Tinh giải luận ngữ (13): Lâm Phóng hỏi về cái gốc của Lễ



[ChanhKien.org]

Nguyên văn

林放(1)问礼之本(2)。子曰:“大哉(3)问!礼,与其奢(4)也,宁俭(5)。丧,与其易(6)也,宁戚(7)。” (《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Lâm Phóng (1) vấn lễ chi bản (2). Tử viết: “Đại tai (3) vấn! Lễ, dữ kỳ xa (4) dã, ninh kiệm (5). Tang, dữ kỳ dịch (6) dã, ninh thích (7).” (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Lín Fàng wèn lǐ zhī běn. Zǐ yuē:“Dàzāi wèn! Lǐ, yǔ qí shē yě, níng jiǎn. Sàng, yǔ qí yì yě, níng qī.”

Chú âm

林ㄌㄧㄣˊ放ㄈㄤˋ (1)问ㄨㄣˋ礼ㄌㄧˇ之ㄓ本ㄅㄣˇ (2)。子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“大ㄉㄚˋ哉ㄗㄞ(3)问ㄨㄣˋ!礼ㄌㄧˇ,与ㄩˇ其ㄑㄧˊ奢ㄕㄜ(4)也ㄧㄝˇ,宁ㄋㄧㄥˊ俭ㄐㄧㄢˇ (5)。丧ㄙㄤˋ,与ㄩˇ其ㄑㄧˊ易ㄧˋ (6)也ㄧㄝˇ,宁ㄋㄧㄥˊ戚ㄑㄧ(7)。”

Chú thích

(1) 林放(Lâm Phóng): người nước Lỗ thời Xuân Thu, là học trò của Khổng tử.

(2) 本 (Bản): ý là căn bản.

(3) 大哉 (Đại tai): từ dùng để khen ngợi.

(4) 奢 (Xa): xa xỉ.

(5) 奢 (Kiệm): là tiết kiệm.

(6) 易 (Dịch): chỉ lễ tiết, nghi thức của tang lễ.

(7) 戚 (Thích): đau buồn, bi ai

Diễn nghĩa

Lâm Phóng hỏi Khổng Tử điều căn bản của lễ là gì. Khổng Tử đáp: “Câu hỏi của trò rất hay! Theo lễ mà nói, thay vì quá ư xa xỉ lãng phí, chẳng thà tiết kiệm giản đơn. Khi cử hành đại sự tang lễ, thay vì quá ư chú trọng hình thức và bề ngoài của những lễ nghi rườm rà phức tạp, chẳng thà đau buồn từ trong tâm.”

Nghiên cứu và phân tích

Trong chương này, Khổng Tử đã làm rõ tính trọng yếu của lễ pháp (ý là “kỷ cương, phép tắc của xã hội”).

Câu hỏi mở rộng

1- Bạn hãy nghĩ xem những hành vi nào của bạn học xứng đáng để mọi người học hỏi?

2- Bạn suy nghĩ xem những hành vi về phương diện nào của mình là không phù hợp với lễ pháp?

3- Tôi nên làm thế nào cho tốt hơn?

Góc kể chuyện

Trưởng tôn Khánh Minh thủ lễ

Thời bắc Ngụy có một vị tên là Trưởng Tôn Khánh Minh, được hoàng đế ban cho cái tên là Tố Kiệm, nên ông còn được gọi là Trưởng Tôn Kiệm. Kiệm từ nhỏ đã là người hành xử đoan chính, có phẩm hạnh cao thượng, cho dù là ở trong nhà của mình thì hàng ngày cũng đều vô cùng trang nghiêm, vì thế Ngụy Văn Đế rất coi trọng ông.

Đương thời, vùng Kinh Tương mới được thu phục quy hàng, Văn Đế lệnh cho trưởng tôn Kiệm đi thống lĩnh. Trưởng Tôn Kiệm đảm nhiệm chức đô đốc thống lĩnh 12 châu, vì Kinh Tương lúc đó vẫn là vùng đất hoang vu man di, từ trước tới nay hậu bối không phụng dưỡng trưởng bối, Trưởng Tôn Kiệm cảm thấy cần phải vứt bỏ tập tục xấu này, vì vậy ông đã giáo dục họ về đạo lý hiếu đễ, phong tục dân gian địa phương đã dần trở nên thiện lương.

Sau đó Trưởng Tôn Kiệm lên làm quan thượng thư. Có một lần, trong khi trò chuyện với các quan đại thần hoàng đế nói: “Vị thượng thư Trưởng Tôn này, là người hành xử đoan chính và trang nghiêm, giữ lễ nghĩa trang trọng, các hiền khanh nên noi theo đức hạnh của ông ấy, có giữ lễ thì mới có thể giữ được cái gốc cho dân.”

Câu chuyện này nói cho chúng ta rằng người thủ lễ đoan chính sẽ có thể lặng lẽ cảm hóa mọi người xung quanh, khi gặp họ chúng ta tất nhiên sẽ cung kính nể phục. Bởi vậy nếu chúng ta muốn có được sự kính trọng của người khác, thì trước tiên cần có hành vi đoan trang, đây chính là đạo lý tự trọng nhi nhân trọng (tạm dịch: bản thân tự trọng nên khiến người khác tôn trọng mình.)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868



Ngày đăng: 02-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.