Nhìn nhận đúng đắn về những sáng tác văn học của đệ tử Đại Pháp



[ChanhKien.org]

Lời của người biên tập

Tiểu thuyết thần thoại “Thương Vũ Kiếp” là một sáng tác văn học của đệ tử Đại Pháp, mục đích là dùng hình thức tiểu thuyết để chứng thực Đại Pháp, giảng chân tướng, cứu độ thế nhân. Trong tiểu thuyết có miêu tả liên quan đến không gian khác, có tác dụng trợ giúp đối với những đệ tử chưa khai mở thiên mục, nhưng không nên vì thế mà sinh ra tâm chấp trước, can nhiễu đến tu luyện. Là đệ tử Đại Pháp thì phải làm tốt ba việc. Sáng tác văn học là một trong những công cụ giảng chân tướng hữu hiệu, mong rằng đệ tử Đại Pháp làm sáng tác càng ngày càng cho ra mắt nhiều tác phẩm hay, để cứu được càng nhiều chúng sinh hơn.

Bức thư của đồng tu gửi tác giả Bạch Vân Phi của tác phẩm Thương Vũ Kiếp

Những điều tôi nói trong chia sẻ đều là nhận thức của cá nhân đối với một vấn đề, có điều gì chưa thỏa đáng mong được thứ lỗi.

Thực ra tôi chưa hề đọc tác phẩm này. Chỗ tôi là một điểm sản xuất tài liệu, có khá nhiều tuần san Chánh Kiến và tuần san Minh Huệ được chuyển đến, mà hầu như những đồng tu tôi gặp đều nói về Thương Vũ Kiếp, có đồng tu in đĩa CD, có đồng tu làm thành tư liệu, còn có đồng tu đọc đến thuộc Thương Vũ Kiếp. Có đồng tu chuyên chia sẻ sách Thương Vũ Kiếp dạng ebook và các phiên bản điện tử khác lên hòm thư chung giao lưu chia sẻ của chúng tôi.

Tôi thấy rằng, bộ tiểu thuyết này tạo nên làn sóng lớn trong các đồng tu, tôi cảm giác rằng điều này không đúng lắm. Tôi nhớ Sư phụ đã chỉ rõ cho chúng ta trong kinh văn “Vĩnh viễn ghi nhớ” rằng:

“Trừ hội giao lưu học Pháp của học viên Đại Pháp và những hoạt động do tổng trạm địa phương được Tổng Hội đồng ý ra, thì hãy nhớ kỹ hễ là lưu truyền trong Đại Pháp bất kể cái gì không phải của Đại Pháp thì đều là phá hoại Đại Pháp!”

Đương nhiên tôi không đánh giá tiểu thuyết ấy thế nào cả, tôi muốn nói rằng chúng ta nên dùng thái độ như thế nào để đối đãi với bộ tiểu thuyết này mới thích hợp, cho nên tôi đã cảnh tỉnh các đồng tu về vấn đề với Thương Vũ Kiếp như thế nào trong hòm thư dùng chung của các đệ tử, kết quả là có đồng tu lại còn gửi lên một bản, và nói rằng: “Đây là câu chuyện chân thực, phù hợp với năng lực tiếp thụ của người thường, chỉ có thể gọi là tiểu thuyết thần thoại”.

Tôi nghĩ, nếu là tiểu thuyết thì tác giả không phải hoàn toàn viết ra điều chân thực, nhưng đồng tu lại cho rằng đó là điều chân thực, như vậy đã tạo thành can nhiễu rất lớn với đồng tu. Đương nhiên tôi không có ý nói tác giả của tiểu thuyết ra sao, mà là các đồng tu tự mình không giữ vững tâm tính, nhưng vì để có trách nhiệm hơn với đồng tu, tôi nghĩ tác giả của tiểu thuyết nên làm rõ vấn đề này một chút. Dù bộ tiểu thuyết này có hoàn toàn chân thực hay không, hoặc là trạng thái chân thực tiệm ngộ trong quá trình tu luyện, hay sử dụng biện pháp nghệ thuật hư cấu, phóng đại hoặc tưởng tượng, thì cũng cần phải làm rõ. Vì tác giả không làm rõ điều đó, nên các đồng tu cho rằng đó là sự việc chân thực, và vẫn đang tích cực lưu truyền.

