Tinh giải Luận Ngữ (5): Bách thiện hiếu vi tiên



[ChanhKien.org]

Nguyên văn

子曰:“弟子入则孝(1),出则弟(2),谨而信,泛爱众,而亲仁(3)。行有余力,则以学文(4)。” (《论语·学而第一》)

Tử viết: “Đệ tử nhập tắc hiếu (1), xuất tắc đễ (2), cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân (3). Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn (4)” (Trích “Luận ngữ – Học nhi đệ nhất”).

Phiên âm

Zǐ yuē: dì zǐ rù zé xiào , chū zé tì , jǐn ér xìn , fàn ài zhòng ér qīn rén , xíng yǒu yú lì , zé yǐ xué wén.

Chú âm

子(ㄗˇ) 曰(ㄩㄝ):“弟(ㄉㄧˋ) 子(ㄗˇ) 入(ㄖㄨˋ) 则(ㄗㄜˊ) 孝(ㄒㄧㄠˋ),出 (ㄔㄨ) 则(ㄗㄜˊ) 弟 (ㄉㄧˋ),谨 (ㄐㄧㄣˇ) 而 (ㄦˊ) 信 (ㄒㄧㄣˋ),泛 (ㄈㄢˋ) 爱 (ㄞˋ) 众 (ㄓㄨㄥˋ),而 (ㄦˊ) 亲 (ㄑㄧㄣ) 仁 (ㄖㄣˊ) 。行 (ㄒㄧㄥˊ) 有 (ㄧㄡˇ) 余 (ㄩˊ) 力 (ㄌㄧˋ),则 (ㄗㄜˊ) 以 (ㄧˇ) 学 (ㄒㄩㄝˊ) 文 (ㄨㄣˊ)。”

Chú thích

(1) 入 (Nhập): Thời ngày xưa cha và con ở hai chỗ khác nhau. Nhập là chỉ nhập cung cha, đến nơi ở của cha hoặc là có ý là ở nhà.

(2) 出 (Xuất): Đối nghĩa với “nhập”, chỉ ở ngoài. 弟 (Đễ) đồng nghĩa với 悌 (Đễ), phụng sự huynh trưởng. Ở đây chỉ sự tôn trọng đối với thầy giáo hoặc là người giỏi hơn mình.

(3) 仁 (Nhân): Tức là người có lòng nhân từ.

(4) 文 (Văn): Chỉ những tri thức văn hóa như “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”.

Diễn nghĩa

Khổng Tử nói: “Các trò khi ở trước mặt cha mẹ cần phải hiếu thuận, ở ngoài thì phải nghe theo các thầy, ngôn hành cần thận trọng, giữ chữ tín, phải yêu thương rộng khắp mọi người, ở gần thân cận người nhân đức. Sau khi thực hành những điều này mà vẫn còn dư sức thì đi học tri thức văn hóa”.

Nghiên cứu và phân tích

Thế nào là hiếu (孝)? Trong cuốn “Thuyết văn giải tự” giải thích rằng: “Hiếu, là giỏi phụng sự phụ mẫu. Là từ chữ lão (老) lược bớt, từ hàm ý của chữ tử (子), biểu thị con cái phụng sự bậc phụ lão”. Chữ “hiếu”, theo văn cổ, phía trên là một người già, phía dưới là một đứa trẻ. Giống như một đứa trẻ dùng đầu để người già vịn bước đi. Dùng hình tượng đỡ người già đi để biểu thị chữ “hiếu”. Hiếu là gốc của đức, ở nhà là hiếu, ở ngoài là trung, đối với bạn bè thì thân, đối với mọi người thì nhân từ, đối với vạn vật thì yêu thương.

Cha mẹ con cái là một kiểu duyên, trong luân hồi ân ân oán oán, có nợ thì phải trả, có ân thì phải báo. Những điều này duy chỉ có chữ hiếu mới có thể đoạn dứt được.

