Tinh giải luận ngữ (39): Yên dụng nịnh*
[ChanhKien.org]
- Sao phải dựa vào khẩu tài ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì?
Nguyên văn
或曰:「雍(1)也仁而不佞(2)。」子曰:「焉用佞?禦人以口給(3),屢憎於人(4),不知其仁(5)。焉用佞?」(《論語‧公冶長第五》)
Hán Việt
Hoặc viết: “Ung dã, nhân nhi bất nịnh.” Tử viết: “Yên dụng nịnh? Ngữ nhân dĩ khẩu cấp, lũ tăng ư nhân. Bất tri kỳ nhân; yên dụng nịnh?” (Luận ngữ, chương 5 Công dã tràng)
Phiên âm
Huò yuē: Yōng yě rén ér bùnìng. Zǐ yuē:`Yān yòng nìng? Yù rén yǐ kǒu gěi, Lǚ zēng yú rén (4), bùzhī qí rén. Yān yòng nìng.
Chú âm
或ㄏㄨㄛˋ曰ㄩㄝ:「雍ㄩㄥ(1)也ㄧㄝˇ仁ㄖㄣˊ而ㄦˊ不ㄅㄨˋ佞ㄋㄧㄥˋ(2)。」子ㄗˇ曰ㄩㄝ:「焉ㄧㄢ用ㄩㄥˋ佞ㄋㄧㄥˋ?禦ㄩˋ人ㄖㄣˊ以ㄧˇ口ㄎㄡˇ給ㄍㄟˇ(3),屢ㄌㄩˇ憎ㄗㄥ於ㄩˊ人ㄖㄣˊ(4),不ㄅㄨˋ知ㄓ其ㄑㄧˊ仁ㄖㄣˊ(5)。焉ㄧㄢ用ㄩㄥˋ佞ㄋㄧㄥˋ?」
(《論ㄌㄨㄣˊ語ㄩˇ‧ㄍ公ㄨㄥ冶ㄧㄝˇ長ㄔㄤˊ第ㄉㄧˋ五ㄨˇ》)
Chú thích
(1) Ung “雍”: là người họ Nhiễm tên Ung, tự là Trọng Cung, là học trò của Khổng Tử.
(2) Nịnh “佞”: phát âm là “nê ninh” như âm của lầy lội, bùn lầy, nghĩa là năng ngôn thiện biện, tức giỏi ăn nói biện luận, có tài hùng biện.
(3). Khẩu cấp “口給”: nói trôi chảy, ứng phó miệng lưỡi nhanh chóng.
(4). Lũ tăng ư nhân “屢憎於人”: thường dẫn đến sự oán hận của người khác. Chữ tăng (ghét) cùng âm đọc với chữ tăng “增” (tăng thêm), oán hận.
(5). Bất tri kỳ nhân “不知其仁”: không biết được người khéo ăn nói có được gọi là người có nhân đức hay không.
Dịch nghĩa
Có người nói: “Ung Nhiễm có lòng nhân mà không khéo nói”. Đức Khổng tử nói: “Dùng tài khéo nói làm gì? Lấy miệng bẻm mép chống lại người, người ta luôn ghét. Chẳng biết trò ấy có nhân hay chăng, nhưng dùng tài khéo nói làm gì?”
Giải thích
Có người nói: “Nhiễm Ung là người nhân đức, nhưng lại không biết ăn nói khéo léo”. Khổng Tử nói: “Sao phải dựa vào khẩu tài ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì? Dựa vào khéo léo ăn nói sẽ dễ dẫn tới tranh biện với người khác, thì thường sẽ chuốc lấy sự oán hận của người ta, người như thế không nhất định là người có nhân đức. Tại sao lại cứ phải thể hiện ăn nói khéo léo, năng ngôn thiện biện làm gì?”
