Tinh giải luận ngữ (48): Người quân tử không thể gian dối
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
宰我問曰:「仁者雖告之曰井(1)有仁(2)焉,其(3)從(4)之(5)也?」子曰:「何為其然(6)也?君子可逝(7)也,不可陷(8)也;可欺(9)也,不可罔(10)也。”
(《論語•雍也第六》)
Hán Việt
Tể Ngã vấn viết: “Nhân giả, tuy cáo chi viết: Tỉnh hữu nhân yên, kỳ tùng chi dã?” Tử viết: “Hà vi kỳ nhiên dã? Quân tử khả thệ dã, bất khả hãm dã; khả khi dã, bất khả võng dã”.
(Luận ngữ, bài 6 Ung dã)
Phiên âm
Zǎi wǒ wèn yuē:`Rénzhě suī gào zhī yuē jǐng (1) yǒu rén (2) yān, qí (3) cóng (4) zhī (5) yě?’Zǐ yuē:`Hé wéi qí rán (6) yě? Jūnzǐ kě shì (7) yě, bùkě xiàn (8) yě; kě qī (9) yě, bùkě wǎng (10) yě.”
Chú âm
宰ㄗㄞˇ我ㄨㄛˇ問ㄨㄣˋ曰ㄩㄝ:「仁ㄖㄣˊ者ㄓㄜˇ雖ㄙㄨㄟ告ㄍㄠˋ之ㄓ曰ㄩㄝ井ㄐㄧㄥˇ(1)有ㄧㄡˇ仁ㄖㄣˊ(2)焉ㄧㄢ,其ㄑㄧˊ(3)從ㄘㄨㄥˊ(4)之ㄓ(5)也ㄧㄝˇ?」子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「何ㄏㄜˊ為ㄨㄟˊ其ㄑㄧˊ然ㄖㄢˊ(6)也ㄧㄝˇ?君ㄐㄩㄣ子ㄗˇ可ㄎㄜˇ逝ㄕˋ(7)也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ陷ㄒㄧㄢˋ(8)也ㄧㄝˇ;可ㄎㄜˇ欺ㄑㄧ(9)也ㄧㄝˇ,不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ罔ㄨㄤˇ(10)也ㄧㄝˇ。”
(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ•雍ㄩㄥ也ㄧㄝˇ第ㄉㄧˋ六ㄌㄧㄡˋ》)
Chú thích
1 井 Giếng: Trong giếng nước.
2 仁 Nhân: Giống như chữ người “人”, nhưng là người nhân nghĩa, là đức hạnh đứng đầu trong ngũ đức “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín”.
3 其 Kỳ: Ở đây là chỉ người nhân nghĩa.
4 從 Tùng, tòng: Đi theo, làm theo người trước đã thực hiện.
5 之 Chi: Người kia nhảy xuống giếng.
6 何為其然 Sao có thể làm vậy được: Vì sao lại cứ nhất định làm theo như thế? Ý nghĩa là: Người quân tử không nhất định là sẽ bị lừa dối để đi cứu người, dù có bị lừa đi đến bên miệng giếng nguy hiểm, thì cũng sẽ tự mình có thể nhận biết chân tướng, phân biệt rõ chân giả. Cho dù có là thật đi nữa thì cũng không hồ đồ tự mình nhảy xuống giếng, mà phải nghĩ biện pháp thích hợp để xử lý!
7 逝 Thệ: Đi hướng vào trong giếng, tức vào ngõ cụt không thoát ra được.
8 陷 Hãm: Vào cái bẫy, nhảy xuống giếng.
9 欺 Khi: Bị lừa dối.
10 罔 Võng, lừa dối: Hoang mang bối rối, là bị mê hoặc mà hồ đồ không thanh tỉnh.
Giải nghĩa
Tể Ngã hỏi rằng: “Nếu như có người nói với người ‘nhân’ rằng có ai đó bị ngã xuống giếng, khi nghe vậy thì người ‘nhân’ có nhất định phải nhảy xuống theo để cứu người không?” Đức Khổng Tử nói: “Sao lại cứ nhất định phải làm như vậy được? Người quân tử có thể sẽ bị lừa nhảy xuống giếng để cứu người, nhưng không thể bị mê hoặc mà hồ đồ nhảy xuống giếng được”.
(Ghi chú của người dịch: Tể Ngã, là tên tự của Tử Dư “宰予”, hậu thế truy tặng là “Tề hầu”, người nước Lỗ, là một trong số 10 triết gia lỗi lạc của Nho giáo Trung Quốc, là môn đệ do Khổng Tử trực tiếp truyền dạy, có tài biện bác, có khiếu chính trị, chủ trương “nhân” là liều chết cứu người, nhưng Khổng Tử đã phản bác).
