Chân trời tìm Pháp: Minh sơn hoằng tuyền (1)
Tác giả: Thạch Phương Hành
[ChanhKien.org]
Có thơ rằng:
Sa sơn minh âm triệt tứ phương
Nguyệt nha hoằng tuyền bích ba đãng
Sơn tuyền liên duệ diễn đại hý
Chương hiển Thần tú tứ hải dương
Dịch nghĩa:
Gió rít Minh Sa vọng bốn phương
Nước xanh Nguyệt Nha bồng bềnh trôi
Núi hồ cùng diễn màn đại kịch
Triển hiện Thần tích vang [danh] tứ hải
Minh Sa Sơn (đồi cát Minh Sa) và Nguyệt Nha Tuyền (hồ Nguyệt Nha) là hai điểm du lịch cấp quốc gia 5A thuộc thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, nơi này hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan. Đến đây, các du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh của “đại mạc cô yên” (làn khói bén lên giữa sa mạc hoang vu) cùng “trường hà lạc nhật” (hoàng hôn trên dòng sông dài) và cảm thấy ngạc nhiên đến ngỡ ngàng sửng sốt trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa, từ đó mà tâm hồn được tẩy tịnh an yên.
Dựa theo tư liệu được ghi chép: sa mạc cát Minh Sơn bắt đầu từ phía đông nơi tiếp giáp với hang Mạc Cao và kéo dài đến Đảng Hà Khẩu ở phía tây; tổng chiều dài rơi vào khoảng 40 km, rộng 20 km, độ cao trung bình 100 m. Từ thời Tây Hán đã có những ghi chép về nơi này, trong《Hậu Hán Thư – Quận Quốc Chí》 và Nam Triều《Kỳ Cựu Ký》có viết: Đôn Hoàng có núi cát Minh Sa kỳ dị, có nước hồ Nguyệt Nha treo lơ lửng như thần tích. Trong sách《Cựu Đường Thư – Địa lý chí》có viết: “Vào lúc trời trong xanh, thì âm thanh tiếng gió rít trên sa mạc cát Minh Sa đến tận trong thành nội còn nghe rõ”. Di thư ghi chép về Đôn Hoàng có viết: “Vào ngày nóng nhất mùa hạ, tiếng người và ngựa đạp chân trên cát sẽ tạo ra thanh âm chấn động cả một vùng trong bán kính 10 km, vào thời điểm tết Đoan Ngọ, nam nữ trong thành cùng nhau trèo lên đỉnh đồi cát, từ đó bắt đầu chạy xuống dưới chân đồi, âm thanh chấn động ầm ầm như sấm đánh”.
Sa Sơn (núi Sa) không chỉ cao lớn, mà dưới tác động của hướng gió thổi còn liên tục phát ra âm thanh vang động, vậy nên mới được gọi là Minh Sa Sơn (có nghĩa là núi cát biết hát). Núi cát bị gió “gọt giũa” thành nhiều hình dạng khác nhau, thậm chí còn có cả góc cạnh. Cát ở đây rất mịn, phân thành năm màu sắc: hồng, vàng, trắng, đen, xanh ngũ sắc. Hình dạng của suối Hoằng Thanh quanh co như vầng trăng lưỡi liềm, vì vậy có tên gọi là Nguyệt Nha Tuyền. Tại đây có một nghi vấn khiến người ta vô cùng thắc mắc đó là: đồi cát cao lớn sừng sững như vậy tại sao không thể che lấp nổi một con suối nhỏ bé? Liệu rằng ở đây hàm chứa huyền cơ gì chăng?
Hình ảnh 01: Minh Sa Sơn, nguồn: Internet
Hình ảnh 02: Mùa đông tại Minh Sa Sơn, nguồn: Internet
Hình ảnh 03: Mùa hè tại Nguyệt Nha Tuyền, nguồn: Internet
Hình ảnh 04: Mùa đông tại Nguyệt Nha Tuyền, nguồn: Internet
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau kể về câu chuyện tìm Pháp của hai nhân vật có quan hệ tới Minh Sa Sơn và Nguyệt Nha Tuyền.
