Tu luyện tinh tấn và chuyên cần hơn
Bài chia sẻ tại Pháp Hội Ái nhĩ lan 2007
[Chanhkien.org] Chỉ trong nháy mắt, bốn năm đã trôi qua từ khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Qua việc tu luyện tâm tánh, và vượt qua thử thách trong 4 năm qua, tôi dần dần trở nên cứng cỏi hơn và thuần thục trong Pháp. Tôi rất biết ơn Sư phụ và các đệ tử tại Ái nhĩ lan cho sự thành đạt này. Tôi muốn chia xẻ kinh nghiệm của tôi trong tu luyện.
1. Nâng cao tâm tính, giác ngộ theo Đạo và Tu luyện thật sự
Trước đây tính tình tôi nóng nảy. Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi mới tập dẹp cơn giận. Tôi không còn mất bình tĩnh nữa. Tôi nghĩ rằng Đại Pháp thật mầu nhiệm. Tuy nhiên, khi tôi tiếp tục tu luyện tôi thấy rằng chấp trước về sự giận dữ phải tu luyện từng lớp một. Chỉ vì tôi không còn nóng nảy, chấp trước đó chưa hẳn đã hoàn toàn dứt bỏ. Chấp trước đó vẩn ẩn náu. Lý do mà tôi không nóng nảy cũng có thể là tâm tôi không bị dồn ép đủ để nổ tung.
Tôi có quan hệ tốt đẹp với các đệ tử khác. Một ngày, chúng tôi xích mích về những điều nho nhỏ và chúng tôi giận nhau. Cô ta chạy ra khỏi nhà tôi. Tôi nghĩ tôi quá tốt với cô ta, và cô ta đối xử không công bằng với tôi. Vì tôi không bị ai cưỡng bức, tôi cảm thấy điều này không công bằng khi cô ta chỉ tay đến tôi và kết tội tôi. Sau đó, khi tôi gặp lại cô ta, tôi miễn cưỡng nói chuyện với cô ta. Tôi biết tôi vẫn còn giận và chưa điều khiển tôi được.
Qua việc học Pháp tôi mới bình tỉnh lại và tu luyện tâm tôi. Xem nặng việc cô ta nói với tôi không khác gì xem nặng về tình cảm. Đó cũng là chấp trước tự ngã của tôi. Nếu tôi thật sự muốn giúp cô ấy, tôi phải từ bi thay vì giận dữ. Sau đó, khi cô ta gặp phải khổ nạn, tôi đặt tôi vào hoàn cảnh của cô, và cố gắng suy nghĩ từ quan điểm của cô ta. Tôi chia sẻ sự hiểu biết của tôi với cô bằng những nguyên lý của Pháp. Tôi giúp cô vượt qua khảo nghiệm của cô, tôi ủng hộ cô bằng cách dùng Chính niệm. Sau khi sự xích mích được giải toả, cô ta nói cô ta rất biết ơn tôi trong khi cô ta bị khảo nghiệm. Cô ta nói rằng cô ta có thể cảm nhận được lòng từ bi của một người tu luyện. Điều này làm tôi ứa nước mắt. Tôi muốn cám ơn Sư phụ cho bài giảng của Ngài,
“Chư vị cần phải từ bi và tốt với người khác, và suy nghĩ đến người khác khi làm bất cứ việc gì. Bất cứ khi nào chư vị giải quyết khó khăn, trước hết chư vị phải nghĩ rằng người khác có chịu được điều này hay nếu nó có hại ai không. Làm như thế, sẽ không còn vấn đề gì nữa (“Nâng cao tâm tính, ” Bài giảng Thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân).
Hai vị đệ tử nọ nói với tôi rằng tôi là người có tâm ý hẹp hòi. Tôi miễn cưỡng đồng ý với họ. Trong một thời gian, tôi cố gắng nhìn vào trong mình. Trong khi học Pháp, tôi thình lình giác ngộ rằng Sư phụ đã cho tôi tín hiệu rằng cái cách mà tôi có thể trở nên nhẫn nhục hơn. Đại Đạo thật ra rất giản dị. Thật ra, rất nhiều nguyên lý trong tu luyện có liên hệ với nhau. Tôi biết rằng khi tôi có thể nghĩ đến người khác trước, và khi tôi có thể cầm tôi lại không nên bất đồng với họ ngay lúc đó hay phát biểu ý kiến ngay khi có xích mích, thì tôi sẽ không còn hẹp hòi. Khi tôi có thể tự nhìn vào trong một cách vô điều kiện, tôi chắc chắn sẽ tìm ra chấp trước. Khi tôi có thể thực hiện được những gì tôi đã giác ngộ, thì việc nâng cao tâm tính sẽ thực hiện được.
