Tiểu thuyết thần thoại “Thương Vũ Kiếp”: Chương 2: Đại Đạo hành (Phần 1)



Tác giả: Bạch Vân Phi

[ChanhKien.org]

Phần 1: Hai thánh đồng dưới Vãn Phong Sơn

Tháng 5 năm 1997, lại vào đầu hè biển hoa rộ nở, cây cỏ xanh tươi.

Chàng trai trẻ Lục Thanh đã đắc Pháp tu luyện hơn một năm, sau khi đắc Pháp, Lục Thanh đã hồng Pháp cho Lưu Kiếm Phong, Bạch Phi và Hồng Lăng không biết bao nhiêu lần, chỉ cần mọi người có dịp ngồi lại cùng nhau, Lục Thanh đều không ngại phiền mà hết lòng khuyên nhủ những người bạn tốt của mình nhanh chóng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nói cho họ hiểu rằng Pháp Luân Đại Pháp chính là Đại Pháp tu luyện cao nhất, lớn nhất, cuối cùng nhất mà giới tu luyện khí công vẫn luôn truyền tai nhau, bây giờ không tu, thì đợi đến khi nào? Lưu Kiếm Phong, Bạch Phi và Hồng Lăng mỗi khi nghe lời khuyên chân thành của Lục Thanh đều thấy lòng rung động, nhưng chỉ cần họ chia tay nhau trở về với cuộc sống và công việc thường ngày của bản thân, thì lại quên mất chuyện tu luyện Đại Pháp trên chín tầng mây, Pháp mà Sư phụ Lý giảng nghe thì thấy rất có đạo lý, nhưng để mà thật sự làm được trong cuộc sống hiện thực này, quá là khó, họ cho rằng những lợi ích hiện thực này mới là thực thực tại tại, sờ được, thấy được, những yêu cầu của Thầy Lý họ thật sự không cách nào đạt đến được, nhưng kể cũng lạ, mỗi lần họ ở cùng với Lục Thanh, nghe Lục Thanh kể về trùng trùng những sự thù thắng của Pháp Luân Đại Pháp, nói về trùng trùng Pháp lý trong Đại Pháp, mấy người Lưu Kiếm Phong đều không tự chủ mà sinh ra cảm giác khao khát trong tim, có tâm muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng chỉ cần vừa về đến nhà thì lại quên mất.

Sự tình thế này, lặp đi lặp lại nhiều lần, cuối cùng Hồng Lăng đáng yêu đỏ mặt, rất ngại ngùng mà nói với Lục Thanh: “Trong sách của Sư phụ Lý giảng “Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới”, chúng tôi cứ khi tu khi không thế này, trên thiên thượng không biết đã bị chấn động bao nhiêu lần rồi, Sư phụ Lý và các vị Thần, Phật trên trời, có lẽ sẽ không tin chúng tôi nữa chăng? Tôi tự thấy hổ thẹn, không còn mặt mũi đối diện với Sư phụ Lý”.

Lục Thanh không biết làm thế nào, cũng chỉ có thể tùy kỳ tự nhiên, đành để họ tự lựa chọn vậy.

Trong thời gian một năm này, Lục Thanh ở trong trạng thái một mình thanh tu, ngoại trừ làm tốt công việc, thời gian rảnh đều dành để học Pháp luyện công, thời gian thấm thoắt thoi đưa, chớp mắt lại một năm qua đi. Trong tâm Lục Thanh vẫn luôn nghĩ, thành phố này tuy là không có phúc lớn, người dân ở đây không có phúc được tận tai nghe Sư phụ Lý mở lớp giảng Pháp, nhưng dù sao thì thị trấn miền núi nhỏ này cũng có đến 30, 40 vạn nhân khẩu, có lẽ cũng có những người hữu duyên đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lục Thanh mong chờ một ngày nào đó có thể được tương ngộ cùng những vị đồng tu chưa biết mặt ấy, cùng nhau giao lưu thỏa thích những tâm đắc tu luyện, đó là chuyện hạnh phúc đến ngần nào chứ, dù sao thì, trạng thái một mình độc tu này, khiến Lục Thanh cảm thấy vô cùng cô đơn tịch mịch.

Hôm nay, A Đông ở bộ phận dập nói với Lục Thanh, mẹ anh, dì Lý lúc tập thể dục sáng ở công viên Vãn Phong Sơn, nhìn thấy tại bãi cỏ phía nam gần cổng Nguyệt Hương Trai dường như có vài người đang tập Pháp Luân Công, A Đông cũng là bạn tốt của Lục Thanh, Lục Thanh đã sớm nhờ bạn bè mình giúp chàng để ý, xem xem nơi thị trấn nhỏ này có ai tập Pháp Luân Công không. A Đông vừa nghe mẹ nói, lập tức báo cho Lục Thanh, Lục Thanh vui mừng hớn hở, cao hứng đến nỗi cả đêm không ngủ, đến nằm mơ cũng mơ thấy mình đến công viên Vãn Phong Sơn, trông thấy nơi cổng Nguyệt Hương Trai hoa sen nở đầy khắp nơi trên mặt đất, Pháp Luân xoay chuyển, nhìn thấy Pháp thân trang nghiêm của Sư phụ, đứng ở cổng Nguyệt Hương Trai nhìn chàng mỉm cười từ bi. Lục Thanh rung động, từ trong mộng choàng tỉnh, nhưng chỉ thấy ánh trăng nhàn nhạt ngoài song cửa, chỉ có tiếng côn trùng râm ran, kêu không ngừng, Lục Thanh thầm nghĩ đây nhất định là sự điểm hóa của Sư phụ, ở công viên Vãn Phong Sơn nhất định có đồng môn của mình đang luyện công, Sư phụ là điểm hóa cho mình mau tới đó.