Ngoài ra tôi muốn hỏi một chút, tác giả mong muốn rằng tác phẩm này có ý nghĩa thế nào trong nội bộ các đệ tử Đại Pháp, và mong muốn tác phẩm này sẽ hướng đến nhóm độc giả nào?

Cảm ơn!

Thư trả lời của đồng tu Bạch Vân Phi

Chào đồng tu, tôi là tác giả Bạch Vân Phi.

Đọc được thư đồng tu gửi, trong lòng tôi cảm thấy nặng trĩu, tôi không ngờ được rằng Thương Vũ Kiếp lại có ảnh hưởng mạnh như vậy trong các đồng tu, rất có thể Thương Vũ Kiếp đã can nhiễu đến một bộ phận học viên, thư của đồng tu đã khiến tôi phải trầm tĩnh lại để xem kỹ lại xem Thương Vũ Kiếp rốt cuộc đã khởi tác dụng như thế nào trong thời kỳ tối hậu của Chính Pháp.

Nếu dùng Pháp để đo lường hết thảy, đương nhiên cũng bao gồm cả Thương Vũ Kiếp, vậy thì sẽ không có bất cứ điều gì có thể can nhiễu đến đệ tử Đại Pháp và ba việc mà đệ tử Đại Pháp phải làm. Điều này có thể là một trong những tiêu chuẩn mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ tối hậu của Chính Pháp tất phải đạt được, vì một vị Thần vĩ đại tất phải độc lập dùng bộ Pháp mà mình chứng ngộ được từ trong Đại Pháp để đo lường thiên địa vạn vật, đo lường vũ trụ càn khôn, để sáng tạo và canh tân thiên thể của mình. Từ góc độ này, Thương Vũ Kiếp sẽ không thể tạo thành can nhiễu đối với những đệ tử Đại Pháp có chính niệm mạnh mẽ.

Đối với bộ phận đệ tử Đại Pháp này mà nói, đọc cũng vậy, không đọc cũng vậy, có thời gian xem một chút thì cũng không có điều gì xấu đối với việc mở mang tư duy của tự mình, cũng tương tự như xem một bài viết tâm đắc thể hội của đồng tu. Nhưng trên thực tế, trong Thương Vũ Kiếp có những nội dung đã không thể dùng từ “tâm đắc thể hội” để hình dung nữa, những nội dung đó có thể nói là Pháp lý mà tác giả chứng ngộ được từ trong Đại Pháp, sẽ mang năng lượng của chân lý chứng ngộ được từ trong Đại Pháp, tôi nghĩ cũng chính vì nguyên nhân này mà Thương Vũ Kiếp đã tạo nên những ảnh hưởng mà ngay cả tác giả cũng không ngờ tới.

Đối với những đệ tử Đại Pháp mà chính niệm mạnh mẽ, hết thảy đều sẽ dùng Đại Pháp mà đo lường, Thương Vũ Kiếp sẽ không tạo nên bất cứ ảnh hưởng phụ diện nào với họ, là vì họ rất lý trí, rất thanh tỉnh, có thể thời thời ở trong Pháp, khi gặp hết thảy tất cả những sự kiện chính xác hay không chính xác họ đều dùng Pháp để đo lường, bất mê bất hoặc, từ đó khiến hết thảy sự kiện chính xác hoặc không chính xác đều chuyển thành cơ hội và hoàn cảnh đề cao của họ.

Từ khi Thương Vũ Kiếp được đăng trên Chánh Kiến, vẫn luôn có những tranh luận xoay quanh nó, có lúc thậm chí rất dữ dội, khen chê đều có. Tôi nghĩ, chính là vì những nhân tố của hai mặt chính phản mà Thương Vũ Kiếp mang theo đều sẽ thể hiện ra, rất nhiều đồng tu có thể đều đã thấy được hoặc là nhấn mạnh một phương diện nào trong đó, vì thế mà đưa ra những nhận định khen chê.

