Tinh giải luận ngữ (41): Chí của Phu Tử



[ChanhKien.org]

Nguyên văn

颜渊、季路侍(1)。子曰:“盍(2)各言尔志?”子路曰:“愿车马、衣轻裘(3),与朋友共,敝(4)之而无憾。”颜渊曰:“愿无伐善(5),无施劳(6)。”子路曰:“愿闻子之志。”子曰:“老者安(7)之,朋友信(8)之,少者怀(9)之。”(《论语·公冶长第五》)

Hán Việt

Nhan Uyên, quý lộ thị (1). Tử viết: “Hạp (2) các ngôn nhĩ chí?” Tử Lộ viết: “Nguyện xa mã, y khinh cừu (3), dữ bằng hữu cộng, tệ (4) chi nhi vô hám.”

Nhan Uyên viết: “Nguyện vô phạt thiện (5), vô thi lao (6).”

Tử Lộ viết: “Nguyện văn tử chi chí.” Tử viết: “Lão giả an (7) chi, bằng hữu tín (8) chi, thiểu giả hoài (9) chi.” (Trích Luận ngữ – Chương 5 – Công dã tràng)

Phiên âm

Yányuān, jì lù shì. Zǐ yuē: “Hé gè yán ěr zhì?” Zǐlù yuē: “Yuàn chē mǎ, yī qīng qiú, yǔ péngyǒu gòng, bì zhī ér wú hàn.”

Yányuān yuē: “Yuàn wú fá shàn, wú shī láo.”

Zǐlù yuē: “Yuàn wén zǐ zhī zhì.” Zǐ yuē: “Lǎozhě ān zhī, péngyǒu xìn zhī, shǎo zhě huái zhī.” (“Lúnyǔ – gōng yě zhǎng dì wǔ”)

Chú âm

颜ㄧㄢˊ渊ㄩㄢ、季ㄐㄧˋ路ㄌㄨˋ侍ㄕˋ。子ㄗˇ曰ㄩㄝˋ:“盍ㄏㄜˊ各ㄍㄜˋ言ㄧㄢˊ尔ㄦˇ志ㄓˋ?”子ㄗˇ路ㄌㄨˋ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ车ㄔㄜ马ㄇㄚˇ、衣ㄧ轻ㄑㄧㄥ裘ㄑㄧㄡˊ,与ㄩˇ朋ㄆㄥˊ友ㄧㄡˇ共ㄍㄨㄥˋ,敝ㄅㄧˋ之ㄓ而ㄦˊ无ㄨˊ憾ㄏㄢˋ。”

颜ㄧㄢˊ渊ㄩㄢ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ无ㄨˊ伐ㄈㄚˊ善ㄕㄢˋ,无ㄨˊ施ㄕ劳ㄌㄠˊ。”

子ㄗˇ路ㄌㄨˋ曰ㄩㄝˋ:“愿ㄩㄢˋ闻ㄨㄣˊ子ㄗˇ之ㄓ志ㄓˋ。”子ㄗˇ曰ㄩㄝˋ:“老ㄌㄠˇ者ㄓㄜˇ安ㄢ之ㄓ,朋ㄆㄥˊ友ㄧㄡˇ信ㄒㄧㄣˋ之ㄓ,少ㄕㄠˋ者ㄓㄜˇ怀ㄏㄨㄞˊ之ㄓ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·公ㄍㄨㄥ冶ㄧㄝˇ长ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)

Chú thích

1. 侍 (thị): hầu hạ ở bên, theo hầu bề tôn trưởng.

2. 盍 (hạp): cớ sao không, tại sao không, đồng âm với chữ “何” (hà)

3. 裘 (cừu): áo lông

4. 敝 (tệ): rách, cũ nát

5. 伐善 (phạt thiện): khoe khoang sở trường của mình, chữ “伐” (phạt) có nghĩa là phô trương.

