Tinh giải luận ngữ (49): Cái cô đã không còn giống cái cô
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:「觚(1)不觚(2),觚哉!觚哉!」(《論語•雍也第六》)
Hán Việt
Tử viết: “Cô (1) bất cô (2), cô tai! Cô tai!” (Luận Ngữ, Ung Dã đệ lục)
Phiên âm
zǐ yuē:“gū (1) bù gū (2), gū zāi! gū zāi!
Chú âm
子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「觚ㄍㄨ(1)不ㄅㄨˋ觚ㄍㄨ(2),ㄍ觚ㄨ哉ㄗㄞ!觚ㄍㄨ哉ㄗㄞ!」
(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ•雍ㄩㄥ也ㄧㄝˇ第ㄉㄧˋ六ㄌㄧㄡˋ》)
Chú thích
1 觚 Cô: Âm đọc là gủ như từ cô “姑”. Cái cô vốn là bình có góc cạnh dùng để đựng rượu cúng tế thời cổ đại, trên tròn dưới vuông, có 8 cạnh, dung tích khoảng 2 lít. Nhưng về sau thì hình dáng của bình rượu đã thay đổi rồi, bỏ góc cạnh đi, nhưng vẫn giữ tên cũ, vì thế mà Khổng Tử cho rằng cái bình rượu không còn giống cái bình rượu nữa rồi.
2. 不觚 Bất cô: Không giống như cái cô. Về sau dùng để ẩn dụ cho việc hữu danh vô thực, hoặc không phù hợp lễ chế.
Giải nghĩa
Khổng Tử nói: “Cái cô đã không còn giống cái cô nữa rồi, thế có còn là cái cô nữa không? Thế có còn là cái cô nữa không?”
Phân tích nghiên cứu
Từ các cổ vật khai quật được, các nhà khảo cổ học thường có thể suy đoán ra tình huống thịnh suy của xã hội thời kỳ đó, có thể thấy quan hệ của giá trị quan về xấu – tốt của nhân tâm đạo đức, sự thăng trầm của toàn bộ văn minh nhân loại. Từ xưa tới nay các bậc thánh hiền sớm đã nói với con người rằng: Sự thịnh suy hưng vong của xã hội thảy là do đạo đức nhân tâm. Do đó, họ đã vì con người mà đặt định cơ sở, làm gương cho thế nhân, khuyên bảo con người cần giữ vững chính đạo, tuân thủ pháp độ.
Ban đầu con người thông thường có thể tuân theo các giáo huấn, vì thế mà xuất hiện thời kỳ thái bình thịnh thế. Tuy nhiên, theo thời gian, tâm con người đã không còn như thời cổ, tiêu chuẩn đạo đức dần đi xuống, các tiêu chuẩn đánh giá như tốt – xấu, thiện – ác, giá trị, đẹp – xấu đều lệch khỏi chính đạo; những chế định lễ nghĩa, quy định, pháp độ bị hoại loạn mà không được chỉnh sửa, dẫn đến hoàn cảnh cuộc sống vật chất cũng theo đó mà đi xuống, rơi vào loạn thế, thậm chí văn minh cũng mất đi. Vì sao vậy? Bởi vì “thiện có thiện báo, ác có ác báo”, những việc làm của sinh mệnh luôn được đo lường bằng tiêu chuẩn đạo đức bất biến.
Từ thế giới quan “Thiên nhân hợp nhất” mà xét, sự hưng vong của sinh mệnh được quyết định bởi việc sinh mệnh đó có tuân theo quy luật của vũ trụ hay không, hết thảy chúng sinh đều vậy, không có ai ngoại lệ. Nếu tiêu chuẩn đạo đức của nhân tâm xã hội mà cao thì có thể phù hợp với quy luật của vũ trụ, như thế tự nhiên sẽ hưng thịnh phồn vinh. Khi chúng ta thấy xã hội loạn tượng, thì cần phải nghĩ đến tu dưỡng tâm tính của bản thân, xét xem bản thân đã thực sự coi trọng đức hành thiện chưa? Đây chính là con đường giải quyết căn bản vấn đề, nếu như chỉ cải thiện các mặt cụ thể nào đó của xã hội, mà đạo đức nhân tâm không thăng hoa, thì cũng uổng công vô ích. Đoạn văn mượn tượng loạn xã hội “cái cô đã không còn giống cái cô“ để phản ánh sự hoại loạn trong lễ pháp, tâm pháp của con người đã xuất hiện vấn đề, đạo đức nhân tâm thực sự là băng hoại rồi, vậy thì hết thảy mọi thứ của nhân loại cũng vì biến dị mà bị hủy hoại giải thể, vì vậy những người thấy trước biết lo xa, người nhìn tiểu tiết mà biết đại cục tương lai, người nhìn lá cây mà biết mùa thu mà hô lớn lên cảnh báo mọi người, với hy vọng rằng những người nghe được tiếng hô đó không thờ ơ mà nên thận trọng suy nghĩ lại.