Khi tôi thấy được những tác dụng chính diện của Thương Vũ Kiếp mà các đồng tu phản hồi, một số đồng tu nhờ đọc Thương Vũ Kiếp mà biết trân quý Pháp, hiểu được sự nghiêm túc của tu luyện, hiểu được tính cấp thiết của việc cứu người, biết được rằng bản thân đã mang theo sự kỳ vọng của cả vũ trụ để đến nhân gian, từ đó mà càng tinh tấn làm tốt “ba việc”, vậy sẽ cứu độ được không ít chúng sinh trong thiên thiên thể rồi.

Nhưng, tôi cũng biết vì sự ước chế của Pháp của cựu vũ trụ, trong bối cảnh không gian bề mặt của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn được Chính Pháp, lý tương sinh tương khắc là lý tuyệt đối, vì thế mà tác dụng phụ diện của Thương Vũ Kiếp cũng theo đó xuất hiện.

Biểu hiện cụ thể cũng chính là như những hiện tượng mà đồng tu đã đề cập trong thư gửi cho tôi, đây là điều mà tôi không mong muốn thấy, nhưng rốt cuộc thì nó đã xuất hiện rồi.

Tuy nhiên, tôi nghĩ tình huống như vậy không phải là không có cách giải quyết, tương sinh tương khắc là lý tuyệt đối của cựu vũ trụ, còn đệ tử Đại Pháp là Giác Giả vĩ đại mới mà Pháp lý của vũ trụ mới thành tựu, đương nhiên sẽ không bị ước thúc bởi Pháp của cựu vũ trụ, biện pháp duy nhất chính là các đồng tu dùng Pháp để đo lường, dùng Pháp để xét đoán thì nhất định sẽ tiêu trừ ảnh hưởng phụ diện mà Thương Vũ Kiếp mang đến, chỉ lưu lại mặt tốt, mặt chính của nó.

Tôi tin tưởng và cũng mong rằng tất cả những học viên bị Thương Vũ Kiếp dẫn động đều có thể sớm thành thục, lý tính thanh tỉnh để đối đãi với Thương Vũ Kiếp, đối đãi với bản thân, cũng cần có một quá trình, nhưng nhất định kết quả cuối cùng thì chúng ta sẽ đạt được.

Với những câu hỏi cụ thể mà đồng tu đặt ra, tôi xin hồi đáp như sau:

1. Tính chân thực của Thương Vũ Kiếp

Thương Vũ Kiếp là một tác phẩm văn học, là một tiểu thuyết thần thoại dài kỳ do tôi sáng tác để chứng thực Pháp trong lĩnh vực văn học, Sư phụ giảng trong “Luận ngữ” rằng:

“Chân tướng của vũ trụ vĩnh viễn là thần thoại với con người”

Từ đó tôi nhận thức được rằng, tính tất yếu mà Thương Vũ Kiếp biểu hiện là chân tướng của vũ trụ nhân gian, đồng thời cũng vì chủ đề lựa chọn là tiểu thuyết văn học, nên có thể dùng thủ pháp nghệ thuật để gọt giũa. Vì thế Thương Vũ Kiếp không hoàn toàn là tác phẩm ký sự, trong đó có câu chuyện tu luyện chân thực, cũng có tình tiết hư cấu. Nhưng có một nguyên tắc sáng tác rõ ràng, đó là Thương Vũ Kiếp không thể đi ngược lại với Pháp lý, đương nhiên, Bạch Vân Phi cũng chỉ có thể nhận thức được một bộ phận Pháp lý.

2. Nguyện vọng của tôi đối với độc giả của Thương Vũ Kiếp

Thực ra, Thương Vũ Kiếp có hai bộ phận độc giả, một là người thường, hai là người tu luyện.

