Tinh giải luận ngữ (28): Ngô đạo nhất dĩ quán chi
[ChanhKien.org]
Nguyên văn
子曰:“参(1)乎,吾道一以贯之(2)。”曾子曰:“唯(3)。”子出,门人问曰:“何谓也?”曾子曰:“夫子之道,忠恕(4)而已矣。”(《论语·里仁第四 》)
Hán Việt
Tử viết: “Sâm hồ! Ngô đạo nhất dĩ quán chi”. Tăng Tử viết: “Duy”. Tử xuất, môn nhân vấn viết: “Hà vị dã?”. Tăng Tử viết: “Phu Tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ hỹ!” (Trích “Luận Ngữ – Lý nhân đệ tứ”)
Phiên âm
Zǐ yuē: “Cān hū! Wú dào yī yǐ guàn zhī.” Zēng Zǐ yuē: “Wéi.” Zǐ chū, mén rén wèn yuē: “Hé wèi yě?” Zēng Zǐ yuē:“Fūzǐ zhī dào, zhōng shù ér yǐ yǐ.” (“Lúnyǔ·Lǐ rén dì sì”)
Chú âm
ㄗˇ曰ㄩㄝ:“参ㄘㄢ乎ㄏㄨ,吾ㄨˊ道ㄉㄠˋ一ㄧ以ㄧˇ贯ㄍㄨㄢˋ之ㄓ。”曾ㄗㄥ子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“唯ㄨㄟˊ。”子ㄗ˙出ㄔㄨ,门ㄇㄣˊ人ㄖㄣˊ问ㄨㄣˋ曰ㄩㄝ:“何ㄏㄜˊ谓ㄨㄟˋ也ㄧㄝˇ?”曾ㄗㄥ子ㄗˇ曰ㄩㄝ:“夫ㄈㄨ子ㄗˇ之ㄓ道ㄉㄠˋ,忠ㄓㄨㄥ恕ㄕㄨˋ而ㄦˊ已ㄧˇ矣ㄧˇ。”(《论ㄌㄨㄣˊ语ㄩˇ·里ㄌㄧˇ仁ㄖㄣˊ第ㄉㄧˋ四ㄙˋ》)
Chú thích
(1) 参 (Sâm): Tăng Sâm
(2) 一以贯之 (Nhất dĩ quán chi): Là phép đảo từ của “以一贯之” (Dĩ nhất quan chi – nhất quán theo một). Quán nghĩa là xuyên suốt, quán thông.
(3) 唯 (Duy): Vâng.
(4) 忠恕 (Trung thứ): Trung thành, khoan dung.
Diễn nghĩa
Khổng Tử nói rằng: “Sâm à! Đạo mà ta giảng là dựa trên một tư tưởng căn bản quán triệt từ đầu đến cuối”. Tăng Tử đáp: “Dạ, trò hiểu rồi!” Sau khi Khổng Tử ra ngoài, các đồng môn liền hỏi Tăng Tử: “Điều này nghĩa là gì vậy?” Tăng Tử đáp: “Đạo của thầy đại khái là trung thành và khoan dung”.
Nghiên cứu và phân tích
Khổng Tử nói rằng: “Ngôn hành, quân tử chi sở dĩ động thiên địa dã, khả bất thận hồ? (Tạm dịch: Sự thận trọng từ lời nói đến hành động của người quân tử, là nguyên nhân làm cảm động trời đất, nên liệu có thể không thận trọng không?)” (trích “Dịch Kinh – Hệ từ thượng truyện). Xem ra sở dĩ người xưa thận trọng trong lời nói và hành động của bản thân đến thế không phải là không có nguyên nhân. Ngôn ngữ hành vi có mối quan hệ trọng đại không thể xem thường. Đệ tử Tử Cống hỏi Khổng Tử: “Hữu nhất ngôn nhi khả dĩ chung thân hành chi giả hồ?”. Khổng Tử nói rằng: “Kỳ thứ hồ! Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Tạm dịch: Tử Cống hỏi Khổng Tử rằng: “Có chữ nào có thể theo đuổi cả đời không?” Khổng Tử trả lời: “Có lẽ là chữ “thứ”! Có nghĩa là những việc mà mình không thích, thì hãy đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà đừng áp đặt với họ”) (Trích “Luận Ngữ – Chương 15 – Vệ Linh Công). Đệ tử Tăng Sâm nói: “Đạo của Phu Tử, chỉ là trung thành và khoan dung mà thôi!” E rằng những gì Tăng Sâm nói chưa hoàn toàn chính xác, nếu nói là nhân từ và khoan dung thì còn được, nền tảng đạo của Khổng Tử là đạo đức. Cái gọi là “trung thành, khoan dung” là một phần của đức, gắng hết sức mình là “trung”, bao dung với người khác là “khoan dung”. Đạo lý trung thành và khoan dung là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Khổng Tử, đối đãi với mọi người một cách trung thành và khoan dung là yêu cầu cơ bản của lòng nhân, xuyên suốt mọi phương diện trong tư tưởng của Khổng Tử.
Câu hỏi mở rộng
1. Khổng Tử dùng câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (việc mình không thích, chớ làm cho người) để diễn giải chữ “thứ”, bạn thực hành điều đó trong cuộc sống như thế nào?
2. Nối tiếp câu hỏi trên, nếu như không làm được điều đó thì bạn suy nghĩ xem nguyên nhân chủ yếu là gì? (Tham khảo: có thể hướng dẫn học sinh đào sâu sự phá hoại của “tư tâm”)
Câu chuyện lịch sử
Dữu Công không bán Đích Lô
Trong số những con ngựa mà Dữu Lượng cưỡi có một con rất hung dữ tên là “Đích Lô” (nó cũng đồng thời là một trong năm con ngựa quý nổi tiếng của các anh hùng Trung Quốc thời xưa), có người khuyên ông nên bán nó đi. Dữu Lượng nói rằng: “Bán nó thì nhất định sẽ có người mua, như thế sẽ có thể làm hại đến người đó; lẽ nào có thể vì bất lợi cho bản thân mà chuyển nó cho người khác? Xưa kia Tôn Thúc Ngao đã giết con rắn hai đầu để sau này không ai vì thấy nó mà bị hại, trở thành câu chuyện được mọi người say sưa truyền tụng. Noi gương theo Tôn Thúc Ngao chẳng phải rất hợp lý sao?”
(Trích “Thế Thuyết Tân Ngữ – Đức hạnh đệ nhất”)
Bài tập
Tinh thần của Dữu Công và Tôn Thúc Ngao trong câu chuyện trên đều là nghĩ vì người khác, nếu như người khác mang đến cho bạn điều không tốt, thì bạn sẽ đối đãi như thế nào?
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 24-08-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.