Mới đây, tôi tập trung vào học Pháp. Đôi khi tôi học trong nhiều giờ. Sự hiểu biết của tôi là mọi thứ trên cõi đời này là để cho Pháp. Đối với những người thường, mọi thứ đều là mê lầm. Mọi thứ mà xảy ra và tồn tại là cho các đệ tử Đại Pháp thảo luận và giác ngộ về Đạo và tu luyện tâm của họ. Không biết vì lý do gì, tôi xem nó như là phí thời gian khi tham gia học Pháp trong nhóm. Trong thực tế, đây là một sự mê lầm để đánh lạc hướng tâm ý của tôi về học Pháp trong nhóm. Tôi thình lình biết rằng việc học Pháp toàn nhóm là được Sư phụ dạy cho chúng ta. Tôi đã ích kỷ vì tôi yêu cầu môi trường học nhóm phải tạo cơ hội cho tôi nâng cao trình độ cá nhân tôi. Nếu môi trường học nhóm không tốt và tôi không thể tạo nên, hay góp ý để nâng cao, thì tôi cũng là người ích kỷ. Thật ra, đó chính là một sự ngộ nhận ma quỷ mà đã cho tôi ý niệm rằng học nhóm không tốt mấy. Sau khi tôi phá được quan niệm cũ của vũ trụ cũ, tôi mới hiểu vấn đề được rõ ràng về sự mê lầm. Tôi trừ diệt tà niệm liên quan đến vấn đề mất và được về việc học nhóm. Tôi thấy rằng mọi người đều rất cố gắng thì môi trường học nhóm sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
2. Tham gia vào Ban nhạc Thiên quốc, hoàn thành lời thề thời trước.
Tôi được định trước đi Pháp để tập luyện tham gia vào Ban nhạc Thiên Quốc Châu Âu. Tôi thấy nhiều đệ tử tập luyện nhạc cụ rất siêng năng. Hầu hết các đệ tử chưa bao giờ dùng nhạc cụ trước đây. Rất nhiều người không đọc nhạc được hay thậm chí không hiểu ký hiệu nhạc lý. Tuy nhiên, cuối cùng họ đều sử dụng tuyệt diệu. Được Sư phụ hướng dẫn, chúng tôi trình diễn thành công khi ban nhạc chúng tôi đi diễn hành trong số 160 ban nhạc trình diễn trên đường phố Tàu tại Ba lê. Rất nhiều người vỗ tay ca ngợi. Không có lời nào diễn tả hết lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ cho cơ hội ngàn năm này.
Tôi cũng tham gia trong đoàn diễn hành xe hoa tại Hoà lan. Các lần tập dượt đều tổ chức tại các sân vận động trong nhà. Chúng tôi cùng tập dượt, và ban nhạc cùng chúng tôi tập dượt và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Trong sự kiện này có rất nhiều đệ tử tham gia. Chúng tôi tập dượt “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, “Trống Pháp và Kèn Pháp Rúng Động Mười Phương” và “Ode to Joy”. Tôi rất mệt sau khi tập dượt vài tiếng đồng hồ. Trong vận động trường rất nóng nực. Phải thổi nhạc cụ rất mạnh, và trong lúc đó cần phải để ý nhạc lý và đội hình trong khi chúng tôi di chuyển. Nhìn lại, tôi nghĩ nếu không phải là đệ tử Đại Pháp, và nếu không có đủ chánh niệm mạnh mẽ, thì những lần tập dượt mệt mỏi này đã làm cho tôi đứng tim rồi. Càng tập nhiều lần sau, tôi càng thấy đỡ mệt hơn và càng trở nên thuần thục hơn. Chính niệm của tôi càng mạnh hơn. Khi tôi nghỉ, các cơ bắp của tôi bị đau và toàn thân tôi nóng như ngọn lửa vây chung quanh. Tuy nhiên, khi chúng tôi trình diễn ngày sau đó, tôi không còn thấy mệt mỏi nữa.
Vào trong ngày trình diễn, tôi phát Chính niệm để vững vàng mấy bài nhạc mà chúng tôi trình diễn, và để cho nhạc cụ phát ra tiếng nhạc hay hơn để cứu độ chúng sinh. Mỗi lần tôi thấy rằng khán giả vỗ tay và nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài nhạc, hay khi tôi thấy một người Hoa tỉnh thức, tôi cảm thấy rất hân hạnh được gia nhập vào ban nhạc này. Tôi không còn thấy mệt mỏi khi đi diễn hành. Cuối cùng, tôi cảm thấy khỏe như bay bổng trên mây. Khi chúng tôi đến điểm cuối cùng, tôi vẫn còn muốn đi nữa, không muốn dừng lại. Thật ra, chúng tôi đã đi trong hai tiếng rưỡi đồng hồ ngày hôm đó. Tối hôm đó, một đệ tử chia sẻ những gì cô ta thấy trong không gian khác. Cô ta giải thích rằng rất nhiều đệ tử trông giống như các vị thần. Họ đã thề ước với Sư phụ chứng thực pháp trong hình thức của Ban nhạc Thiên quốc trong một thời gian và địa điểm nhất định để cứu độ chúng sinh. Sau khi biết được điều này, rất nhiều đệ tử ứa nước mắt. Đó là tại sao chúng ta có mặt tại đây, là để hoàn thành lời thệ ước và hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình.