Theo như cách nói của các chuyên gia địa chất hiện nay thì dạng địa chất nơi Minh Sa Sơn và Nguyệt Nha Tuyền đã có từ hơn 2000 năm về trước. Kỳ thực sự hình thành của kỳ quan địa chất này có quan hệ trực tiếp đến sự tạo tác của Thần.
Trên biểu hiện tại thế gian con người thì khi cao nguyên Thanh Tạng dần dần tăng độ cao đã ngăn cản hơi nước từ Ấn Độ Dương đẩy lên phía bắc, hơn nữa nơi đây lại cách quá xa Thái Bình Dương nên khí hậu dần dần trở nên khô nóng. Thêm vào đó là tác động của con người khiến cho tốc độ sa mạc hóa của nơi này càng trở nên trầm trọng hơn.
Tại thế gian con người thì “sa mạc” là danh từ biểu tượng cho sự tiêu điều và chết chóc, còn “suối nguồn” là tượng trưng cho sinh cơ (sự sống). Mặc dù thời khắc của cái chết sẽ uy hiếp đến sự sống, nhưng nó không thể làm phai mờ đi sự sống, lúc này con người sẽ nghĩ đến sự từ bi vô lượng của Thần. Khi ngắm nhìn cảnh tượng Nguyệt Nha Tuyền nằm ngay giữa lòng sa mạc chúng ta sẽ minh bạch ra điểm này. Tôi nghĩ rằng đây chính là nguyên nhân khiến tại đây thường xuyên có du khách tới thăm quan.
Kỳ thực nói về sự an bài của Thượng Thiên thì đúng là như vậy. Đương sơ chính là Thần đã cân nhắc đến trạng thái của con người khi an bài hoàn cảnh nơi thế gian. Khi người ta liên tục làm ra những chuyện bất hảo thì hoàn cảnh tự nhiên nơi con người sinh tồn sẽ biến đổi trở nên không còn tốt nữa, cuộc sống con người sẽ ngày càng khó khăn, vì vậy “sa mạc” xuất hiện như một biểu tượng cho sự chết chóc. Đồng thời cũng vào lúc hai nền văn hóa đông tây dần dần thiết lập “chướng ngại” trên phương diện văn hóa và văn minh thì con người nếu muốn đạt được sự câu thông hai chiều thì chỉ còn cách cố gắng khắc phục những khó khăn đó. Đây cũng chính là đạo lý tương sinh tương khắc nơi thế gian con người.
Có một vị chính Thần chưởng quản Minh Sa Sơn đã nói cho tôi về quá trình lịch sử của vị ấy. Kể ra thì rất dài, tại đây chúng ta chỉ có thể nói tóm lược sơ qua.
Vị thần ấy vốn dĩ là một Thạch Đầu (tảng đá) trên một tiên đảo nằm trong một lòng hồ xinh đẹp tại một cảnh giới nọ. Thạch Đầu này không lớn lắm, nếu đem cố định lại thì chỉ vừa vặn khoảng chừng 3m. Mặc dù chỉ là một tảng đá trên thiên giới nhưng Thạch Đầu cũng là một vị Thần với đầy đủ linh tính và thần thông phi phàm của mình. Trong hồ còn có một Tiểu Điểu (con chim nhỏ) vô cùng xinh đẹp và hoạt bát. Tiểu Điểu thường đậu trên lưng Thạch Đầu mà chơi đùa một cách vui vẻ.