Nghiên cứu phân tích
Khổng Tử nói với mọi người về cách nhìn nhận đối với Nhiễm Ung và đưa ra quan điểm của ông. Ông cho rằng việc tu dưỡng tâm tính, nhân đức của con người mới là cái gốc thật sự, những biểu hiện ngôn năng thiện biện, ăn nói khôn khéo kỳ thực là không quan trọng, là không có lòng nhân nghĩa, hoàn toàn không có gì đáng nói, ngược lại họ lại dễ lợi dụng những tiểu thuật khẩu tài nhỏ nhoi ấy để hiển thị bản thân hoặc là để thỏa mãn những dục vọng ham muốn cá nhân của họ. Vì thế mới nói, người có tài ăn nói không nhất định là có nhân đức, còn người nhân đức lại không nhất định thích nói ra, thích khoe khoang hiển thị. Ta nên dùng nhân đức để đánh giá nhân phẩm của một người chứ không nên dựa vào khẩu tài, năng lực v.v. để đánh giá một người.
Qua đây có thể thấy người ta đã quá coi trọng biểu hiện bề ngoài của lời ăn tiếng nói khéo léo, quên mất rằng tâm tính nội tại mới là cái gốc, vì vậy mà họ có chút nghi hoặc đối với người nhân đức nhưng không biểu hiện ăn nói khéo léo như Nhiễm Ung. Những người coi trọng bề ngoài, coi trọng hưởng thụ vật chất, truy cầu danh lợi, kỳ thực là rất muốn có nhân đức muốn có tài ăn nói để sau đó họ sẽ lợi dụng nó để đạt được mục tiêu cá nhân, thỏa mãn dục vọng cá nhân, nhưng dù cho họ có phấn đấu nỗ lực thế nào thì cũng rất khó thành công. Kỳ thực, những người không chú trọng tu tâm dưỡng tính, vốn có rất nhiều vọng tưởng và nghi hoặc.
Câu hỏi mở rộng
1. “Họa từ miệng mà ra”, câu nói này cảnh tỉnh mọi người rằng khi nói cần thận trọng, rất nhiều mầm tai họa và mâu thuẫn đều đến từ những người thích nói, có tài ăn nói. Kết quả của việc giỏi biện luận, tranh mạnh háo thắng đó thường sẽ dẫn đến tâm tật đố và oán hận.
Hãy nghĩ xem: trong xã hội nhân loại hiện nay khi tâm con người rất phức tạp, mâu thuẫn rất gay gắt, chúng ta nên nói thế nào cho phù hợp? Có thể nói lời giả dối không? Có thể không nói lời công bằng không? Khi nói có thể không nghĩ đến người khác không? Xét đến cùng chẳng phải là nên xuất phát từ cơ điểm lòng nhân ái mà nói ra sao? Lời nói nhân nghĩa, thì chẳng phải sẽ không có tranh luận, cạnh tranh hơn thua, bảo vệ mình mà công kích người khác sao?
2. Trong xã hội hiện nay tràn ngập những người, sự vật giả tạo, như tin tức giả, quảng cáo sai sự thật, hàng giả hàng nhái, chứng nhận giả, tập đoàn lừa đảo… quả thật là rất nhiều, khi nhân tâm và xã hội đã mất đi quy phạm đạo đức, thì việc phát huy khẩu tài khéo nói hoặc kỹ năng chuyên nghiệp khác, thường là vì tự tư tự lợi, không từ bất kỳ thủ đoạn để đạt được mục tiêu, lợi dụng tài ăn nói để lừa người, lợi dụng tâm thiện lương của con người, lợi dụng nhược điểm của con người để lừa người, hoàn toàn không xem xét đến hậu quả và sự sống chết của người khác.