Câu hỏi mở rộng
1. Khổng Tử chủ trương: “Chính trị cần phải chính” (Luận Ngữ – Nhan Uyên), “Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận Ngữ – Ung Dã), “Tất là phải chính danh thôi” (Luận Ngữ – Tử Lộ), nghĩa là người làm chính trị thì tự mình cần phải làm cho chính, cho chỉnh tề nghiêm chỉnh, hơn nữa còn cần phải danh chính ngôn thuận, danh xứng với thực, như thế thì quốc sự, lễ nhạc, hình phạt, giáo hóa… mới có thể tốt, dân chúng mới có thể theo đó thực hiện.
Thử nghĩ xem: trong thời đại mà đạo đức thấp kém, những người cầm quyền nếu như trong tâm bất chính, lừa dối dân chúng, ỷ vào thế lực tà ác chuyên chế, chính trị bạo hành, khi đó thì quốc sự, lễ nhạc, hình phạt, giáo hóa… cũng sẽ còn chính không? Vậy thì dân chúng có còn tuân theo nữa không, nếu như không tuân theo thì sẽ ra sao? Vào thời kỳ loạn lạc ấy, chư vị sẽ làm sao để tự mình quy thuận về chính đạo?
2. Trong xã hội hiện đại có một số người có thể làm bất kể điều gì mà không sợ hậu quả, tùy tiện muốn gì làm nấy, tựa như lấy việc phá hoại quy phạm đạo đức, làm hao tổn đạo đức lương tri, làm thác loạn đảo lộn tất cả mọi thứ giá trị làm niềm vui. Thậm chí, họ còn coi lừa dối thành hiện thực, coi độc ác thành bảo vệ, coi bạo lực thành khoan dung, coi xấu xí thành đẹp đẽ. Họ đã dùng quan điểm phản diện để lý giải những nội hàm chính diện của đạo đức, giá trị, thẩm mỹ, họ tôn sùng những biểu hiện ma tính ở tầng thấp, trong đó cũng bao gồm một số truyền thông cũng đầy những thông tin thấp kém hạ lưu.
Hãy nghĩ xem: Nếu như một người bị dẫn dắt bởi những quan niệm thấp kém mang tính phản lại đạo đức nhân loại và tôn sùng ma tính như vậy, thì có điều xấu nào mà những người này không dám làm đây? Người này có còn được tính là người không? Điều chờ đợi họ sẽ là gì? Xung quanh bạn có những người bị cuốn vào vòng xoáy đó và sự việc nguy hiểm đó không? Bạn nhìn nhận thế nào về những loạn tượng ấy của xã hội? Thông tin truyền thông có kiên trì giữ vững lương tri chính nghĩa khi đưa tin về vấn đề này không?
Câu chuyện lịch sử
Làm nhiều điều bất nghĩa, ắt sẽ tự diệt
Vào những năm cuối nhà Chu, Chu Tuyên Vương đã phong em trai của mình là Hoàn Công Hữu, đến cai trị tại vùng đất Trịnh. Con trai của Hoàn Công Hữu, tức Trịnh Vũ Công, lấy vợ người nước Thân tên là Vũ Khương, sinh hạ ra hai con trai là Trang Công và Cộng Thúc Đoạn. Khi sinh Trang Công, vì ngôi thai ngược, tức là chân ra trước nên rất khó đẻ, đã làm cho Khương Thị đau đớn rất khiếp sợ. Vì vậy Khương Thị đặt cho Trang Công tên Ngộ Sinh. Vì thế nên Vũ Khương luôn ưu ái đối với Cộng Thúc Đoạn, lại càng hy vọng lập Cộng Thúc làm thái tử. Nhưng bà đã nhiều lần thỉnh cầu mà Vũ Công đều không đáp ứng.
Sau khi Trang Công kế vị, Vũ Khương lại thỉnh cầu cho Cộng Thúc Đoạn, hy vọng có thể phong cho Cộng Thúc Đoạn ở đất Chế ấp thuộc nước Trịnh. Bởi vì Chế ấp là nơi hiểm yếu, nên Trang Công đã đáp với bà: “Chế là nơi thế đất núi cao hiểm trở, trước đó Quắc Công đã chết ở đây. Thế nên nếu là chỗ khác thì con nhất định vâng mệnh”. Sau đó Vũ Khương lại thỉnh cầu phong cho Cộng Thúc ở Kinh thành (là một ấp lớn của nước Trịnh), Trang Công đáp ứng và phong là Kinh thành Thái Thúc.