Đối với độc giả người thường, Thương Vũ Kiếp xác thực là một bộ tiểu thuyết thần thoại, độc giả người thường đọc thì sẽ cảm thấy khó lý giải, rất huyền bí, không có liên quan. Những miêu tả về không gian khác vốn là thể hiện thế giới Thần Tiên, thể hiện thần thông của Thần Phật, đó chính là thần thoại. Còn một bộ phận ký sự trong Thương Vũ Kiếp là phản ánh vô cùng chân thực biểu hiện của đệ tử Đại Pháp ở nhân gian, xác thực là tình huống chân thực của đệ tử Đại Pháp. Khác với các tài liệu giảng chân tướng khác, Thương Vũ Kiếp dùng phương thức tiểu thuyết để giảng ra chân tướng Đại Pháp, giảng ra chân tướng của đệ tử Đại Pháp, Bạch Vân Phi hi vọng những người chưa hiểu chân tướng khi xem Thương Vũ Kiếp có thể hiểu ra chân tướng, phân biệt thiện ác, có thể lựa chọn được tương lai tươi sáng, đây là mục đích chủ yếu của Thương Vũ Kiếp.

Đối với độc giả là các đồng tu, tôi hy vọng Thương Vũ Kiếp như là một bài tâm đắc thể hội, có thể là một bài giao lưu chia sẻ Pháp lý, có thể là một câu chuyện tu luyện, đương nhiên cũng có thể là một tiểu thuyết văn học theo ý nghĩa thông thường, nhưng vĩnh viễn không thể đánh đồng Thương Vũ Kiếp với Pháp. Các đồng tu tuyệt đối không thể để Thương Vũ Kiếp trở thành chướng ngại và chấp trước trên con đường tu luyện, Thương Vũ Kiếp đối với các đồng tu mà nói cùng lắm cũng chỉ có thể coi như một viên gạch trải đường để các đồng tu làm tốt ba việc. Một viên đá lát đường thì có cần coi là chuyện gì trọng yếu hay không? Điều trọng yếu là làm tốt ba việc, đó mới là căn nguyên duy nhất để thành tựu sinh mệnh của các đồng tu cũng như cứu độ chúng sinh.

Cần đối đãi với Thương Vũ Kiếp ra sao, mong các đồng tu lý tính thanh tỉnh, dùng Pháp để đo lường.

Cảm ơn ý kiến phản hồi của đồng tu.

Một vài lời bình luận: Nhìn nhận đúng đắn về tác phẩm Thương Vũ Kiếp

Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

Gần đây trong khi giao lưu chia sẻ với các đồng tu, tôi phát hiện rất nhiều đồng tu đều đã xem tiểu thuyết Thương Vũ Kiếp. Một số đồng tu không xem hết toàn bộ, mang theo cảm giác chê trách, cảm thấy đồng tu duyệt bài không có trách nhiệm với mọi người. Kỳ thực, bản thân tôi cũng tôi cũng rất thích tiểu thuyết này. Cũng giống như rất nhiều đồng tu khác, tôi cũng rất hứng thú với những miêu tả về không gian khác trong bài.

Theo cảm giác của cá nhân tôi, những miêu tả về không gian khác trong bài cũng thấy giống những điều mà Sư phụ khai thị cho chúng ta trong Pháp lý. Tiểu thuyết này mang đến cho tôi cảm giác có thể đề cao ngộ tính, có thể khiến đồng tu thêm tinh tấn, càng thêm ở trong Pháp để đối đãi với tu luyện và trường bức hại này, ở trong Pháp mà phản bức hại. Cũng xin nhắc nhở các đồng tu một câu, chúng ta không thể vì thế mà sản sinh tâm chấp trước, càng không thể sản sinh tâm ngưỡng mộ. Như vậy là hại đồng tu, cũng là tự hại mình. Hãy tránh đi vào đường vòng, nhất định phải để ý, chúng ta đã thành thục rồi. Chỉ có Pháp mới có thể chỉ đạo chúng ta tu luyện.

Đây là góc nhìn cá nhân, xin được chia sẻ với mọi người.

Chú thích: Bài viết này được đăng sau khi cuốn tiểu thuyết Thương Vũ Kiếp được công bố, tiểu thuyết này được đưa ra đã gây ra nhiều ý kiến khác nhau trong đồng tu. Bài viết này đăng ngày 6/5/2007, sau đó một vài ngày, ngày 10/5/2007 Sư phụ viết bài kinh văn “Về cuốn tiểu thuyết «Thương Vũ Kiếp»“.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/43694



Ngày đăng: 18-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.