Chân trời tìm Pháp: Nam Thiên Để Trụ (1)



Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

Người đọc: Tân Vũ Âm

Có thơ rằng:

Phiên âm Hán Việt:

Lãng tích thiên nhai tâm toan lộ
Khổ hải luân hồi ma nạn bố
Kim triêu đắc Pháp minh chân tướng
Chân ý vĩnh hằng tâm để trú

Diễn nghĩa:

Con đường đau khổ phiêu bạt chân trời góc biển
Luân hồi bể khổ ma nạn bủa vây
Hôm nay đắc Pháp hiểu rõ chân tướng
Ý nghĩa chân thực lưu lại vĩnh viễn trong tim

Cách đây vài ngày, vì yêu cầu công việc tôi lại đến đảo Hải Nam một lần nữa, sau đó tôi đã đến thăm thắng cảnh Thiên Nhai Hải Giác ở thành phố Tam Á hai lần với những người bạn khác nhau. Nói chung đến đây vào mùa này thời tiết rất nóng, các bạn tôi lúc đầu chưa quen nên thường nói: Thời tiết sao mà khó chịu vậy! Tôi cười và nói với họ: “Kỳ thực thời tiết và thủy thổ ở các vùng miền đều có những đặc điểm khác nhau. Những đặc điểm này đều thích ứng với những người ở các vùng khác nhau. Vì trong lịch sử của mỗi sinh mệnh [đều có những] biểu hiện khác nhau dẫn đến có những phúc phận lớn nhỏ khác nhau, khi chuyển sinh kiếp sau sẽ được căn cứ theo đặc điểm của mỗi sinh mệnh mà an bài”.

Vậy nên yếu tố thời tiết cũng trở thành một yếu tố quan trọng trong khâu an bài này, đây là yếu tố thứ nhất; yếu tố thứ hai là, bất luận là các môi trường khác nhau ưu việt hơn và thích hợp để cư trú, hay tồi tệ và không thích hợp để cư trú thì đều có Thần tham dự và cai quản. Tất cả đều được vị Thần có tầng thứ cao hơn an bài theo trình tự. Nếu chúng ta đến một khu vực mới và cảm thấy không thích ứng với khí hậu và thủy thổ, thì điều này vốn không hề gì cả, bởi vì mỗi chúng ta gặp tình huống này đều phải có một quá trình thích ứng.

Nhưng nhiều khi nội tâm của chúng ta bị ảnh hưởng bởi quan niệm vô thần, nên những gì chúng ta nói là thiếu tôn trọng các vị Thần cai quản khu vực này. Từ góc độ thời tiết, dù mát mẻ hay oi bức, đó đều là Thần an bài. Nếu đến đây mà cứ nói: Tại sao ở đây oi bức như vậy, vị Thần quản thời tiết sẽ nghĩ gì? Một số người chắc chắn sẽ nói: Tôi thấy nóng, tại sao không cho người ta nói ra suy nghĩ của mình? Tôi thấy kỳ thực nói thẳng cũng không sao cả, điều quan trọng là chúng ta phải từ trong tâm mà nói với Thần. Ví dụ, chúng ta có thể nói như thế này: “Chúng tôi đến đây lần đầu tiên, xin Thần giúp cho đừng quá nóng, hãy để chúng tôi thích ứng với khí hậu ở đây”.

Rất nhiều thứ có thể được giải quyết dễ dàng theo cách này. Kỳ thực là tôi đã mượn thời tiết hiện tại oi bức ở đây để nói một đạo lý, đó là: khi gặp những vấn đề không hài lòng hoặc không hợp ý mình, chúng ta nhất định không được oán trách, ngay cả oán trời oán đất cũng không nên, mà trong tâm chúng ta phải hoàn toàn tràn đầy lòng thành kính và biết ơn đối với Thần và Thiên Thượng. Khi nội tâm của chúng ta tràn ngập ánh sáng, thì thực ra sẽ có một con đường cho mọi thứ, và mọi thứ đều dễ dàng xử lý. Người ta thường nói: Người khác đã đóng lại một cánh cửa của bạn, nhưng Thần đã mở cho bạn một cửa khác. Nói cách khác, dù chúng ta có gặp phải khó khăn gì trên hồng trần muôn trượng này thì cũng đừng nghĩ về nó một cách quá bi quan. Có thể chịu khổ một khoảng thời gian ngắn, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn hoặc thậm chí tốt hơn nữa.

