Tinh giải Luận Ngữ (7): Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu người
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:“不患(1)人之不己知,患不知人也。” (《论语·学而第一》)
Tử viết: “Bất hoạn (1) nhân chi bất kỷ tri, hoạn bất tri nhân dã”. (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”)
Phiên âm
Zǐ yuē: “Bù huàn rén zhī bù jǐ zhī, huàn bù zhī rén yě.”
Chú âm
子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“不(ㄅㄨˋ) 患(ㄏㄨㄢˋ) (1)人(ㄖㄣˊ) 之(ㄓ) 不(ㄅㄨˋ) 己(ㄐㄧˇ) 知(ㄓ),患(ㄏㄨㄢˋ) 不(ㄅㄨˋ) 知(ㄓ) 人(ㄖㄣˊ) 也(ㄧㄝˇ)”
Chú thích
1. 患 (Hoạn): Lo âu, sợ.
Diễn nghĩa
Khổng Tử nói: “Không lo người không hiểu mình, chỉ e mình không hiểu người”.
Nghiên cứu và phân tích
Khổng Tử cho rằng, “học nhi ưu tắc sĩ”, là một thái độ nhập thế tích cực. Mà điều muốn biểu đạt ở đây là: coi việc hiểu người khác một cách thiện ý quan trọng hơn là để cho người khác hiểu mình.
Câu hỏi mở rộng
1. Khi giữa bạn và người khác phát sinh sự việc không vui, điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bản thân mình hay người khác? Khi suy xét từ những góc độ khác nhau, bạn có phát hiện ra những kết quả không giống nhau trong đó không? Hãy đưa ra một ví dụ để nói rõ.
Tài liệu đọc hiểu
Nếu là bạn, thì bạn sẽ nghĩ thế nào?
Có một người mời một nhóm khách đến ăn dưa hấu, sau khi khách ra về, anh ấy phát hiện sàn nhà chỗ nào cũng có vết bẩn của nước dưa hấu, dọn dẹp rất mất công. Chủ nhà này ngẩn ngơ một lúc, ngồi xuống nghĩ: “Ơ! Những người khách mình mời sao lại như thế này nhỉ! Không có một chút lịch sự nào cả”.
Sau đó anh ấy lại nghĩ: “Hừ! Thôi, dù sao chịu thiệt chính là chiếm tiện nghi, mình nhẫn nại có thể đề cao tâm tính, thế nên thôi,… Lần sau mình phải nhớ khi mời khách thì mời loại quả khác,… Giờ thì mau dọn dẹp thôi!” Trong lúc dọn dẹp anh ấy lại nghĩ: “Do mình không suy xét toàn diện, nếu mình lót báo và sắp xếp bàn ghế cẩn thận trước rồi mới mang dưa hấu ra, thì mọi người sẽ không làm rơi vãi khắp sàn, lần sau sửa lại vậy!”
Quét dọn xong, ngồi nghỉ ngơi, anh ấy lại nghĩ: “Mình cắt dưa hấu thành từng miếng to, nên khách chỉ có thể cầm lên cắn nên mới…. Lần sau, mình nên bỏ vỏ trước rồi cắt thành miếng vừa ăn, sau đó chia thành đĩa theo số lượng người ăn rồi hãy bưng ra, mọi người ăn bằng dĩa, hạt thì bỏ vào đĩa của mình, như vậy sẽ không sao cả”.
Sau đó, anh ấy lại nghĩ thêm nữa: “Ôi! Chỉ cần mình mất công thêm một tí ở trong bếp, đem dưa hấu ép thành nước, mỗi người một cốc, không cần trải giấy báo, cũng không cần bỏ hạt, vậy sẽ tiện hơn,… Ây da! Nếu mình sớm nghĩ ra thế này thì tốt!”
Nếu bạn là người chủ nhà này, bạn sẽ có cách nghĩ nào? Nếu như dưa hấu đổi thành một vật phẩm quan trọng nào đó trong cuộc sống hoặc về mặt tình cảm, thì đáp án có phải cũng thay đổi theo?… Nếu bạn cũng có cái tâm giống như người chủ nhà trong câu chuyện này, trong khi phát sinh mâu thuẫn có thể hướng nội suy nghĩ vấn đề một cách thâm sâu, thì tâm của bạn sẽ được ma luyện trở nên ngày càng vô tư, không tì vết, đồng thời giữ được sự trong sáng thuần khiết vĩnh hằng.
Bài tập về nhà
Sau khi đọc xong câu chuyện trên, bạn hãy chia sẻ trải nghiệm trong cuộc sống về việc tâm tính được thăng hoa thông qua xem xét lại một sự việc từng tầng từng lớp. (Hãy chuẩn bị để chia sẻ cùng với mọi người vào buổi học tuần sau).
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 23-11-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.