6. 施劳 (thi láo): biểu dương công lao của bản thân, chữ “施” có nghĩa là khoe khoang, phô trương

7. 安 (an): chữ “安” (an) trong “Phụng dưỡng an lạc” (phụng dưỡng và làm người lớn vui lòng)

8. 信 (tín): tin tưởng lẫn nhau

9.怀 (hoài): quan tâm chăm sóc

Diễn nghĩa

Nhan Uyên, Tử Lộ theo hầu bên cạnh Khổng Tử, Khổng Tử nói: “Hai trò nói chí hướng của tự mình cho ta nghe?” Tử Lộ thưa: “Con bằng lòng chia sẻ xe ngựa, áo da cừu của con cho bạn hữu dùng chung, dù dùng hỏng con cũng không oán trách một lời”. Nhan Uyên nói: “Con nguyện không khoa trương sở trường của con, không tự biểu dương công lao của mình”. Tử Lộ thưa: “Nhưng chúng con mong được nghe chí hướng của thầy”. Khổng Tử nói: “Ta nguyện cho người già được phụng dưỡng đầy đủ vui vẻ, bạn bè tin cậy lẫn nhau, trẻ em được quan tâm chăm sóc”.

Nghiên cứu và phân tích

Chí hướng và hồng nguyện to lớn của Khổng Tử đã phản ánh ra tâm tính và cảnh giới rất cao, mà chí hướng và hồng nguyện to lớn ấy làm sao có thể được thấu tỏ rõ trong tâm của Khổng Tử như vậy? Nếu không phải xuất phát từ tiêu chuẩn đo lường đạo đức uyên bác tinh túy, thì sao có thể hình thành nên một hệ thống giá trị phổ quát trường tồn mà bất hủ như vậy? Mà bộ hệ thống giá trị, tiêu chuẩn đạo đức này giúp con người, trên có thể tiếp xúc với chân tính, dưới có thể hiểu rõ thế gian.

Con người ai cũng có ý chí riêng, qua việc ngôn chí, minh chí và lập chí có thể rõ được chân tâm, nhìn rõ được bản tính, càng có thể kiên định vào con đường phản bổn quy chân của chính mình; cũng có thể nhìn vào ý chí của mình để tìm ra khoảng cách giữa mình với người khác để có thể tiến bộ hơn. Ví dụ: ý chí của Tử Lộ ngay thẳng phóng khoáng, có thể khiến tình bạn bền chặt, đồng cam cộng khổ, trừ bỏ đi tự tư tự lợi; ý chí của Nhan Uyên thể hiện sự đôn hậu từ đức hạnh, có thể trau dồi bản tính, tu mình lợi người, đạm bạc mà quên đi hư danh của bản thân. Chí hướng của Khổng Tử trong lòng có thể chứa cả thiên hạ, ngôn hành thiện lương, vô tư vô ngã, trong tâm suy nghĩ cho con người khắp thế gian.

Câu hỏi phân tích

1. Con người sinh sống tại thế gian, đa số đều trong vô tri vô giác mà truy cầu và lạc lối vô tận, những điều người ta nghĩ, nói và làm ra mặc dù xuất phát từ ý chí tự do cá nhân, từ động cơ của bản thân, nhưng luôn luôn là vị tư vị kỷ, tự tư tự lợi, có lợi cho mình mà có hại cho người, đây không phải bản tính thuần chân hoàn mỹ của một con người, là điều bất thuần nào đã che đậy đi bản tính thuần chân của con người?

Hãy nghĩ mà xem: chí hướng của bản thân có thuần chân hay không? Là điều gì bất thuần đã che đậy mất bản tính thuần chân của mình? Liệu có phải là truy cầu hướng ngoại vô tận không biết đủ, mà bất tri bất giác đã hình thành nên các loại quan niệm và kinh nghiệm? Trong thùng thuốc nhuộm lớn bất thuần của xã hội, những người càng tinh ranh càng sành sỏi, chẳng phải là những người càng cách xa bản tính thuần chân hay sao? Chẳng phải càng đánh mất tâm chí hay sao? Người ấy cũng đang lập chí, nhưng lại rất khôn, rất hiện thực, chí hướng ấy ắt chẳng được to lớn.