Vừa rồi là phần mở đầu, sau đây xin trở lại vấn đề chính.

Hôm qua tôi cùng chị gái tôi là Thượng Quan đến khu thắng cảnh Thiên Nhai Hải Giác, chúng tôi đã đến thăm khu vực phiến đá khắc dòng chữ “Nam Thiên Nhất Trụ”. Tôi quay mặt ra biển song bàn đả tọa, hướng về các vị thần Nam Hải với tấm lòng chân thành và thành kính nhất. Khi đó, trên bầu trời triển hiện hình ảnh và trạng thái của các vị Thần, Phật, Bồ tát, các Long tộc ở biển và các sinh mệnh khác.

Trong lịch sử văn minh hàng nghìn năm của Trung Hoa, người ta coi hai chữ “Thiên nhai” (có thể hiểu là chân trời góc bể) là để chỉ cho khoảng cách xa xôi, cõi lòng thê lương đau khổ. Dù là “Phiêu bạt nơi chân trời góc biển” hay “Cô đơn nơi chân trời góc biển” đều bao hàm nhiều cay đắng và bất lực. Thượng đế an bài loại tâm lý phức tạp này nhằm khiến cho con người ta nhận ra rằng con người đều là từ tầng thứ cao trôi dạt đến đây, lang thang ở đây. Ta chính là chịu khổ để chuộc tội, cuối cùng đợi đến khi Đại Pháp hồng truyền, trong khổ nạn có thể thăng hoa lên mà hướng về ngôi nhà vĩnh hằng trên Thiên Thượng, từ đó để được Đại Pháp truyền độ, và cuối cùng trở về ngôi nhà vĩnh hằng đó, bất diệt và thực sự hạnh phúc.

Tôi đã lấy lịch sử bi tráng và oai hùng mà tôi cùng với một đệ tử Đại Pháp diễn vai trong những năm tháng lịch sử vì để ngày nay có thể đắc Pháp, bằng suy nghĩ của tôi, để thể hiện nó trước mặt những vị thần đó. Sau đây xin kể câu chuyện trong triều đại Lưỡng Tấn.

Trong thời kỳ Lưỡng Tấn, triều chính không ổn định, người Hồ ở phương bắc thường xuyên xuống phía nam xâm lược Trung Nguyên. Cô ấy vốn là một tiểu thư khuê các, có một lần khi ngã bệnh đã gặp một bà lão, sau khi xem bệnh bà lão đó nói rằng chỉ có âm thanh của một loại đàn mới có thể điều chỉnh được bệnh tình của cô. Sau đó bà lão bảo cô hãy đích thân đi đến núi Chung Nam để tìm tiếng đàn đó. Mặc dù trong thời nhà Tấn không còn những quy định quá khắt khe với phụ nữ như ở thời nhà Tống, nhưng việc đi lại của các cô gái vẫn có nhiều điều bất tiện. Thế là cô cải trang thành nam giới, mang theo hai a hoàn đích thân đi đến núi Chung Nam. Trên đường đi cô tình cờ gặp một vị hôn quân, hôn quân đó vừa nhìn thấy cô mặc dù đã cải trang thành nam giới nhưng vẫn có nét đẹp tuyệt trần nên đã bảo cô đi cùng. Kết quả là đúng lúc đó cô ấy lại phát bệnh không dậy được. Hôn quân đó thấy vậy cũng chỉ có thể bỏ cô lại. Sau khi hôn quân rời đi, tiếng đàn mỹ diệu đó dường như ngân nga từ phía chân trời đến, bệnh tình của cô lập tức khỏi hẳn. Sau khi nghỉ ngơi dưỡng sức vài ngày, cô lại tiếp tục lên đường tìm kiếm âm thanh của tiếng đàn.

