hồi trước thì con nói cô gái mà vú Trương đề xuất có tính khí không tốt; cô gái mà chị Lý nói đến không biết nấu ăn; dì Giả giới thiệu thì con nói một người anh em của con thích cô ấy, con không thể lấy đi tình yêu của người ta; còn sau này Lưu bà bà đề cập đến, con lại nói cô ấy gia giáo không tốt, không biết lễ phép. Cô này không được, cô kia con không vừa mắt, có phải là con muốn nhà ta đoạn tử tuyệt tôn hay không?”
Thực ra Đức Chính rất hiếu thuận, rất hiểu nỗi khổ tâm của cha mẹ, anh chỉ đành nói: “Nếu như có thể gặp được một cô gái có thể cần kiệm lo toan việc gia đình, tính cách tốt, thông hiểu sách biết lễ nghĩa, lại không bị người khác thích thì con sẽ đồng ý”. Cha mẹ của anh nói: “Đây là con nói đó. Đến lúc đó không được nuốt lời”. Lần này cha mẹ anh đã chủ động nhờ mai mối tìm một cô gái đáp ứng được những điều kiện này. Kết quả, thật sự đã tìm được ba người.
Ngoài việc thỏa mãn những điều kiện trên, mỗi cô gái còn có những đặc điểm riêng: Con gái Nhan gia không chỉ xinh đẹp mà còn hiền hậu đức hạnh; con gái Lý gia vô cùng thông minh; con gái Vương gia còn có thể đánh đàn tỳ bà. Việc chọn lựa khiến cả gia đình Đức Chính rất bối rối.
Sau cùng gia đình Đức Chính quyết định bốc thăm tuyển chọn, đầu tiên chọn trúng Lý gia. Đương khi họ đến Lý gia cầu thân, người nhà Lý gia nói: “Thật không đúng lúc, mấy ngày trước có một họ hàng phương xa đến nhà tôi, người họ hàng này đã giới thiệu cho con gái chúng tôi một gia đình, công tử nhà này đang làm quan lớn, rất có tiền đồ. Chúng tôi chỉ có thể nói với các vị rằng: rất lấy làm tiếc”.
Gia đình Đức Chính nghe nói vậy cũng không quá thất vọng, bởi vì vẫn còn hai nhà nữa. Vậy nên đến Nhan gia cầu thân, kết quả đến Nhan gia, vừa đến đã thấy cửa lớn treo vải trắng, đáng tiếc mấy ngày trước chủ nhà Nhan gia đã đột ngột qua đời vì bạo bệnh.
Gia đình Đức Chính chỉ có thể đến Vương gia, Vương gia vui vẻ đáp ứng hôn sự, còn cho Đức Chính và con gái nhà Vương gia gặp mặt. Tương giao qua lại với nhau rất vừa ý.
Định hôn rồi, liền chọn ngày lành giờ tốt rước dâu, kết quả sáng sớm ngày rước dâu, con gái nhà họ Vương đột nhiên cảm thấy đau đầu, sau một lúc thì chết. Hỷ sự biến thành tang sự. Tuy rằng chưa qua cửa, nhưng cũng đã đến cửa rước dâu rồi, trước tình hình này Đức Chính chỉ có thể trọn đạo làm chồng, đưa cô gái vào quan tài, tìm nơi phong thủy tốt chôn cất.
Từ đó trong vùng có lời đồn: Đức Chính khắc thê. Lúc này cũng không còn ai dám giúp anh mai mối nữa. Kinh qua những trải nghiệm này anh cũng nhìn ra nhân thế vô thường, bèn nói với cha mẹ: “Con thật sự bất hiếu, con quyết định xuất gia làm tăng. Không thể giúp cha mẹ già kéo dài hương hỏa nữa rồi”. Cha mẹ anh tuy rằng có phần buông không đành, nhưng thấy con mình nhân duyên không thành, cũng đành để cho anh đi.
Đức Chính vì vậy đến Thiên Phong Lĩnh, vốn ở đây có một ngôi chùa, anh bắt đầu làm tăng nhân quét dọn, ngoài lúc quét dọn thì tham thiền đả tọa. Vài năm trôi qua, định lực của anh dường như cũng không có tiến triển nhiều lắm. Sau đó trụ trì thấy anh rất thông minh, nên cho anh quản lý những việc điền sản trong chùa. Bởi vì anh rất đẹp đẽ ưu tú, những người trẻ tuổi ở lân cận đều muốn tìm anh nói chuyện phiếm.