Nghiên cứu phân tích
Người quân tử là cứ nhất định phải bận rộn đi khắp nơi để cứu người sao? Dù nguy hiểm thế nào cũng phải đi ư? Hơn nữa là cứ phải theo vào cái bẫy nguy hiểm đó thì mới có thể cứu người được ư? Nếu không như thế thì không phải là người quân tử sao? Kiểu suy nghĩ này phản ánh vấn đề tâm tính của người đã đặt ra câu hỏi: Người quân tử là lợi người lợi mình, đối với người khác phải Thiện, đáng được người tôn, nhưng mà lúc loạn thế thì người ác có thể vì tâm tật đố mà hãm hại người quân tử, giăng bẫy lừa dối để khảo nghiệm cách nghĩ của người quân tử, thậm chí còn dùng quyền thế và tiêu chuẩn nhận định của mình để phê phán người quân tử, phỉ báng người quân tử, bôi nhọ người quân tử, có thể thấy làm người quân tử trong thời loạn thế là khó khăn như thế nào!
Người ác trong thời loạn thế là khó mà hiểu được người quân tử! Kỳ thực người quân tử sao có thể giống như dạng người mà những người tâm trí mê mờ nghĩ, rằng người quân tử là dễ dàng bị mê hoặc, không xem xét nguyên nhân, không tự mình nhận thức rõ ràng đúng đắn sự việc, không lý trí suy xét để đưa ra phán đoán, chỉ vì kích động nhất thời mà nhảy xuống giếng sao? Người nhân không phải là hoàn toàn không có trí, mà người trí cũng không phải là hoàn toàn không có nhân, vì vậy người quân tử tuyệt không phải là người có thể bị người khác tùy ý lừa gạt, càng không phải là “người ba phải cầu an” hoặc “người xấu tốt thế nào”, người quân tử nghiêm cẩn tuân thủ pháp độ, có uy nghiêm của mình, họ có những điều có thể làm, cũng có những điều không thể làm.
Mỗi người đều có vận mệnh của mình, tự mình cần phải có trách nhiệm với sinh mệnh của mình, người quân tử xuất thiện tâm mà giúp đỡ người khác. Thử nghĩ xem: ví như có người gặp chuyện bất hạnh, thì người quân tử liền nhất định phải đi giải quyết, nếu không thì sẽ bị trách móc, cũng giống như bác sĩ nhất định phải chữa miễn phí cho bệnh nhân, nếu không bác sĩ đó sẽ bị trách móc, thậm chí là xúm lại để công kích người quân tử và bác sĩ. Cách nghĩ này kỳ thực là do tâm người ác trong thời kỳ loạn thế đã rất xấu rồi, xấu đến mức đã trở nên đối lập mãnh liệt với thiện, họ tập hợp lại để lừa dối người thiện, làm hại người thiện, làm cho họ không dễ mà làm thiện nữa, nhưng người ác lớn lên trong thời loạn thì tự mình rất khó nhận biết được tư tưởng của mình đã xấu đến mức độ nào, làm cho cách nghĩ và lời nói thường là tự thị nhi phi (tưởng là đúng nhưng lại là sai), phản ánh ra rất nhiều vấn đề tâm tính, nhưng là người quân tử thì không như vậy.
Câu hỏi mở rộng
1. Khi người quân tử thấy người khác có nguy hiểm, có thể nhắm mắt làm ngơ, thấy chết mà không cứu không? Bạn có cho rằng khả năng người quân tử gặp tình huống này có nhiều không?
Tham khảo
Người quân tử chú trọng lấy thiện tâm đối đãi người và thăng hoa tâm tính, từ đó hoàn toàn cải thiện bản thân, đồng thời đối tạo nên những ảnh hưởng tốt với những người xung quanh, dẫn đến việc người quân tử gặp được chuyện những người xung quanh có nguy nạn tự nhiên sẽ ít đi, thế nên mọi người sẽ tôn trọng người quân tử, những người thiện lương sẽ vui vẻ thành thân cận người quân tử. Người quân tử có tấm lòng nhân ái cũng sẽ không thấy chết mà không cứu, nhưng ai có thể đảm bảo rằng nhất định sẽ cứu được? Ai có thể đảm bảo rằng khi có nguy nạn thì nhất định sẽ giải quyết được? Cũng lại nói có rất nhiều khổ nạn của mình đều là do sự việc trước đây do mình đã làm không tốt mà tạo thành, đều là những việc tự mình nên phải tự chịu nạn để bồi thường cho cái nợ đó, người quân tử có thể thay họ mà hoàn trả nợ ấy không? Người quân tử không phải không biết đạo lý này, vì vậy người quân tử dựa vào tâm thiện, cố gắng làm cho những người quanh mình hiểu được đạo lý làm người, khiến họ có thể tránh việc tự mình tạo ra nguy nạn rồi phải tự chịu, đó mới là việc người quân tử xem trọng.
