Tống khứ Chấp trước, Thanh lọc trong Đại Pháp
Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp đang sống ở Montreal
Chia sẻ kinh nghiệm trong Pháp hội Canada 2009
[Chanhkien.org]
Kính chào Sư phụ Tôn kính!
Kính chào Qúy Đồng tu! Tôi sống tại Montreal.
Tôi bắt đầu tu luyện từ năm 1995. Tôi cảm thấy rất vinh hạnh là một đệ tử của Sư phụ từ bi của chúng ta. Trong khi đó, tôi cảm thấy rất khẩn cấp vì còn rất nhiều chấp trước. Sư phụ truyền dạy chúng ta Đại Pháp và chịu đựng [thống khổ] vô tận cho chúng ta. Tuy nhiên, tôi chỉ đề cao rất chậm chạp và còn bám víu vào rất nhiều quan niệm của người thường. Tôi muốn dùng cơ hội này để vạch trần và tống khứ những chấp trước của tôi. Tôi hy vọng được dùng sức mạnh ban cho bởi Sư phụ để cứu độ chúng sinh và đi theo con đường an bài bởi Sư phụ với một tâm tinh khiết.
I. Tống khứ Chấp trước, Thanh lọc trong Đại Pháp:
Tôi đến Canada vào tháng Ba năm 2001 và trở thành người phụ trách cho một địa điểm tập công pháp tại Montreal vào tháng Tư năm 2004. Từ tháng Ba năm 2001 đến tháng Tư năm 2004, tôi chỉ là một đệ tử bình thường, tôi không hề gặp xích mích hay đụng chạm với các đệ tử khác. Sau khi làm phụ trách, tôi có nhiều thời gian với các đệ tử khác. Những chấp trước của tôi lộ rõ ngay trong từng hoàn cảnh khác nhau và vì thế tôi càng gặp nhiều xích mích.
Là người phụ trách, tôi gặp phải nhiều lời ra tiếng vào. Lúc đầu, tôi cảm thấy không có nhiều tài cáng như các bạn khác, nhưng tôi vẫn chịu đựng với họ. Sau đó vài năm, sau khi tôi cảm thấy càng ngày càng xích mích, tôi không thể nào chịu được nữa. Tôi biết tôi cần có tấm lòng quảng đại hơn. Tuy nhiên, tôi không đề cao kịp, và không thể giữ đúng tiêu chuẩn của một người phụ trách. Nhiều lần tôi không thể giữ tâm tính mình được tốt. Khi có người trách cứ tôi, tôi nổi nóng lên và bắt đầu cãi. Tôi đổ lỗi đó là do chấp trước người khác. Đó chính là khi tôi cần phải đề cao tâm tính của mình, thì tôi bỏ lỡ cơ hội. Không những tôi chỉ phí thời gian, nhưng tôi cũng gây những khỏang cách với những người khác.
Đôi khi tôi cảm thấy có điều gì sai trái và muốn trừ dứt những khỏang cách đó. Tuy nhiên, tôi không biết phải làm sao cho đúng. Trong thực tế, tôi muốn tâm trí được bình an, nhưng không muốn phải chịu đau đớn để tống khứ chấp trước của mình.
Có một lần, trong một cuộc mít ting với các bạn phụ trách khác, có một người không đồng ý với những bạn khác, nhưng cô ta không muốn nói điều gì. Tôi không biết cái khúc mắc đó là gì , vì thế tôi có tìm cơ hội để khích lệ cô ta nói ra. Tuy nhiên, xúc cảm của cô ta quá mạnh mẽ và tôi mất hai tiếng đồng hồ để cô ta bình tỉnh lại. Sự kiện đó làm tôi phải tự nhìn vào những khó khăn của chính tôi, mà thường gặp phải những vấn đề hiểu lầm, hoài nghi, và sự thiếu từ bi của mình. Tôi không thể từ bi với người khác và ngược lại đổ lỗi cho người khác hay phán xét người khác dựa trên quan điểm của mình. Khi tôi tìm thấy khuyết điểm của tôi, tôi thấy thoải mái. Khi tôi không có những cách ly trong đầu của tôi, người đệ tử nọ cũng thay đổi thái độ đối với tôi.
Sau này, khi tôi nhìn kỹ hơn, tôi thấy rằng, tôi không hoàn toàn nghĩ đến người khác trước, thậm chí khi tôi cố gắng giúp họ, nhưng nó phát xuất từ tính muốn khoe khoang và ý định muốn bảo vệ mình. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng khi tôi tận hưởng sự bình an trong tâm thì tôi hoàn toàn không có trách nhiệm với Pháp.