Dùng tư duy của con người mà xét thì chim và đá làm sao có thể chơi đùa với nhau được? Kỳ thực thì không phải như vậy. Bởi vì tất cả mọi điều nơi thiên giới đều vô cùng mỹ hảo. Bản thân Tiểu Điểu nếu đem cố định lại thì xem chừng cũng không lớn lắm, nhưng Tiểu Điểu lại có thần thông rất lớn. Ví như có một lần Thạch Đầu nói: “Bạn có thể đem theo tôi bay tới nơi xa nhất bạn từng đi qua được không?” Tiêu Điểu trả lời: “Được thôi!” Thế rồi Thạch Đầu tự nâng mình dậy hạ xuống lưng của Tiểu Điểu, cứ như vậy Tiểu Điểu đem theo Thạch Đầu bay đến nơi xa nhất mà nó từng đến. Đây là một khu rừng rất kỳ lạ, nơi đó mỗi thân cây đều rất cao lớn với những chiếc lá cây khổng lồ, hơn nữa hình dạng của lá và màu sắc trên phiến lá cũng thường xuyên thay đổi.
Trong khu rừng này có rất nhiều các loài chim thú. Khi Thạch Đầu và Tiểu Điểu bay tới nơi này, thì vừa hay có một vị thần tiên đang xuất hiện ở đó, vì khu rừng này sắp phát sinh một số sự việc nên vị thần tiên này đến đây để giải quyết. Khi vị thần tiên ấy bắt gặp Thạch Đầu và Tiểu Điểu liền cảm thấy hai sinh mệnh này rất đáng yêu và có phần thú vị nên đã thuận tay vuốt lên lưng Thạch Đầu một cái, tức thì trên lưng Thạch Đầu liền xuất hiện ánh quang ngũ sắc. Tiếp đến vị thần nói với hai người họ rằng: “Hai ngươi có muốn đi đến nơi thú vị hơn nữa không?”. Cả hai cùng đồng thanh trả lời: “Đương nhiên là muốn ạ!”. Vị thần liền đưa tay đẩy nhẹ vào Thạch Đầu và Tiểu Điểu một cái, tức thì trong nháy mắt cả hai đã được đưa đến một nơi vô cùng đặc biệt. Đây chính là nơi có thể đo lường xem một vị Thần tiên sẽ dùng hình dạng như thế nào để triển hiện ra. Nói cách khác đây chính là nơi “phong thần chi địa”. Cũng chính là nói đây là nơi đo lường một vị thần sẽ dùng hình dạng, trí huệ và uy đức v…v… như thế nào để triển hiện trong thương vũ. Bởi vì hình dạng và uy đức của Thần không phải là “chung thân” (một đời là như vậy), nếu vị Thần nào đó làm được tốt hơn nữa thì sẽ có uy đức và biểu hiện càng cao hơn; ngược lại nếu như làm không tốt thì sẽ bị giáng hạ tầng thứ, như vậy thì hình dạng và uy đức cùng trí huệ cũng như các phương diện khác sẽ không thể giữ được như nguyên trạng ban đầu nữa, do đó sẽ cần một tiêu chuẩn để đo lường. Chỉ có điều trong tình huống thông thường thì sự đo lường này sẽ có Thiên Thần hộ pháp của từng tầng thứ đảm nhiệm. Tuy nhiên Thiên Thần hộ pháp cũng không chỉ có một, trong một cảnh giới rộng lớn thì chủng dạng thiên thần này cũng là một quần thể sinh mệnh. Một cách tự nhiên, quần thể này cũng sẽ có phạm vi cảnh giới đối ứng của họ. Cảnh giới này hoàn toàn khác biệt so với cảnh giới mà các vị Thần khác cư ngụ. Nói tóm lại, Thạch Đầu và Tiểu Điểu đã vô tình đến được đúng một nơi như vậy.