Do việc làm này trái với lễ tiết quân thần thời ấy, nên Đại phu nước Trịnh là Sài Trọng đã can gián Trang Công rằng: “Phàm là thuộc về kinh đô mà chu vi tường thành nếu vượt quá 300 trượng đều có thể gây ra nguy hiểm cho đất nước. Theo chế độ của các tiên vương, thì thành lớn không được lớn quá một phần ba của thủ đô; thành trung bình không quá một phần năm; thành nhỏ thì không được vượt quá một phần chín. Hiện tại Kinh thành đã vượt quá quy định, không hợp với quy định của tiên vương, quân vương sẽ có thể bị ảnh hưởng!” Trang Công nói: “Là ý muốn của mẫu hậu Vũ Khương, ta đâu có cách nào để tránh khỏi họa hại đây?” Sài Trọng đáp: “Mẫu Vũ Khương chẳng chịu thỏa mãn bao giờ. Nên xử lý trước đi, không nên để lây lan, khi đã lây lan thì sẽ khó xử lý. Cỏ dại mọc tràn lan thì khó diệt trừ, hơn nữa đó là em trai yêu quý của quốc vương”. Trang Công nói: “Nếu làm quá nhiều điều bất nghĩa, chắc chắn sẽ tự diệt vong, hãy chờ xem!”
Quả nhiên không lâu sau, Cộng Thúc Đoạn liên kết với ấp Tây và ấp Bắc nước Trịnh, nói họ vừa nghe theo mệnh lệnh của Trang Công, đồng thời nghe theo lệnh của mình. Khi đó, một đại phu khác của nước Trịnh là Công tử Lã nói với Trang Công: “Một nước không thể có hai vua, quốc vương có tính biện pháp gì không? Nếu như quốc vương muốn giao đất nước cho Kinh thành Thái Thúc, thì thần sẽ thỉnh cầu được theo phò tá Thái Thúc; nếu không thì cũng trừ bỏ ông ta đi, bằng không thì tâm dân chúng sẽ quay lưng với quốc vương”. Trang Công nói: “Không cần, chẳng bao lâu Cộng Thúc Đoạn sẽ tự chuốc lấy hậu quả”. Sau đó, Cộng Thúc Đoạn lại từng bước biến ấp Tây và ấp Bắc thành của mình, hơn nữa còn mở rộng đất đai đến Diên Bấm và tích trữ lương thực. Lúc này Công tử Lã lại nói với Trang Công: “Được rồi, được rồi! Đất đai mở rộng thêm nữa, thì sẽ có không ít người quy phục ông ta”. Trang Công không chút lo lắng, nói: “Cộng Thúc Đoạn đối với vua bất nghĩa, đối với huynh trưởng bất thân, không có chính nghĩa thì làm sao hiệu triệu được mọi người, thế lực tuy lớn, thì càng dễ tự sụp đổ”.
Trong khi đó, Cộng Thúc Đoạn bắt đầu củng cố thành đô, dự trữ lương thực và cỏ, bổ sung áo giáp và vũ khí, chuẩn bị bộ binh và xe cộ vận chuyển, hy vọng có thể bất ngờ tập kích đánh chiếm đô thành nước Trịnh. Mà Vũ Khương cũng chuẩn bị mở cổng thành làm nội ứng. Khi Trang Công biết được ngày Cộng Thúc xuất quân, nói: “Thời cơ đến rồi”. Theo đó lệnh cho Công tử Lã dẫn 200 chiến xa thảo phạt Kinh thành của Cộng Thúc. Kết quả người dân Kinh thành đều phản đối Cộng Thúc Đoạn, thế nên Cộng Thúc Đoạn chỉ còn cách tháo chạy về đất Yên. Quân của Trang Công lại truy đuổi về nước Yên, Cộng Thúc Đoạn cuối cùng phải chạy về nước Cộng.
Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy, nếu như một người ỷ thế vào bối cảnh xuất thân và quyền thế, mà không chú ý đến cần có đạo đức luân lý, vậy thì dần dần sẽ vì thế mà tự làm các việc xấu xa bất nghĩa, cuối cùng sẽ gặp phải kết cục tự bị diệt vong.
(Trích từ “Xuân Thu Tả truyện” – Quyển 1)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 21-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.