Khi tôi có xích mích với các bạn đồng tu. Tôi biết rằng tôi phải tự nhìn vào trong. Tuy nhiên, tâm trí đúng đắn này thường là rất yếu, và ngoài ra, những chấp trước của tôi rất mạnh. Nhiều lần, tôi xích mích với người khác, và sau đó tìm chấp trước của người khác.
Khi tôi thật sự tự nhìn vào trong, tôi biết rằng tôi thiếu hiểu biết về hình thức tu luyện mà các đệ tử Đại phải phải làm. Sư phụ dạy “Vì thế, trong quá trình tu luyện, ngay khi các người tu hành thành công tu xong một phần, tầng thứ của họ nâng lên và họ thành công một vài khảo nghiệm, phần này sau đó được khóa lại, dần dần mà không bị ảnh hưởng bởi thời gian…còn phần chưa tu luyện được, trong lúc đó, thì cần phải được tu luyện thường xuyên…” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Thủ đô Hoa kỳ, 2006”). Vì thế, làm sao tôi có thể trông chờ vào các đệ tử cư xử như đấng giác ngộ? Tôi phải tự mình tu luyện mới đúng. Mặc dầu tôi ngộ được như thế, tôi vẫn không làm tốt được.
Tôi gặp phải một số khảo nghiệm về tâm tính mới đây mà tôi không làm tốt. Tôi chỉ nhìn thấy những đệ tử bên cạnh tôi có những chấp trước của tầng thấp. Tôi cảm thấy khó chịu. Tôi biết rằng tôi đã rơi xuống tầng thấp nên tôi mới có thể thấy những chấp trước ở tầng thấp.
Sư phụ cho tôi điểm hóa trong một giấc chiêm bao. Ở đó tôi phải bò để cõng một đệ tử ở trên lưng, trong khi đó những đệ tử khác thì đi ngược lại. Tôi xin xỏ người đệ tử trên lưng bước xuống, nhưng lời yêu cầu bị làm ngơ. Thình lình tôi giác ngộ rằng tôi phải đứng lên và đi theo các đệ tử đó. Rồi thì tôi làm như thế. Khi tôi thức dậy, tôi nghĩ đó là những điều rất căn bản mà tôi cần phải thay đổi để thật sự làm tròn bổn phận của tôi trong việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh. Tôi nên đi theo hướng đúng đắn và không cần phải cõng trên lưng sức nặng của người khác vì họ có thể đưa tôi đến hướng sai trái.
II. Tống khứ Tự ngã, Hoàn toàn dùng Huyền năng được Sư phụ ban cho:
Là một đệ tử Đaị pháp trong thời Chánh Pháp, chúng ta có trách nhiệm và sứ mạng cứu độ chúng sinh. Sư phụ chúng ta đã ban cấp chúng ta trí huệ sâu sắc và những huyền năng siêu phàm khác. Lý do mà chúng ta không thực hàn được chúng là vì chúng ta vẫn còn những chấp trước và vì thế tôi bị ngăn cấm bởi thế lực cũ .
Những chấp trước của tôi là gì? Tôi nhìn lại và thấy rằng chấp trước lớn nhất của tôi là vì tôi chú trọng về cách người khác nhìn tôi, đặc biệt là nếu tôi không thể làm được tốt những việc mà tôi cần. Vì thế, tôi thà rằng không làm gì hơn là làm không tốt, mặc dầu nó có liên hệ đến sống và chết của chúng sinh. Trong số người thường, điều đó được nghĩ là đúng đắn và lý lẽ. Trong bài giảng Thứ Chín của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ dạy “chư vị thấy [việc] sát nhân phóng hoả mà không quản thì đó lại là vấn đề tâm tính”. Khi có rất nhiều những đệ tử bị bức hại, và rất nhiều chúng sinh bị đầu độc, tôi vẫn còn nghĩ về việc tôi nhìn ra sao quan trọng hơn. Từ từ, tôi bắt đầu tống khứ được tự ngã và bắt đầu nghĩ đến người khác và sau đó từ từ gánh vác được nhiều công việc Đại Pháp. Tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm bốn vấn đề mà tôi có liên hệ cho đến nay:
1) Báo cáo viên cho Báo chí
Khi tôi bắt đầu làm công việc báo chí, tôi thấy nó rất khó. Để viết bài báo, tôi đôi khi phải bỏ ngủ. Khi tu luyện của tôi được tốt hơn, tôi thấy rằng tôi có thể viết tốt hơn và trôi chảy hơn. Tôi có khuynh hướng nghĩ từ góc cạnh của người đọc, hơn là chỉ muốn bày tỏ cho mình. Khi tôi còn mới tu luyện, tôi có một giấc chiêm bao mà trong đó Sư phụ đưa cho tôi một cây viết. Tôi nghĩ đó là công việc cho Pháp. Sư phụ khích lệ tôi dùng nó để cứu độ chúng sinh. Tôi nên dùng nó tốt hơn.
