Tinh giải luận ngữ (15): Quân thần chi lễ



[ChanhKien.org]

Nguyên văn

定公(1)问:“君使臣,臣事君,如之何(2)?”孔子对曰:“君使臣以(3)礼,臣事君以忠。” (《论语·八佾第三》)

Hán Việt

Định Công (1) vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, như chi hà (2)? Khổng Tử đối viết: “Quân sử thần dĩ (3) lễ, thần sự quân dĩ trung”. (Trích “Luận ngữ – Bát dật đệ tam”)

Phiên âm

Dìng Gōng (1) wèn: “Jūn shǐ chén, chén shì jūn, rú zhī hé (2)?” Kǒngzǐ duì yuē:“Jūn shǐ chén yǐ (3) lǐ, chén shì jūn yǐ zhōng”. (“Lúnyǔ·Bā yì dì sān”)

Chú âm

定ㄉㄧㄥˋ公ㄍㄨㄥ问ㄨㄣˋ:“君ㄐㄩㄣ使ㄕˇ臣ㄔㄣˊ,臣ㄔㄣˊ事ㄕˋ君ㄐㄩㄣ,如ㄖㄨˊ之ㄓ何ㄏㄜˊ?”孔ㄎㄨㄥˇ子ㄗˇ对ㄉㄨㄟˋ曰ㄩㄝ:“君ㄐㄩㄣ使ㄕˇ臣ㄔㄣˊ以ㄧˇ礼ㄌㄧˇ,臣ㄔㄣˊ事ㄕˋ君ㄐㄩㄣ以ㄧˇ忠ㄓㄨㄥ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·八ㄅㄚ佾ㄧˋ第ㄉㄧˋ三ㄙㄢ》)

Chú thích

(1) Định Công: Là vua nước Lỗ, họ Cơ tên Tống, Định là thụy hiệu. Tại vị từ năm 509 trước công nguyên đến năm 495 trước công nguyên.

(2) Như chi hà: cũng có nghĩa là “như thế nào”.

(3) Dĩ: dùng, sử dụng.

Diễn nghĩa

Lỗ Định Công hỏi Khổng Tử rằng: “Bậc quân chủ nên sai khiến bề tôi như thế nào, còn bề tôi thì nên phụng sự bậc quân chủ như thế nào?” Khổng Tử đáp rằng: “Bậc quân chủ nên chiểu theo lễ mà sai khiến bề tôi, còn bề tôi thì nên phụng sự bậc quân chủ bằng sự trung thành”.

Nghiên cứu và phân tích

“Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”, đây là nội dung chủ yếu trong lễ quân thần của Khổng Tử. Chỉ cần làm được điểm này thì mối quan hệ giữa quân và thần sẽ được hòa hợp.

Câu hỏi mở rộng

1. Học sinh có thể thực hành “lễ” ở những phương diện nào trong cuộc sống?

(Tham khảo: Hãy thảo luận với anh em, người thân, thầy cô và bạn bè cùng trang lứa trên nhiều phương diện …)

2. Khi giao tiếp với mọi người, trong bất kỳ sự việc gì bạn có yêu cầu người khác cần đối đãi với mình thế nào, mà quên đi yêu cầu chính mình hay không?

Thành ngữ liên quan

Lễ thượng vãng lai: Lễ tiết coi trọng việc có đi có lại. Ý nói rằng khi người khác dùng lễ để đối đãi, thì mình cũng cần phải dùng lễ để hồi báo. Sau này cũng dùng “lễ thượng vãng lai” để mô tả việc người khác đối đãi với bạn như thế nào, thì bạn cũng cần đối đãi lại với người ta như vậy.

Nguyên văn

太上(1)贵德,其次(2)务施报,礼尚(3)往来。往而不来,非礼也;来而不往,亦非礼也。人有礼则安,无礼则危,故曰:“礼者,不可不学也。”夫礼者,自卑而尊人,虽负贩者,必有尊也,而况富贵乎!富贵而知好礼,则不骄、不淫;贫贱而知好礼,则志不慑。(出自《礼记·曲礼上》)

Hán Việt

Thái Thượng (1) quý đức, kỳ thứ (2) vụ thi báo, lễ thượng (3) vãng lai. Vãng nhi bất lai, phi lễ dã; lai nhi bất vãng, diệc phi lễ dã. Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy, cố viết: “Lễ giải, bất khả bất học dã”. Thất lễ giả, tự ti nhi tôn nhân, tuy phụ phiến giả, tất hữu tôn dã, nhi huống phú quý hô! Phú quý nhi tri hảo lễ, tắc bất kiêu, bất dâm; bần tiện nhi tri hảo lễ, tắc chí bất nhiếp. (Trích “Lễ ký – Khúc lễ thượng”)

Phiên âm

Tài shàng guì dé, qí cì wù shī bào, lǐ shàng wǎng lái. Wǎng ér bù lái, fēi lǐ yě; lái ér bù wǎng, yì fēi lǐ yě. Rén yǒu lǐ zé ān, wú lǐ zé wēi, gù yuē: “Lǐ zhě, bù kě bù xué yě.” Fū lǐ zhě, zìbēi ér zūn rén, suī fù fàn zhě, bì yǒu zūn yě, ér kuàng fù guì hū! Fù guì ér zhī hǎo lǐ, zé bù jiāo, bù yín; pínjiàn ér zhī hǎo lǐ, zé zhì bù shè. (Chū zì “Lǐ jì·Qū lǐ shàng”)