2. Vì sao người quân tử có thể bị lừa, nhưng lại không bị mê hoặc?
Tham khảo
Người quân tử sở dĩ có thể trở thành quân tử, đó không phải là một danh xưng, cách gọi mỹ miều mà mọi người phong cho anh ta, nếu thế thì mọi người sẽ không tôn xưng anh ta là quân tử, mà là vì mức độ đạo đức và tâm tính của họ đã đạt đến tiêu chuẩn, mọi lời nói hành động của họ có thể chứng minh họ thực sự là người quân tử, họ đã thực sự thành tựu và mang theo đức hạnh của người quân tử. Nếu như họ vẫn còn dễ dàng bị điều gì đó của thế tục dụ dỗ, mê hoặc, vậy thì có thể nói họ đã có đức hạnh và lời nói hành động đều đã đạt đến tiêu chuẩn của người quân tử ư?
Nhưng người quân tử nhất thời cũng có thể bị người xấu dùng danh nghĩa thiện tâm để lừa dối, mục đích của người quân tử là vì cứu người, trợ giúp người, loại lừa dối này không phải là sai ở người quân tử, mà người không hiểu lý lẽ và lừa dối người quân tử ở đây là người xấu, người xấu là tự lừa người lừa mình, tự họ không trân quý bản thân mình, còn người quân tử là đường đường chính chính, họ hiểu rõ ràng đạo lý nếu ai gây tội thì phải tự mình chịu để hoàn trả.
Tài liệu đọc
Trong Kinh Thi có câu: “Thiên tử cai quản đô thành chu vi mấy nghìn dặm, bách tính đều mong muốn được ở đây” (Thi. Thương tụng. Huyền điểu, chương 1 câu 15-16). Lại nói: “Con chim vàng hót líu lo, nó đậu bên gác núi” (Thi. Tiểu nhã. Miên man, chương 2, câu 1-2).
Khổng Tử bình câu này nói: “Con chim vàng còn biết chọn chỗ mà đậu, chẳng lẽ người ta lại không bằng con chim sao?”
Kinh Thi có câu: “Vua Văn Vương ân đức sâu xa, ôi Ngài cứ kính cẩn mãi không thôi” (Thi. Đại nhã. Văn Vương, chương 4, câu 1-2).
Chu Văn Vương thuận theo Thiên mệnh, trị quốc cẩn trọng, đối đãi với bậc trưởng bối khiêm cung hữu lễ, đối đãi với anh em thì thân ái hữu thiện, đối đãi với con cháu hòa thiện mà uy nghiêm, làm theo nhân ái trị lý thiên hạ, làm cho người dân được cuộc sống sung túc hòa thuận, quốc thái dân an.
Làm quân vương thì hết mình thi hành nền chính trị nhân đức, tạo phúc cho bách tính; làm thần tử thì nên tận hết chức trách của mình, phò tá quân vương tạo phúc cho bách tính; làm con thì hết mình hiếu thuận với cha mẹ, kế thừa di chí của tổ tiên; làm cha mẹ thì nên hết mực yêu thương con cái, nhưng cũng cần có yêu cầu nghiêm khắc, làm bằng hữu với người thì nên thành thực thân ái. Những điều này đều là những điều mà con người nên theo đuổi.
Kinh Thi có câu: “Trông kìa trên khúc quanh của sông Kỳ tre xanh tốt rườm rà, (nước Vệ) có người quân tử thanh tao, như cắt như gọt thật chăm chỉ, như mài như giũa thật tinh tế. Trang nghiêm mà nghiêm chỉnh, uy nghiêm và thân thiết. Vinh diệu rạng rỡ thay! (Nước Vệ), có người quân tử, mọi người mãi mãi không quên” (Thi. Vệ phong. Kỳ úc, chương 1, câu 1-9).
Bậc quân tử chuyên tâm cầu học, nội tâm cẩn thận cung kính, thần thái trang nghiêm mà nghiêm chỉnh, biểu lộ ra chính khí lẫm liệt, đức hạnh cao thượng tốt đẹp, tận thiện tận mỹ, bách tính đương nhiên sẽ mãi mãi không quên.
Kinh Thi có câu: “Hỡi ôi! Những bậc Văn Vương, Vũ Vương đời trước, người ta không quên” (Thi. Chu tụng. Liệt Văn, câu 13).
(Trích “Đại Học – Bang Kỳ”)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 13-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.