Có lần, anh nghe trong những người trẻ tuổi đó nói rằng những hòa thượng làm quản lý điền sản trong chùa trước đây thường nhận hối lộ và nuôi gái riêng, có hòa thượng thậm chí còn lén lút ra ngoài uống rượu, đánh bạc. Lúc này anh cảm thấy nơi này dường như không phải chốn thanh tu.
Sau đó có một người thường lên núi cãi cọ rất khó chịu với trụ trì, sau khi người đó rời đi, trụ trì đã mắng mỏ tất cả các tăng nhân một trận. Tiếp đó có vị quan lên núi, trụ trì giống như kẻ tùy tùng chạy trước chạy sau, khiến anh cảm thấy rất không hay.
Sau này vì việc của tăng nhân khác, trụ trì nghi ngờ anh lấy trộm mấy thứ, bắt anh trói lại, lúc này tất cả hòa thượng trong chùa không ai nói một lời công đạo, đều là lựa gió lái thuyền, thế là trụ trì đuổi anh ra khỏi chùa.
Anh cũng không muốn cùng hàng ngũ với những người không chân tu đó nên đã rời Thiên Phong Lĩnh đi vân du, sau đó anh đến hang đá Vân Cương. Tại đây, anh nhìn thấy những bức tượng Phật được tạc khắc trước đây, sâu trong nội tâm thật sự cảm thấy có duyên với Phật nên đã ở lại đây một thời gian. Có một ngày, anh đang đi bộ trong hang đá thì một lão nhân tóc trắng đi tới trước mặt.
Lão nhân kéo Đức Chính ngồi xuống dưới bức tượng Phật mang tính biểu tượng của hang đá Vân Cương, ông nói với Đức Chính: “Ta biết con chân tâm cầu Pháp, nên không muốn ở trong ngôi chùa đó của ta”. Đức Chính thấy ẩn ý trong lời mà lão nhân nói, liền hỏi thăm: “Ngài chẳng lẽ có quan hệ với Thiên Phong Lĩnh đó sao?” Lão nhân mỉm cười: “Ta là vị Thần cuối cùng quản lý Thiên Phong Lĩnh đó, sau này nơi đó sẽ không còn gọi là Thiên Phong Lĩnh nữa, mà gọi là Hằng Sơn, thiên thượng sẽ thông qua hoàng đế ở nhân gian phong danh cho ngọn núi này là Bắc Nhạc. Nhạc (岳) vào thời cổ ở Hoa Hạ được xem là ký hiệu phạm vi thống trị trực tiếp của Hoàng đế, sau này truyền thừa tiếp xuống trở thành tượng trưng cho quyền lực (chữ Nhạc 嶽). Thực ra từ Thiên thượng mà nhìn, để thế gian con người xuất hiện ngũ Nhạc (năm ngọn núi thiêng ở Trung Quốc gồm Đông Nhạc, Tây Nhạc, Nam Nhạc, Bắc Nhạc, Trung Nhạc), cũng chính là thể hiện của ngũ hành, là nền móng cho sự phát triển lớn mạnh của vương triều. Trường năng lượng của ngũ Nhạc dung hợp tương quan với nhau, sẽ mang đến cho vương triều quốc thái dân an; ngược lại mà nói, nếu như hoàng đế của vương triều thất đức, ngũ Nhạc này sẽ xuất hiện dị thường, nền móng của vương triều sẽ bất ổn. Trên những núi Nhạc này đều có các vị Thần Tiên khác nhau cai quản”.
Nghe được những điều này, Đức Chính nói: “Như vậy ngài là vị Thần Tiên cuối cùng quản lý Thiên Phong Lĩnh, vậy có phải là tương lai sau khi nơi này bị đổi thành Bắc Nhạc thì sẽ có một vị Thần Tiên khác tới quản lý phải không? Con không quan tâm ai đang quản lý ngọn núi này, con chỉ đang nghĩ, bây giờ các ngôi chùa trên Thiên Phong Lĩnh đã không phải là nơi tịnh thổ thực tu rồi, nếu như đổi tên thành Bắc Nhạc, danh tiếng xa rộng, người đến rất đông, thì càng không phải là chỗ thực tu, thanh tu mà thôi”.