Cha mẹ là căn bản của sinh mệnh, cho ta thân người, có thân người mới có thể nghe được Phật Pháp, mới có thể có được cơ duyên phản bổn quy chân.

Ân của cha mẹ sừng sững tựa núi không biết cao bao nhiêu, mênh mông tựa biển lớn không biết sâu bao nhiêu, làm sao để báo đáp?

Nhân loại là do Thần tạo ra, Thần cũng định ra quy phạm hành vi của con người: Cha mẹ phải yêu thương con cái, con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Nghe theo ý chỉ của Thần thì Thần sẽ ban cho con người hạnh phúc, an khang và trường thọ; đi ngược lại với an bài của Thần, Thần sẽ trừng phạt con người gặp đau khổ, tai họa, dẫn đến hủy diệt.

Câu hỏi mở rộng

1. Tại sao nói “Bách thiện hiếu vi tiên”? Tại sao người xưa coi chữ hiếu quan trọng đến thế?

2. Về vấn đề đọc sách và làm người, bạn cho rằng cái nào nặng cái nào nhẹ, cái nào trước cái nào sau? Tại sao lại nhận thức là “hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” (tạm dịch: làm những việc kia còn dư sức thì mới học văn)?

Bài đọc

Tấm lòng hiếu thảo cảm động trời cao, nai dẫn đường cho Hiếu Tự tìm được nhân sâm

Nguyễn Hiếu Tự tự là Sỹ Tông, người huyện Úy Thị quận Trần Lưu (nay là huyện Úy Thị tỉnh Hà Nam), là học giả thời nhà Tề, Lương thời Nam triều, cũng là mục lục học gia (là người phân loại, biên soạn mục lục các loại học vấn). Cha ông là Ngạn Chi, làm quan đến chức Thái úy tòng sự Trung lang thời nhà Tống. Năm Hiếu Tự bảy tuổi, ông được bác họ là Dận Chi nhận làm con trai. Sau này mẹ của Dận Chi là Chu Thị qua đời, để lại hàng trăm vạn tài sản. Về lý thì ông được thừa hưởng những tài sản này. Nhưng ông không hề lấy một đồng mà chuyển toàn bộ cho chị gái của bác (mẹ của Vương Yến ở Lang Gia). Mọi người biết việc này đều cảm thán không ngớt và cảm thấy khó hiểu.

Nguyễn Hiếu Tự từ nhỏ đã vô cùng hiếu thuận, tính cách trầm tĩnh. Có một lần, Hiếu Tự đang nghe giảng ở Trung Sơn. Mẹ của ông là Vương Thị đột nhiên mắc bệnh nặng. Các anh em liền muốn gọi Hiếu Tự về. Mẹ nói: “Không cần gọi. Hiếu Tự có tính thành chí thuần hậu, có thể câu thông với quỷ thần. Hiếu Tự sẽ tự về”. Quả nhiên Hiếu Tự đột nhiên cảm thấy vô cùng lo lắng, tinh thần bất an, liền vội vã trở về nhà. Hàng xóm và những người trong nhà đều cảm thấy vô cùng thần kỳ, không thể tin được.

Trong thuốc mà mẹ ông uống cần có một vị là nhân sâm tươi. Theo truyền thuyết của tiền bối, ở Trung Sơn có nhân sâm. Thế là Hiếu Tự liền đích thân đi đến đó tìm. Ông đã vượt qua những nơi nguy hiểm hẻo lánh, phải mất mấy ngày. Có một hôm, ông đột nhiên nhìn thấy một con nai đi trước mặt, Hiếu Tự liền đi theo con nai, con nai chạy tới đâu ông cũng đi theo tới đó. Đột nhiên con nai biến mất, ở nơi con nai biến mất liền phát hiện ra nhân sâm. Sau khi mẹ của ông uống, bệnh quả nhiên khỏi. Mọi người đều nói đó là tấm lòng hiếu thảo của ông đã cảm động trời cao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868



Ngày đăng: 08-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.