Sự xuất hiện có phần “bất ngờ” của Thạch Đầu và Tiểu Điểu khiến cho các vị thần hộ Pháp tại nơi đây có chút lấy làm kinh ngạc, bởi vì nơi này thần thông thường không thể tới được, thậm chí ngay cả thần cũng không hề biết có một nơi như thế này tồn tại. Vị thần hộ pháp cao nhất trong cảnh giới đó nói: “Dẫu sao thì hai người họ cũng đã đến đây rồi, khẳng định là có nhân duyên, đã đến rồi thì không thể đến không như vậy được”. Nói rồi vị thần chủ quản liền để các thần khác tra xét xem lịch sử nguyên lai và các nhân tố của thần trên thân hai “vị khách” như thế nào. Các vị thần hộ pháp sau khi tra xét đã cùng nhau hội báo lên vị thần cao nhất. Nghe xong, vị thần chủ quản liền nói: “Vậy hai ngươi hãy thoát ly khỏi hình dạng của Thạch Đầu và Tiểu Điểu, biến thành hình dạng của Thần đi! Mặc dù trong cảnh giới kia các ngươi cũng là Thần, với thần lực của hai ngươi cũng có thể biến hóa thành các hình dạng khác nhau, nhưng bản tướng của các ngươi là Thạch Đầu và Tiểu Điểu; lần này bản tướng của hai người sẽ đều là Thần, nguyện ý biến thành đá và chim là sở nguyện biến hóa của các ngươi như vậy. Không chỉ có vậy, bởi vì hai ngươi có trạng thái của sự vô tư cùng các nhân duyên khác tạo kết cho nên các ngươi sẽ được cấp cho năng lực và trí huệ cao hơn bình thường, nơi các ngươi muốn đi và có thể đi tới đều cao và xa hơn những nơi mà Tiểu Điểu và Thạch Đầu thông thường có thể tới. Hãy nhớ kỹ rằng tất cả những điều này đều là chuẩn bị cho trách nhiệm mà hai ngươi phải gánh vác trong tương lai”. Còn chưa đợi cho “hai người” họ kịp phản ứng (trong lúc vị Thần tối cao kia đang nói thì hình dạng của Thạch Đầu và Tiểu Điểu dần dần biến thành hình dạng của Thần mà chúng ta vẫn biết, vậy nên từ đoạn này trở đi sẽ dùng danh xưng “Thần” để biểu đạt họ), thì một vị thần hộ pháp khác liền nói: “Sau khi cảm ơn xong, thì hai ngươi hãy trở về đi nhé!”. Hai người họ chỉ còn biết cảm tạ các vị thần ở nơi đây rồi trở về cảnh giới nguyên lai của mình.
Nói về khoảng thời gian mà họ rời đi thì không quá dài nhưng khi trở về cảnh giới nguyên lai thì nơi đây dường như đã trở nên “già cỗi” hơn trước. Tất cả mọi thứ đều như được phủ lên một cảm giác hư bại nào đó. Khi trở về, hai vị thần của chúng ta đã có thêm trí huệ nên cũng được tính như là hai người họ đang trùng tổ lại càn khôn nơi này. Sau khi thi triển thần thông, nơi này được tịnh hóa trở nên mỹ hảo và thuần tịnh hơn cả trước đây khi hai người họ xuất hiện trong thân phận của Thạch Đầu và Tiểu Điểu. Cứ như vậy lại trải qua một khoảng thời gian tương đối lâu dài nữa, nơi này lại một lần nữa xuất hiện bại hoại và biến dị. Nhưng vào lúc này khi cả hai cùng nỗ lực vận dụng Pháp lực và Thần thông thì dường như đều chẳng thấm tháp vào đâu. Sau này họ mới phát hiện ra rằng năng lực tự thân của mình càng ngày càng chịu hạn chế lớn hơn. “Đây rút cục là chuyện gì vậy?”. Họ đem theo nghi vấn đi khắp nơi dò hỏi nhưng đâu đâu cũng xuất hiện những điều biến dị và bại hoại tương tự. Đối diện với tình huống trên, chúng Thần cũng đều không có cách nào cả.
Trước cục diện này, giọt lệ từ bi của rất nhiều chúng Thần đã nhỏ xuống…có thể chúng Thần đã thực sự cảm nhận được cảm giác “lực bất tòng tâm” là như thế nào.
Trạng thái như vậy lại kéo dài trong một khoảng thời gian rất lâu. Rất nhiều nơi trong cảnh giới đều đã phát sinh ô nhiễm. Đây là điềm báo trước cho sự biến mất triệt để. Chúng thần đều hiểu ra rằng đại kiếp số đang ở ngay trước mắt.