Khi đi đến dưới chân núi Chung Nam, cô gặp một người thợ rèn trẻ tuổi [đang] thổi sáo. Cô cảm thấy rất lạ nên hỏi anh: Người thổi sáo nên phải là văn nhân tao nhã, sao người khắp thân bẩn thỉu thế này mà vẫn thổi sáo? Người thợ rèn nói rằng ban đầu anh ta cũng không biết thổi sáo, nhưng sau đó anh ta gặp một ông lão tóc bạc trắng nói rằng: “Con phải học thổi sáo, sau này con sẽ gặp một người, con phải cùng cô ấy lên đỉnh núi để tìm kiếm một tiếng đàn đặc biệt”. Từ đó anh bắt đầu thổi sáo không kể ngày đêm, dù biết rằng mình thổi không hay nhưng để hoàn thành giao phó của ông lão, anh đã làm hết sức mình. Lúc này, hai người a hoàn của vị tiểu thư khuê các vì lặn lội đường xa, lại không hợp với thủy thổ, đồng thời bị nhiễm gió rét đã lần lượt qua đời. Vị tiểu thư rất đau buồn, nhìn thấy thế người thợ rèn đã an ủi cô, anh ta sẵn lòng cùng cô lên đỉnh núi để tìm tiếng đàn đó.

Kể từ đó họ đi cùng nhau, dưới một vách đá, lúc họ đang tìm đường, đang lúc không biết làm thế nào, một thác nước khổng lồ từ trên trời rơi xuống, áp lực và sức va chạm quá lớn và đột ngột đẩy họ tách ra xa. Giống như cảnh tượng sau một vụ tai nạn máy bay, thân người rơi từ trên cao rơi xuống, thân thể và chân tay mỗi thứ một nơi. Trong thời khắc cuối cùng hai người họ đã dựa sát vào nhau, cùng nhau chống lại lực va chạm cực lớn, nhưng rốt cuộc tứ chi và cơ thể vẫn bị tan nát bởi tác động rất lớn của dòng nước và sự va đập của vách đá.

Lúc ấy, khi nguyên thần của họ xuất ra khỏi thân thể, họ có cảm giác hối tiếc vì đã mất đi thân thể người, dường như chỉ thấy cảm giác thoả mãn tấm chân tâm và lòng thiện ý khi kiếp này có thể có duyên phận tương tri tương ngộ cùng nhau đi tìm tiếng đàn. Mặc dù ngay lúc đó, họ không biết mục đích thực sự của bà lão yêu cầu họ tìm kiếm tiếng đàn là gì, nhưng nơi sâu thẳm trong trái tim họ cảm thấy rằng nó nhất định được sử dụng để thiết lập một mối kỳ duyên về sau.

Khi hai người họ nghĩ rằng sẽ phải bước vào một kiếp luân hồi tiếp theo, thì có một vị Thần khoảng bốn mươi tuổi tay cầm cây phất trần bước tới và nói: “Chuyện của các con kiếp này còn chưa kết thúc, sao các con lại vội muốn đi đầu thai?” Hai người nghe thấy thế liền nói: Chúng con không có thân người thì làm sao có thể lên đỉnh núi tìm tiếng đàn được? Vị Thần ấy mỉm cười, lấy ra hai cái túi, niệm một câu thần chú, bỏ thân thể rách nát của họ vào các túi khác nhau, sau đó lấy ra một cái bát có nắp, để nguyên thần của họ ở bên trong lưu lại một lúc.