2) Là người Phụ trách:
Tôi là người biết lắng nghe người khác. Vì điều này, tôi không cần lo lắng nhiều về quan hệ của tôi với người khác. Vì sự quan hệ với ngươì khác không gây cho tôi nhiều áp lực, tôi có thể làm việc trôi chảy hơn và vì thế xem là một người tu tốt. Với tôi, những chuyện bề ngoài này chỉ là cách để che giấu những chấp trước của tôi về không chịu hy sinh hay không có từ bi. Vì thế, nếu điều này là đúng, làm sao tôi có thể nâng cao trình độ tu luyện của mình? Cho nên, khi được yêu cầu là người phụ trách, tôi nhận ngay trách nhiệm.
Làm người phụ trách không dễ dàng. Từ khía cạnh người thường, tôi không có đủ khả năng, nhưng tôi tin rằng nó cũng không khó vì Pháp không chỉ có thể thay đổi mình tôi, nhưng còn giúp tôi làm tốt. Tuy nhiên, Pháp không thể giúp tôi nếu tôi còn nhiều chấp trước — một số chấp trước tôi đã nhận ra, nhưng một số vẫn chưa nhận thấy được, vì thế tôi đang có dịp mở mắt khi tôi giác ngộ ra.
Còn có nhiều công việc và hoạt động để làm. Đôi khi tôi phải tìm người khác giúp đỡ. Đôi khi tôi phải yêu cầu các đệ tử từ thành phố khác để giúp tôi. Mặc dầu họ giúp tôi, vẫn còn có nhiều việc không thực hiện tốt lắm. Bạn có thể tưởng tượng được áp lực nặng đến chừng nào. Nhưng một số đệ tử không hiểu tôi và nói không đúng về tôi. Đôi khi, tôi cảm thấy không công bằng.
Một ngày nọ, khi tôi đọc bài giảng của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008”, tôi đọc hàng này “Khi chư vị tu luyện mình, chư vị nên xem những việc mà chư vị cho là khổ cực, quá bực mình, hay những việc mà có ảnh hưởng đến tâm tính hay những việc tương tự, như là những điều tốt. Nếu chư vị cho là khổ cực, những cam go, hay những điều khó như thế để chư vị vượt qua là điều không tốt, thì chư vị chỉ là người thường. Khổ cực là để trả nợ nghiệp lực, và những việc mà không trôi chảy là để đề cao tâm tính của mình”
Tôi đã đọc bài giảng này rất nhiều lần, nhưng cho đến bây giờ, tôi mới thật sự nhìn thấy đoạn này. Một ngày, có một đệ tử mỉm cười với tôi và nói “tôi ganh với chị đó” Thật à, tôi nghĩ, tại sao tôi không nhìn sự việc từ khía cạnh tốt hơn? Tại sao tôi sợ rằng mọi người không hiểu tôi? Tại sao tôi phải đề cao? Từ từ, tôi cảm thấy tình cảm của tôi tan biến. Tôi cảm thấy rằng Phật Pháp vô biên và lòng từ bi của Phật vô bờ. Cám ơn Sư phụ. Tôi sẽ mở rộng tâm tôi cho chúng sinh.
3) Bán Quảng cáo
Tôi bắt đầu làm việc toàn thời gian cho Phòng Quảng cáo của Đại Kỷ Nguyên Thời báo tại địa phương của tôi vào tháng Tư năm 2007. Thời gian đó, tình trạng tài chính của gia đình tôi khá hơn, vì thế tôi có cơ hội để làm việc này. Vấn đề là khả năng tiếng Anh của tôi không khá, và tôi thì nói chuyện với những người làm ăn không giỏi lắm. Tôi tham vấn với các đệ tử khác, và được khuyên là nó rất khó khăn và tôi phải chuẩn bị thật tốt. Tôi miễn cưỡng trong một thời gian trước khi một tiếng nói từ tâm tôi phát ra – Tôi sẽ cứu độ người khác. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy toàn thân tôi rung lên, và nước mắt trào ra. Với điều này trong tâm, tôi đã kiên trì cho đến ngày hôm nay.