Một ngày nọ, hai người họ triệu mời các vị thần trong một tầng thứ nhất định tại cảnh giới đó cùng hướng tới tầng thứ cao hơn mà kính bái (“cầu nguyện” là từ dùng trong thể hệ thần của phương tây, đối ứng với thể hệ thần phương đông thì dùng “kính bái” thì thích hợp hơn). Một lúc sau, mấy vị Thần tại cảnh giới cao hơn đi xuống, khi nhìn thấy tình cảnh nơi này họ cũng biểu thị rằng năng lực của bản thân có hạn. Bởi vì Thần đều rất từ bi, nên những vị Thần tại cảnh giới cao hơn này đã cùng gia nhập và hướng tới thần của cảnh giới cao hơn nữa tiến hành kính bái. Lại qua một lúc sau, mấy vị thần của cảnh giới còn cao hơn nữa xuất hiện, nhìn thấy cảnh tượng nơi đây dường như vẫn là không thể giải quyết vấn đề từ căn bản. Mấy vị thần này lại một lần nữa gia nhập vào hàng ngũ các vị thần và cùng nhau hướng tới thần tại cảnh giới cao hơn kính bái. Cuối cùng tại nơi đây xuất hiện một vị thần tại cảnh giới cao hơn nữa. Vị thần này khi vừa trông thấy họ liền cười nói: “Thực ra thì bản thân ta cũng không thể giải quyết vấn đề của các vị từ căn bản, nhưng ta đã gặp được Sáng Thế Chủ vĩ đại. Ngài đang từng tầng hạ xuống, Ngài sẽ từ trên căn bản mà giải quyết vấn đề bất thuần của vũ trụ và chúng sinh. Không lâu nữa, Ngài sẽ đến cảnh giới này của các vị. Các vị cần chuẩn bị tốt công tác đón tiếp nhé!”. Nghe thấy vậy, các vị thần trong các tầng thứ khác nhau đang có mặt tại nơi đây đều không hẹn mà cùng nhau hoan hô vui vẻ.
Bởi vì mọi người đều quá đỗi vui mừng nên đã cùng nhau hoan hô, đối với thần mà nói thì vô hình đã đều dùng đến thần thông, điều đó khiến cho núi sông trong cảnh giới đó dường như cũng cùng hòa chung vào bản hoan ca, chấn động được tạo ra vô cùng lớn, điều này tự nhiên đã làm kinh động đến Long Vương trong tầng thứ đó.
Vị Long Vương này hiện thân là một kim long, đã coi giữ nơi này trong một khoảng thời gian rất lâu. Khi nhận thấy trong biển có chấn động, Long Vương đã sai thuộc hạ đi tra xét sự tình, bởi vì Long Vương biết rõ cảnh giới này trước nay chưa từng xuất hiện sự việc như vậy nên đây khẳng định là có đại sự phát sinh. Sau khi tra xét một vòng, thuộc hạ trở lại báo cáo tình hình với Long Vương. Nghe xong, Long Vương nghĩ bụng: “Ta cũng không thể để bản thân bị rớt lại”. Thế nên một mặt Long Vương phái người theo sát tình hình bên ngoài, mặt khác, Long Vương tự biến mình thành một vị tiểu Thần tiên trong hình dạng của một cậu bé để theo sát hai vị Thần tiên kia (chỉ Thạch Đầu và Tiểu Điểu). Về sau, “Tiểu Điểu” (lúc này đã biến thành một vị nữ thần mỹ lệ) nhìn thấy vị tiểu thần này trong lòng bèn cười thầm: chút mánh khóe này liệu có thể qua mắt chúng ta sao…, nghĩ vậy nhưng trong lòng cũng rất hiểu cho Long Vương. Vậy nên, vị nữ thần này (chỉ Tiểu Điểu) giả bộ như không hay biết, tiếp tục cùng vị nam thần (chỉ Thạch Đầu) lo liệu việc đón tiếp Sáng Thế Chủ sắp tới.
(Còn tiếp)
https://www.zhengjian.org/node/263044
Ngày đăng: 11-09-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.