Lão nhân vẫn cười như trước: “Thiên Phong Lĩnh bị phong thành Bắc Nhạc chính bởi vì Huyền Không Tự. Lai lịch của ngôi chùa này rất lớn, không chỉ là một kỳ tích trong kiến trúc, mà trọng yếu hơn là, trước đó đã có một nhân vật đặc biệt ở tại Huyền Không Tự này, do đó thiên thượng an bài tại thời kỳ cuối cùng của lịch sử, Thiên Phong Lĩnh đổi thành Bắc Nhạc, để làm nổi bật Huyền Không Tự và nhân vật đặc biệt này. Còn như nói về việc tu hành ở các ngôi chùa khác trên Thiên Phong Lĩnh, nếu như là người chân tu, sẽ thể ngộ được rằng từng được nhân vật đặc biệt ở Huyền Không Tự kia từ bi bảo hộ. Không phải là người chân tu trong hoàn cảnh không thực tu kia sẽ dần dần thoái hồi nhân thế, đó cũng là kiếp số của họ….”
Khi họ đang trò chuyện sôi nổi, Đức Chính nhìn thấy một luồng ánh sáng vàng đi vào trong tượng Phật, sau đó tượng Phật mở miệng nói.
Chỉ nghe tượng Phật nói: “Ta muốn bảo con rằng, bất kỳ ai chỉ làm các việc mà không tu tâm, thì căn bản đều không thể thành Phật. Bởi vì tại các tầng thứ khác nhau trên thiên thượng đều có tiêu chuẩn. Trong tư tưởng đều nghĩ những thứ dơ bẩn không tốt, thì làm sao có thể lên trời đây? Hơn nữa thân thể không đạt được yêu cầu của tầng thứ đó thì căn bản là không được, cho nên không như con người tưởng tượng, tôi có chức vụ nào đó trong chùa hoặc trong đạo quán hoặc tôi kính dâng Phật cái gì đó thì có thể thành Phật. Người tu thành Phật thì kính Phật là điều cơ bản nhất, nếu không thì chẳng còn gì để nói. Nhưng chỉ đơn thuần kính Phật thì không thể thành Phật”.
Nói xong tượng Phật huơ tay một cái, Đức Chính liền tiến nhập vào một không gian, đây là không gian do Phật diễn hóa ra cho anh, tại đây anh nhìn thấy mặt chân chính mỹ hảo thuần tịnh của sinh mệnh, từ thân thể tới tư tưởng của những vị Thần này đều vô cùng thuần tịnh. Sau đó lại cho anh nhìn thấy trạng thái tư tưởng của những người xưng là người tu Phật không tu tâm chỉ làm các việc, họ chỉ có một cái tâm kính Phật, nhưng thâm sâu trong tư tưởng lại rất dơ bẩn, thân thể cũng rất bẩn, rất nhiều người không chỉ là “rất bẩn” mà còn vô cùng dơ bẩn, họ khoác bên ngoài cái vỏ người tu hành, làm những việc thậm chí còn không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của người thường. Đức Chính thấy rằng những người này đã có tên trong địa ngục rồi. Trong những chùa chiền đạo quán mà họ trông coi không có Phật Đạo Thần, những vị Thần đó sớm đã bỏ đi rồi, vốn đã không còn quản họ nữa rồi.
Thấy cảnh này khiến Đức Chính vô cùng chấn động, sau cùng hướng tượng đại Phật hỏi: “Kính hỏi Tôn giả, con đến nơi đâu để tìm Đại Pháp tu tâm chân chính?” Tượng đại Phật nói: “Con đi Đông Nhạc Thái Sơn mà tìm. Ta biết Sáng Thế Chủ Phật tương lai sẽ hồng truyền Đại Pháp tại thế gian”.
Nghe đại Phật nói như vậy, Đức Chính vô cùng mừng rỡ, quyết định nhanh chóng khởi hành đến Đông Nhạc Thái Sơn.
Nơi này cách Thái Sơn rất xa, nhưng vì biểu thị lòng thành kính với Sáng Thế Chủ, Đức Chính quyết định bộ hành vân du. Bởi vì anh ăn mặc như tăng nhân, suốt đường đi cũng gặp được một số thiện nam tín nữ bố thí, anh cũng giảng cho họ nhân quả luân hồi của Phật gia và đạo lý trần thế vô thường.