Trong ba ngày đầu tiên của tuần đầu, tôi chỉ bán được ba cái quảng cáo nhỏ, vì thế tôi dành thời gian hai ngày còn lại cho công việc Đại Pháp. Trong tháng đầu, tôi chỉ bán tổng cộng chừng vài ngàn đồng. Tôi biết rằng đó là Sư phụ khuyến khích tôi.
Phần khó khăn nhất là giao thiệp với thị trường người Hoa. Trong những ngày đầu tiên, phải thật can đảm mới điện thoại cho họ được. Sau một lần điện thoại, tay tôi mồ hôi ra lạnh ngắt, tim tôi chùng xuống, thân tôi run lên. Tôi phải đứng lên đi bộ một chút rồi mới tập trung lại được.
Trong một khoảng thời gian, tôi cảm thấy khó quá. Tuy nhiên, khi tôi thấy những quảng cáo trên các báo Hoa ngữ khác, tôi thấy buồn. Những người này có tiền duyên với chúng ta nhưng tôi không thể giúp họ nhiều. Tôi không biết phải làm sao; tôi chỉ điện thoại vòng vòng. Bên đầu giây bên kia, một số người rất thiếu lịch sự khi tôi giới thiệu tôi làm cho Đại Kỷ Nguyên Thời Báo. Một số từ chối một cách lịch sự. Có một số người còn chửi tôi và thậm chí cả Sư phụ nữa. Trong hoàn cảnh đó, tim tôi đập rất mạnh và giọng của tôi rất nhanh, nhưng tôi vẫn cố giảng rõ sự thật cho họ. Tuy nhiên, không phải khi nào mọi việc chuyển sang chiều hướng tích cực.
Sau khi tôi bị một vài trường hợp như thế, tôi biết rằng đó là vì tâm tranh đấu của tôi xuất ra. Thay vì nghĩ cho người khác, tôi muốn bày tỏ những gì tôi nghĩ là đúng. Điều này có thể được gọi là giảng rõ sự thật không? Việc làm của tôi là một phần của sự thật. Vì thế, khi tôi nói với mọi người một cách bình tĩnh, tôi thấy mọi điều cũng thay đổi. Từ đó, tôi không còn gặp những người có những điều bất kính một cách trực tiếp hay gián tiếp với Đaị Pháp hay Sư phụ nữa.
Trong thời gian đó, tôi cảm thấy Sư phụ luôn luôn lo lắng cho tôi. Khi tôi học Pháp tốt, tôi bán quảng cáo không cần cố gắng nhiều. Tôi cố gắng giữ đúng tiêu chuẩn của một đệ tử để giữ vững quan hệ với khách hàng. Tôi đặc biệt cố gắng nhận xét tại sao khách hàng có thể mất lòng tin vào tờ báo chúng ta và quan hệ giao thương của chúng ta có thể bị cắt đứt.
Nói thật lòng, công việc này là khó khăn nhất trong vấn đề tu luyện của tôi. Nó giúp trực tiếp trong việc bộc lộ chấp trước của tôi. Tôi có thể rất tự hào khi bán được quảng cáo, và tôi rất dễ bị trầm sầu khi tôi không bán được. Tôi có thể mất lòng tin nếu tâm tính tôi không ổn định, và tôi có thể tìm cớ biện hộ rằng tôi bận những công việc Đại Pháp khác. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu tôi học Pháp tốt, tôi có thể làm tốt hơn và làm tốt mọi thứ.
Tôi cũng may mắn được môi trường tốt đem đến từ việc bán quảng cáo. Trong phần huấn luyện bán quảng cáo hàng tuần của chúng tôi, những đệ tử khác chia sẻ kinh nghiệm, khả năng và quan điểm của họ. Khi khả năng tôi nâng cao, việc bán của tôi cũng nâng cao. Mới đây, tôi mới nhận điện thoại xin mua quảng cáo; tôi nghĩ rằng đó là cách đúng nhất. Tôi nói chuyện với mọi người trên điện thoại bằng một giọng rất thân mật. Một số người không muốn nói về quảng cáo ngay lập tức, nhưng tôi vẫn đối xử bằng lòng từ bi với họ. Tôi luôn luôn nghĩ về tạo một ấn tượng thật tốt cho tờ báo. Tôi nghĩ chúng ta không những dùng tờ báo để cứu độ chúng sinh, nhưng còn tạo ra một phương hướng mới cho báo chí tương lai.