Hãy nghĩ xem: tài năng ăn nói và kỹ năng có phải là có thể sử dụng cho mục đích tốt hoặc có thể sử dụng cho mục đích xấu, cũng giống như dung mạo và biểu hiện bề ngoài của người ta vậy, cũng có thể nhìn thấy rất đẹp, rất thiện, nhưng nội tâm lại ẩn chứa mưu mô nham hiểm, đó chẳng phải càng lừa dối hơn hay sao? Bất cứ sự tốt đẹp về mặt hình thức bên ngoài nào có thể đồng đẳng với bản chất nội hàm sao? Chẳng phải nên coi nội hàm bản chất là nét đẹp thực sự sao? Những thứ có thể lừa người được, chẳng phải thường lợi dụng thuật che mắt “bên ngoài lộng lẫy kiêu sa, bên trong mục nát không ra hình người” để mê hoặc người ta sao?
Vấn đề thảo luận
Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta làm thế nào để làm được tu khẩu? Nên thể hiện thái độ ăn nói thể nào cho đúng?
Câu chuyện lịch sử
Dán miệng ba lần
Khổng Tử đến triều đình nhà Chu, thăm nhà tổ miếu của triều Chu, thấy một bức tượng hình người bằng đồng ngay trước bậc tam cấp ở bên phải của tổ miếu, miệng của bức tượng bị phong kín ba tầng, phía sau lưng có khắc bài văn: “Đây là vị thận trọng cổ xưa trong lời nói. Cẩn thận nhé! Cẩn thận nhé! Không nên nói nhiều lời, nếu nói nhiều lời tất nhiên sẽ có sơ xuất; không nên nhiều chuyện, nếu nhiều chuyện tất sẽ thất thố. Khi bình an vui vẻ nhất định cần chú ý, không được làm những việc khiến bản thân phải hối hận. Đừng cho rằng sẽ không có hậu quả nguy hiểm gì, vì họa loạn sẽ theo đó mà đến; cũng đừng cho rằng không có ai biết, thiên tai đang ở bên trên để chờ trừng phạt kẻ ác. Đốm lửa nhỏ không dập tắt, khi bùng lên ngùn ngụt sẽ không cách nào dập tắt; một dòng nước nhỏ không chặn lại, khi thành dòng sông sẽ không thể ngăn chặn. Nếu như nói ra lời bất cẩn, thì chính là đã gieo mầm tai họa. Người ngỗ ngược sẽ không chết một cách bình thường, người hiếu thắng nhất định sẽ gặp địch thủ”.
“Người quân tử biết rằng thiên hạ không thể một tay che trời, vì vậy mà nhún nhường một chút, khiêm tốn một chút, sẽ khiến người khác ngưỡng mộ. Nếu bảo trì thái độ nhún nhường, khiêm tốn ấy, thì sẽ không có ai ganh đua cạnh tranh với mình. Mọi người đều đi theo dòng sang bên kia, chỉ có mình tôi kiên trì ở bên này; mọi người tâm trí mê loạn, còn mình tôi tư tưởng kiên định. Hãy giữ trí huệ ở sâu trong tim, không so đo tài năng cao thấp với người khác. Làm được như thế, thì dù có ở địa vị cao quý, cũng sẽ không bị nguy hại. Sông lớn sở dĩ thành sông lớn là do nó đặt mình xuống thấp. Thiên thượng sẽ công bằng không dành yêu thương đặc biệt cho riêng ai, nhưng nhất định người sẽ phù trợ cho những người thiện lương. Hãy cẩn thận! Hãy cẩn thận!”
Sau khi đọc xong, Khổng Tử quay lại nói với các đệ tử: “Hãy nhớ kỹ bài văn này. Tuy rằng lời lẽ không bóng bẩy, nhưng nói đúng chỗ yếu hại. Tục ngữ có nói: ‘Đặc biệt chú ý và thận trọng, giống như bản thân đang ở bên rìa bờ vực, như chân đang giẫm trên lớp băng mỏng vậy’. Nếu như có thể chiểu theo đó mà đối nhân xử thế, thì làm sao có thể vì vạ miệng mà chuốc lấy tai họa được”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/48868
Ngày đăng: 23-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.