Chuyện dài nói ngắn, ngày nọ cuối cùng anh cũng đến được chân núi Thái Sơn hùng vĩ. Anh ở lại chân núi ba ngày, sau đó mang tấm lòng thành kính nhất, đại thể là bò lên núi. Khi bò tới cầu Vân Bộ, anh nhìn xuống dưới, đột nhiên nhìn thấy rất nhiều chúng sinh đều rất cảm động trước sự thành kính của anh, họ cảm thấy dường như đã được cứu rồi. Đột nhiên khiến anh nhận ra: “Sự tu hành của bản thân không chỉ đơn giản vì công thành viên mãn sinh mệnh chính mình, mà còn vì thành tựu càng nhiều sinh mệnh hơn”. Khi bò tới Thập Bát Bàn, đột nhiên Thần hiển hiện cho anh cảnh tượng mấy trăm năm sau, Sáng Thế Chủ với vô lượng kim quang đi trên đường núi này, nhưng khi đó Sáng Thế Chủ mặc trang phục của thời đó, anh đưa mắt nhìn, hình như trên trời còn có chim sắt (máy bay) đang bay.
Cuối cùng đã đến Đỉnh Ngọc Hoàng và Thiên Nhai, lại nhìn xuống nhân gian, anh chợt cảm thấy không còn chút tạp niệm nào. Sáng sớm ngày thứ hai, anh đã thấy được bình minh lộng lẫy, tráng lệ.
Trông theo tia sáng vạn trượng của mặt trời, anh lớn tiếng phát nguyện: “Sau này nhất định phải đi theo Sáng Thế Chủ Phật, lúc đó nhất định phải làm thật tốt”. Sau khi anh phát nguyện xong, Sáng Thế Chủ trên trời từ từ hạ xuống. Đức Chính nhìn thấy rất vui mừng, quỳ xuống lắng nghe lời dạy của Sáng Thế Chủ Phật.
Chỉ nghe Sáng Thế Chủ Phật nói: “Ta tại nhân gian từ xưa tới nay chuyển sinh qua rất nhiều sinh mệnh, cũng đã ở tại Huyền Không Tự một thời gian. Tương lai ta sẽ lấy thân phận người thường hồng truyền Đại Pháp khiến sinh mệnh thật sự được cứu độ; ta cũng sẽ tới Đông Nhạc Thái Sơn, khi đó con nhất định phải tu cho tốt, bởi vì căn cơ và ngộ tính của con rất tốt, cho nên tới lúc thì con phải phát huy tác dụng của mình. Nhất định phải nhớ kỹ: vô luận làm gì đều phải tu tâm, đây là căn bản. Hơn nữa nhất định không được xem trọng những việc mình đã làm được, nếu không sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với việc tu hành. Có rất nhiều người sẽ bởi vì làm được chút việc tốt liền bành trướng kiêu hãnh, cuối cùng những người này không chỉ không đạt được gì, hơn nữa còn bị hạ địa ngục. Không phải nói rằng tới học Pháp của ta thì đều có thể công thành viên mãn, căn bản không phải khái niệm ấy. Chỉ có người chính tâm, người chân tu mới có thể viên mãn, nếu không đến khi gây tổn thất và ảnh hưởng phụ diện cho Pháp này thì tội đó lớn vô cùng! Điểm này con nhất định phải nhớ rõ!” Nói xong Sáng Thế Chủ liền biến mất.
Đức Chính được Sáng Thế Chủ đích thân ủy thác, trong lòng tràn đầy cảm giác thần thánh, đồng thời cũng có cảm giác trọng trách. Nhưng lúc này anh còn có một việc không rõ, cũng không kịp hỏi Sáng Thế Chủ Phật, đó là vì sao nhân duyên kiếp này của anh lại trắc trở như vậy? Nhưng Sáng Thế Chủ Phật đã rời đi, anh cũng không thể tìm được vị Thần nào khác để giải đáp ẩn đố trong lòng mình nên đã mang theo ẩn đố này xuống núi.