Hai người làm theo, rồi vị Thần Tiên ấy cưỡi mây đưa hai người và thân thể của họ lên đỉnh núi, lên đến đỉnh ông thả nguyên thần của họ ra rồi đặt chiếc túi xuống, lúc này họ mới nhìn thấy cơ thể của họ vẫn còn nguyên vẹn không bị thương tổn chút nào, chẳng những thế mà bây giờ họ còn trở nên đẹp trai và xinh gái hơn xưa. Vị Thần Tiên nói: “Hãy quay trở lại cơ thể của các con. Các con hãy ở đây, dùng tâm thái thành kính nhất để chờ đợi tiếng đàn đó.”

Họ đã làm theo lời vị Thần Tiên đó và bắt đầu chờ đợi rất lâu ở đây.

Mặc dù họ đã trải qua những điều vô cùng kỳ diệu, nhưng rút cuộc họ cũng vẫn là những nam nữ còn độc thân nên cũng đôi khi [giữa họ] cũng khởi dậy một chút ham muốn của con người, nhưng bất cứ khi nào tiếng đàn đó vang lên bên tai họ thì đột nhiên những ham muốn của họ đều hoàn toàn biến mất.

Sự chờ đợi ở đó thật là gian khổ và lâu dài, các loại ma nạn cũng theo đó mà đến. Nhưng dù thế nào đi nữa, họ vẫn vì lời thề của mình mà chờ đợi, không thể thay đổi hay phá vỡ. Cuối cùng, khi đôi chân của họ bắt đầu thối rữa và cánh tay gầy guộc đến mức không thể nhấc lên nổi, họ vẫn giữ vững lời thề đó và chưa từng nghĩ đến việc sẽ thay đổi nó.

Trước khi chết, cô tiểu thư khuê các nói với người thợ rèn rằng: “Cảm ơn huynh đã kiếp này đã cùng ta đi tìm tiếng đàn. Ta biết đây là một mối vạn cổ kỳ duyên, nhưng khổ nạn trong quá trình tìm kiếm này thật sự rất lớn. Ta thật sự không nhẫn tâm để huynh phải chịu đựng tiếp nữa”.

Người thợ rèn rơi lệ nói: “Nếu ta muốn đi thì ta đã đi từ lâu rồi, hà tất phải đợi đến lúc sắp chết đói thế này. Cô đừng nghĩ nhiều như vậy. Lúc trước thân thể của chúng ta bị đập vào vách đá thành ra như thế, chẳng phải cũng được Thần Tiên dùng pháp lực để cứu giúp sao, có lẽ lần này Thần Tiên nhìn xem tâm của chúng ta có thể thật sự kiên trì hay không đó. Dù thật sự kiếp này chúng ta không thể tìm thấy tiếng đàn ấy, nhưng vì ông trời đã cho ta gặp cô trong kiếp này, đồng thời có thể cùng cô trải qua bao sóng gió cùng tìm kiếm một mục tiêu, tất cả điều đó là đủ với ta rồi! Ta không cần bất cứ điều gì khác nữa”.

Khi anh dùng hết chút sức bình sinh nói xong những lời này, anh nhắm mắt lại, chuẩn bị từ giã cõi đời một lần nữa. Cô tiểu thư nghe xong lời nói tâm huyết của anh, không kìm được nước mắt, rồi mỉm cười nhắm mắt lại, cũng chuẩn bị rời khỏi trần thế.

Sau một lúc, họ đều cảm thấy cơ thể mình dường như được một cánh tay to lớn nâng đỡ, nhấc trên bầu trời. Bởi vì tiếng gió thổi rất to, nhưng họ cũng không còn sức mở mắt, trong lòng nghĩ rằng: Dù là phúc hay là họa, cũng chỉ có thể để mặc thế này thôi.

Một lúc sau, nghe thấy một vị Thần nói: “Hãy đặt hai người họ lên [chiếc] giường thần tiên.”

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/268813



Ngày đăng: 18-01-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.