2. Trong xã hội ngày nay, nhân tâm vô cùng phức tạp, giá trị quan của rất nhiều người bị bóp méo nghiêm trọng, chuẩn mực đạo đức rất thấp, tranh đấu lợi ích, quan niệm sùng bái kim tiền, tâm lý biến thái v.v. có rất nhiều biểu hiện thấp kém. Những đám đông người này cũng hình thành nên một hệ giá trị, tiêu chuẩn đo lường, họ cũng có cách nhìn, quan niệm, ý kiến chung của họ về con người và sự vật. Rất nhiều người không phòng bị trước sự lưu thông của những loại thông tin thấp hèn này, năng lực phân biệt tín tức tốt xấu còn yếu kém, trong vô thức đã tiếp nhận nhiều loại thông tin kiểu này, khiến tư tưởng bị ô nhiễm, nên không còn sức kháng cự lại và bị cuốn theo cơn sóng trào lưu.

Hãy nghĩ xem: một đứa trẻ vô tri bị nhấn chìm trong hoàn cảnh xã hội hiểm ác như vậy, làm sao có được chí hướng to lớn đây? Từng thế hệ những người trưởng thành với chuẩn mực đạo đức chỉ có thể ngày càng thấp, giá trị quan càng thêm méo mó, năng lực phân biệt tốt xấu càng yếu kém, sẽ khiến hoàn cảnh xã hội càng thêm hiểm ác, vì vậy, có phải chúng ta nên giáo dục trẻ nhỏ tiếp cận với văn hoá, tin tức và những con người với ý chí to lớn, đạo đức cao thượng không?

Câu chuyện lịch sử: Chí hướng không ở sự no ấm

Vương Ngân thời Tống, tên là Tăng, từ nhỏ đã miệt mài sử sách, phẩm hạnh hiền hoà đôn hậu, ông luôn ra sức học tập, là người có chí hướng phi thường.

Thời vua Tống Chân Tông, Vương Ngân thi đỗ Trạng nguyên. Có người nói với ông: “Thi đỗ Trạng nguyên rồi, thì một đời ăn chẳng hết, không cần lo cái ăn cái mặc nữa”. Vương Ngân nghiêm túc nói: “Chí hướng của ta xưa nay chưa từng hướng về ăn no mặc ấm”. Sau này, Vương Ngân nhiều lần nhậm chức Tể tướng, thanh liêm mà biết giữ mình, làm việc chính trực, triều đình rất trọng dụng ông.

Có thể thấy rằng, bậc quân tử nên lập chí từ nhỏ, chí hướng thanh liêm cao thượng. Nếu như lập chí cao thượng và kiên định, ngày sau, khi phục vụ xã hội, ông tuyệt đối sẽ không bị lợi ích cám dỗ.

Tương truyền vào thời nhà Minh có một người tên là Trâu Lập Am, năm 16 tuổi đến kinh thành tham dự kỳ thi Hội, trò chuyện với một thí sinh khác cũng đến tham gia thi cử, người ấy vừa gặp mặt liền hỏi: “Thi đỗ Trạng nguyên được bao nhiêu tiền nhỉ?” Trâu Lập Am vừa nghe vậy thì quay đầu bước đi, không buồn nói chuyện với người kia nữa.

Chí hướng của mỗi người mỗi khác, quan điểm và hiểu biết đối với sự vật sự việc cũng khác nhau, vì vậy tâm nhất định phải chính, chí hướng nhất định phải thuần chính, nếu không sẽ thuận theo dòng chảy số đông mà dễ đánh mất chính mình.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868



Ngày đăng: 13-02-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.