Sau khi xuống núi, anh tiếp tục vân du, khi đi đến nơi mà ngày nay là Liên Vân Cảng, tại đây anh trú trong một ngôi chùa nhỏ, không lâu sau có một vị Thần chưởng quản các việc ở đây đến, ông ta lấy diện mạo người thường xuất hiện.
Vị thần này nói với Đức Chính: “Tôi và anh tương lai sẽ còn gặp lại nhau tại nơi này (không phải chỉ nơi ngôi chùa nhỏ ấy, mà là nói tại Liên Vân Cảng), anh và miền đất này có duyên”. Đức Chính nói: “Tôi biết, tới lúc sẽ có duyên với rất nhiều sinh mệnh các nơi, hiện tại tôi muốn biết nhất là, tại sao nhân duyên đời này của tôi lại trắc trở như vậy? Liệu tương lai có đi lại vết xe đổ ngày hôm nay hay không?” Vị Thần Tiên này mỉm cười: “Bởi vì trước đây khi anh là nữ nhân đã từng phụ lòng ba nam nhân. Tất nhiên đều là không cố ý, đều vì hiểu lầm. Nhưng mà bất hạnh của ba vị nam nhân đó đều là vì anh mà ra….” Đức Chính lúc này liền nói: “Thế chắc lúc đó tôi đẹp nghiêng nước nghiêng thành, không như tứ đại mỹ nhân thì cũng không thua kém là bao”. Nào ngờ vị Thần nói: “Nếu là mỹ nữ thì tốt quá rồi, anh lúc đó không chỉ không phải mỹ nữ mà còn là bà lão xấu xí hơn 80 tuổi….” Đức Chính đang đợi vị Thần nói tường tận, tiếc thay vị Thần đột ngột thay đổi chủ đề: “Tôi còn có việc, không nói chuyện với anh nữa”. Đức Chính liền nói: “Ngài nói hết câu rồi hãy đi có được không?” Thế nhưng vị Thần đã đi luôn không quay đầu lại.
Vì vị Thần không nói cho Đức Chính biết nên tôi lưu lại thắc mắc này ở đây để độc giả suy ngẫm, trên thực tế một việc phát triển rất nhiều lúc cơ bản là không giống như chúng ta tưởng tượng.
Ngày nay Đức Chính sớm đã đắc Pháp, chỉ là tình cảm hôn nhân vẫn không như ý. Bất kể thế nào, anh bất luận làm việc gì đều xem việc đó như tu luyện, xem như là biểu hiện của tu tâm. Hy vọng anh có thể làm càng tốt hơn.
Đây chính là:
Phong Lĩnh xuất gia vi tầm đạo
Chẩm nại miếu lý ô yên nhiễu
Tẩu nhập Vân Cương ngộ tôn giả
Thái Sơn cực đỉnh Phật quang diệu!
Dịch nghĩa:
Xuất gia tìm đạo nơi Thiên Phong Lĩnh
Nào ngờ trong chùa khói đen bao quanh
Đến động Vân Cương gặp được tôn giả
Phật quang chiếu sáng trên đỉnh Thái Sơn
Cần nói rõ: Mặc dù ngọn núi này được gọi là Thiên Phong Lĩnh khi nhân vật chính đang đi tìm Pháp, nhưng bây giờ người ta đã có ấn tượng rằng Thiên Phong Lĩnh chính là Hằng Sơn. Nếu ngày nay mà gọi Thiên Phong Lĩnh thì có nhiều người không biết, vì vậy tiêu đề sử dụng hai từ Hằng Sơn thay vì Thiên Phong Lĩnh để nhiều người có thể hiểu vị trí địa lý và hoàn cảnh của nhân vật chính một cách trực quan hơn.
Bình luận phản hồi:
Tam Sơn Ngũ Nhạc bao huyền diệu, cổ kim chớp mắt cách một niệm, lưu lạc tùy tâm không tùy sự, tí tí chút chút giải kỳ duyên, đều nghe chính đạo là dâu bể, lầu nhỏ Huyền Không cầm kiếm báu, khởi thiên duyên, khai chính kiến, hiểu rõ định mệnh ca tụng Sư nguyện, lành thay, kết duyên hoàn nguyện, hồng trần mỉm cười xóa hết, nhiều lần đợi chờ, chuyển độ, tân vũ trụ vô hạn.
Ngày đăng: 30-09-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.