Chú âm

太ㄊㄞˋ上ㄕㄤˋ贵ㄍㄨㄟˋ德ㄉㄜˊ,其ㄑㄧˊ次ㄘˋ务ㄨˋ施ㄕ报ㄅㄠˋ,礼ㄌㄧˇ尚ㄕㄤˋ往ㄨㄤˇ来ㄌㄞˊ。往ㄨㄤˇ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ来ㄌㄞˊ,非ㄈㄟ礼ㄌㄧˇ也ㄧㄝˇ;来ㄌㄞˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ往ㄨㄤˇ,亦ㄧˋ非ㄈㄟ礼ㄌㄧˇ也ㄧㄝˇ。人ㄖㄣˊ有ㄧㄡˇ礼ㄌㄧˇ则ㄗㄜˊ安ㄢ,无ㄨˊ礼ㄌㄧˇ则ㄗㄜˊ危ㄨㄟ,故ㄍㄨˋ曰ㄩㄝ:“礼ㄌㄧˇ者ㄓㄜˇ,不ㄅㄨˋ可ㄎㄜˇ不ㄅㄨˋ学ㄒㄩㄝˊ也ㄧㄝˇ。”夫ㄈㄨ礼ㄌㄧˇ者ㄓㄜˇ,自ㄗˋ卑ㄅㄟ而ㄦˊ尊ㄗㄨㄣ人ㄖㄣˊ,虽ㄙㄨㄟ负ㄈㄨˋ贩ㄈㄢˋ者ㄓㄜˇ,必ㄅㄧˋ有ㄧㄡˇ尊ㄗㄨㄣ也ㄧㄝˇ,而ㄦˊ况ㄎㄨㄤˋ富ㄈㄨˋ贵ㄍㄨㄟˋ乎ㄏㄨ!富ㄈㄨˋ贵ㄍㄨㄟˋ而ㄦˊ知ㄓ好ㄏㄠˇ礼ㄌㄧˇ,则ㄗㄜˊ不ㄅㄨˋ骄ㄐㄧㄠ、不ㄅㄨˋ淫ㄧㄣˊ;贫ㄆㄧㄣˊ贱ㄐㄧㄢˋ而ㄦˊ知ㄓ好ㄏㄠˇ礼ㄌㄧˇ,则ㄗㄜˊ志ㄓˋ不ㄅㄨˋ慑ㄕㄜˋ。(出ㄔㄨ自ㄗˋ《礼ㄌㄧˇ记ㄐㄧˋ·曲ㄑㄩ礼ㄌㄧˇ上ㄕㄤˋ》)

Chú thích

(1) 太上 (Thái thượng): thời thượng cổ, chỉ thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế.

(2) 其次 (Kỳ thứ): chỉ thời kỳ Tam Vương.

(3) 尚 (Thượng): chỉ chú trọng, coi trọng.

Diễn giải

“Lễ ký” là một trong những điển tịch của Nho gia, do Đới Thánh triều Hán biên soạn, là một trong 13 kinh điển của Nho gia, đa số nội dung là được các đệ tử của Khổng Tử và các học giả đời sau ghi chép lại. Nội dung trong sách đều là những nghi thức lễ nghi phong tục thời thượng cổ và chế độ chính trị trong lý tưởng Nho gia. Trong “Lễ ký – Khúc lễ thượng” có đề cập rằng, vào thời thượng cổ con người có tấm lòng thuần phác, phàm việc gì cũng không có chuẩn tắc mà chỉ hành xử chiểu theo thành ý trong tâm; đến thời đại văn minh, mới chú trọng đến mối quan hệ qua lại giữa cho và nhận, nhận được ân huệ của người khác thì cũng cần hồi báo ân huệ cho người ta. Nếu như nhận ân huệ mà không báo đáp, thì cũng không hợp lễ; nếu như nhận báo đáp của người mà không tặng ân huệ cho người, thì cũng không hợp lễ. Quan hệ giữa người và người nhờ có lễ mà có thể duy trì sự hài hòa, nếu không có lễ, thì sẽ phát sinh những mối nguy. Vì vậy lễ là điều nhất định cần phải học. “Lễ thượng vãng lai” dùng để ví von việc khi người khác dùng lễ để đối đãi mình thì mình cần dùng lễ để hồi báo.

Bài tập

Khi mà bạn dùng lễ để đối đãi người khác, nhưng đối phương lại không “lễ thượng vãng lai” thì bạn sẽ nhìn nhận về bản thân và đối phương như thế nào?

(Tham khảo: 1. Hướng dẫn học sinh xem xét việc thực hành lễ của mình, có bị thái quá hoặc có tâm mục đích hay không? 2. Bồi dưỡng cho trẻ nhỏ mỹ đức khoan dung đối đãi với sự thiếu sót của người khác.)

Dich từ: https://www.zhengjian.org/node/48868



Ngày đăng: 20-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.