4) Nâng cao trình độ Kỹ thuật:
Tôi rất vinh hạnh được đóng góp tất cả những gì tôi có để cứu độ chúng sinh. Tôi cố gắng làm bằng tất cả tấm lòng. Thậm chí việc học vấn của tôi cũng liên hệ đến việc chứng thực Pháp.
Lái xe là một điều cần thiết cho thực hiện những công việc Đại Pháp tại Bắc Mỹ. Để đậu bằng lái xe, tôi phải hiểu tiếng Anh.
Có rất nhiều lúc rất ngoạn mục. Ngày thứ hai khi tôi học lái, tôi bị đụng xe. Tôi hầu như mất hết can đảm, nhưng tôi vẫn kiên trì. Lần đầu tiên tôi lái ra xa lộ, tôi phải thay đổi hai lằn xe. Tôi xin Sư phụ để can đảm hơn, và phát chánh niệm. Mùa đông năm ngoái, tôi phải lái chừng 10 cây số mà trên kiếng xe của tôi đầy những bùn vì xe tôi không còn nước rửa kiếng xe. Điều này làm tôi phải kỹ lưỡng hơn và tôi trở nên can đảm hơn.
Tôi cũng bỏ thời gian để học tiếng Anh. Bình thường trong ngày, tôi đi học nhóm vào buổi sáng, cả ngày trong việc bán quảng cáo, dùng buổi tối để học tiếng Anh, và đêm thì điện thoại hay những lần điện đàm chung. Thời gian để học tiếng Anh rất giới hạn. Tuy nhiên, tôi cũng được xếp vào lớp cao cấp, mặc dầu tôi không yêu cầu gì cả. Lúc đầu, tôi thấy mắc cỡ nếu tôi không trả lời được câu hỏi. Nhưng rồi tôi cảm thấy thay đổi. Tôi có thể chấp nhận được lỗi của mình, thậm chí xem đó là kinh nghiệm, bằng cách này tôi học được nhiều nhất. Nếu tôi không biết, thì tôi không biết, không cần biết là người ta có nói rõ hay không. Điều này cũng đúng với những chấp trước. Tôi thấy rằng bằng cách học Đại Pháp, mỗi khía cạnh đời sống của tôi đã trở nên ý nghĩa hơn và rất tốt cho việc tu luyện. Trong lớp tiếng Anh, tôi tống khứ được ý niệm tự ngã của tôi và không sợ bị cười bởi người khác. Tiếng Anh của tôi nâng cao lên và điều đó giúp cho tôi trong công việc phụ trách, đặc biệt là với các đệ tử Tây phương. Tôi biết rằng tôi vẫn còn làm lỗi, tôi ước muốn các đệ tử khác chỉ cho tôi. Tôi biết rằng khi những khuyết điểm của tôi bộc lộ ra tôi có thể nâng cao trình độ tiếng Anh của mình nhanh hơn. Với khả năng tiếng Anh, tôi đã mở rộng kiến thức của mình và đóng góp nhiều hơn. Tôi tin rằng chỉ cần mình có lòng cứu độ chúng sinh, thì không có khổ nạn nào quá to tát để vượt qua.
Để kết luận, tôi muốn chia sẻ với các bạn bài thơ của Sư phụ “Tâm tự minh” từ trong Tinh tấn Yếu chỉ (2)
Tâm tự sáng tỏ, tự biết*
Pháp cứu độ chúng sinh, Sư phụ dẫn lối
Một cánh buồn căng lên, trăm triệu cánh buồn dương theo
Vứt chấp trước xuống, thuyền nhẹ bơi nhanh
Tâm của người phàm nặng nề, khó mà vượt nổi đại dương
Gió mây đột biến, trời như sập xuống
Núi lở biển động, sóng lớn cuộn lên
Vững lòng tu Đại Pháp, theo sát Sư phụ
Mang chấp trước quá nặng nề, mê mờ mất cả phương hướng
Thuyền lật buồm đứt, tháo chạy để toàn mạng
Lọc hết bùn cát, lộ ánh vàng kim
Chuyện sống chết không qua việc nói thuyết mà biết được
Có thể làm được hay không mới thấy rõ chân tướng
Đợi cho đến ngày viên mãn
Chân tướng hiển lộ rõ, toàn thiên hạ ngỡ ngàng không hiểu.
Cám ơn Sư phụ!
Cám ơn Các Bạn đ ồng tu!
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/5773
Ngày đăng: 08-08-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.