Trong cách này, tôi đến để mừng trong mọi hoạt động có liên quan đến Ban nhạc Thiên quốc. Sau mổi lần biểu diễn, tôi cảm thấy Chính niệm của tôi càng mạnh hơn. Chúng sinh có tiền duyên với tôi đang chờ tôi thức tỉnh họ và cứu họ. Tôi sẽ hoàn thành lời thề của tôi.
3. Tu luyện trong khi làm việc Đại Pháp, học Pháp là ưu tiên hàng đầu.
Tôi có làm việc cho Đài Tiếng nói Hy vọng (Sound of Hope Radio: http://soundofhope.org ) trong một thời gian. Lúc bắt đầu, tôi làm với các đệ tử khác, nhưng bây giời tôi có thể đọc được một số tin tức một cách độc lập. Trong thời gian làm việc tại Đài, tôi dần dần biết được sự quan trọng của dư luận. Lúc đầu, tôi nghĩ khả năng viết bài của tôi là yếu, và tôi thiếu tự tin. Tôi muốn cám ơn Sư phụ cho lòng từ bi của Ngài trong việc cho phép các đệ tử khác giúp ý cho tôi được nâng cao. Họ cũng cho tôi cơ hội để viết các báo cáo. Lúc đầu, lý do duy nhất mà tôi giúp các bạn khác là vì tôi muốn làm được việc của tôi, và không muốn làm thất vọng các bạn khác. Tôi vượt qua tâm ý này với sự khuyến khích của các bạn khác.
Sau một thời gian tập luyện, tôi cảm thấy tự tin hơn. Bây giờ tôi rất thích dùng phương tiện truyền thanh để chứng thực Pháp và tôi đã làm khá hơn. Trong quá trình tu luyện qua công việc này, tôi thường mắc nhiều lỗi. Trong một thời gian, tôi biết rằng lỗi lầm của tôi không nằm trong việc thu thanh các bản tin tức, nhưng mà là tâm tính của tôi cần phải được nâng cao. Trên bề mặt, những người khác nói rằng tôi không cẩn thận mấy. Khi tự nhìn vào trong, tôi bị lỗi là vì tôi không học Pháp đủ. Các đệ tử Đại Pháp đang làm nhiều việc với huyền năng siêu phàm của họ. Nếu chúng ta không học Pháp tốt, thì không có đủ Chính niệm và trí huệ để làm việc. Tôi cảm thấy xấu hổ rằng tôi chưa làm được tốt khi tôi đọc đoạn Pháp dưới đây.
“Vượt qua khó khăn được nếu chư vị cứ tiếp tục học Pháp. Chỉ khi nào học Pháp thật tốt thì chư vị mới có thể chứng thực Pháp, và chỉ khi nào học Pháp tốt chư vị mới làm tốt được. Rất nhiều đệ tử đã nghĩ ra được nhiều thứ mà trước đây họ không biết làm ra sao trong một cách hết sức sáng ý và hiểu biết là vì học Pháp, và họ có thể làm được nhiều việc một cách thành thạo và sáng suốt. Đây là những gì có được khi chư vị học Pháp tốt. Bây giờ tôi không muốn nói rằng chư vị chưa học Pháp tốt. Tôi chỉ muốn nói tới nguyên lý về Pháp. Đọc Chuyển Pháp Luân càng nhiều, học Pháp càng nhiều thì chắc chắn chư vị sẽ được nhiều trí huệ. ” (Giảng Pháp tại Pháp hội Nữu ước năm 2007)
Sư phụ đã nói với chúng ta rất nhiều lần về học Pháp, học Pháp và học Pháp thật tốt. Chỉ có Pháp mới có thể cho chúng ta trí huệ để cứu độ chúng sinh bằng phương tiện truyền thông. Vì thế tôi sẽ làm những gì Sư phụ yêu cầu. Các đệ tử Đại Pháp trong thời Chính Pháp đã thuần thục và tất cả đều tinh tấn làm tốt ba điều. Tôi cũng sẽ rất tinh tấn hơn.
Xin cám ơn tất cả!
Dịch từ:
http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/10/24/90804.html
Ngày đăng: 10-12-2007
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.