Thật không dễ để chờ đến cuối tuần, Lục Thanh 5 giờ thức giấc, dưới ánh trăng sáng bàng bạc, nhanh chóng đạp xe đến công viên Vãn Phong Sơn.

Công viên Vãn Phong Sơn nằm ở trung tâm thị trấn, bờ nam sông Kim Sa, là công viên cây xanh duy nhất của thị trấn nhỏ này, vì trồng nhiều cây phong, một khi đến mùa thu đến thì sắc phong đỏ phủ khắp ngọn núi, núi non trùng điệp phủ sương đỏ, dưới ánh tịch dương chiếu rọi, biến hoán mỹ lệ, thật đúng tuyệt cảnh nhân gian, đúng là nơi có cảnh sắc đẹp nhất của thị trấn, tên “Vãn phong tịch chiếu” [1]. Khi Lục Thanh đạp xe từ ngoại ô thôn Tam Cô đến công viên Vãn Phong Sơn, sắc trời dần hửng sáng, ráng mây nhuộm đỏ phương đông, chỉ thấy Vãn Phong Sơn thật náo nhiệt, nào là múa kiếm, chạy bộ, tản bộ, tập thể dục, luyện khí công, đúng là một bức tranh đến công viên tập thể dục điển hình.

Lục Thanh không có tâm trạng ngắm cảnh, đạp xe thẳng đến cổng Nguyệt Hương Trai của Vãn Phong Sơn, chợt nghe tiếng nhạc luyện công ưu mỹ du dương, có khoảng mười mấy người đang luyện động công, đang luyện bài công pháp thứ nhất “Phật triển thiên thủ Pháp”. Lục Thanh mừng rỡ, cũng không lên tiếng, nhẹ nhàng bước ra phía sau, nhắm mắt, bắt đầu luyện công. Lục Thanh ở nhà đều là luyện công một mình, cũng không có âm nhạc luyện công và khẩu lệnh, nên không bắt kịp tiết tấu, cậu chàng Lục Thanh này dứt khoát không nghe nhạc nữa, tự luyện theo ý mình.

Một lúc sau, Lục Thanh nghe thấy bên tai một giọng nữ trung niên ôn tồn: “Chàng trai trẻ, cậu luyện sai rồi”, Lục Thanh mở mắt, chàng thấy một thím lớn tuổi cao cao gầy gầy, làn da trắng đang đứng trước mặt, khí chất tao nhã, mỉm cười tường hòa. Lục Thanh nhìn kỹ phía trước, phát hiện động tác của họ và các động tác ngày thường chàng ta vẫn luyện quả thật có nhiều chỗ khác nhau, tốc độ, tiết tấu, phương hướng động tác đều có chỗ khác. Thím ấy giúp Lục Thanh sửa lại mấy lần, phát hiện các động tác sai của Lục Thanh đã định hình, không thể trong một thời gian ngắn ngủi mà có thể sửa lại được, vậy nên nói với Lục Thanh đợi sau khi mọi người tập luyện xong thì sẽ dạy lại động tác từ đầu cho chàng, Lục Thanh gật đầu đồng ý.

Luyện công xong, mọi người nhìn chàng trai trẻ mới đến, đều rất vui vẻ, liền vây quanh, hỏi thăm, đa phần họ đều là những người già đã về hưu, người trẻ rất ít, khi gặp được đồng tu trẻ tuổi liền cảm thấy hoan hỷ. Lục Thanh cũng rất mừng rỡ, mọi người với nhau đều thấy vô cùng hòa hợp, không có chút cảm giác xa lạ nào, cứ như là mọi người vốn đã quen biết từ trước vậy. Vị thím trung niên trước đó rất nhiệt tình mời Lục Thanh đến nhà dùng bữa sáng, sau đó bà mở băng hình Sư phụ dạy công cho chàng xem. Động tác của Lục Thanh sai khá nhiều, buộc phải học lại toàn bộ, động tác của Lục Thanh là chiểu theo hình ảnh động tác trong sách, chưa từng xem băng hình dạy công của Sư phụ, vì thế vừa nghe đề xuất của vị thím này, chàng liền vui vẻ đồng ý. Mọi người đứng dậy thu dọn thảm tập, cười nói vui vẻ cùng nhau rời khỏi Vãn Phong Sơn.

Người thím trung niên này tên là Chu Nghi Thanh, kỳ thực bà đã hơn 60 tuổi, mấy năm trước bà đã nghỉ hưu tại Viện Thiết kế Cục Công trình Thủy lợi, đi cùng Chu Nghi Thanh là chồng bà, ông Vương Kiến Dân, tướng mạo uy vũ, toát ra phong thái lãnh đạo, ông Vương vốn là phó cục trưởng Cục Thủy lợi, đã nghỉ hưu, đam mê tu luyện khí công, từng là phó hội trưởng của một hiệp hội khí công rất nổi tiếng nào đó, Chu Nghi Thanh ban đầu không luyện khí công, nhà bà vốn là một gia đình nhiều đời theo Cơ Đốc giáo, bản thân bà cũng mấy chục năm rất thành kính tin Cơ Đốc giáo. Cuối năm ngoái, con gái bà từ trên tỉnh lỵ về thăm nhà, có cầm theo sách “Chuyển Pháp Luân” cùng các loại sách và băng nhạc luyện công, nói cha mẹ mình nhất định phải học Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi Chu Nghi Thanh và Vương Kiến Dân đọc Chuyển Pháp Luân, cảm thấy rằng đây là một cuốn kỳ thư chưa từng có về tu luyện, những đạo lý được giảng trong sách đều là những chân lý chân pháp mà chưa từng có ai có thể giảng ra một cách rõ ràng như vậy, thế là hai vợ chồng già đã buông bỏ nào là tín ngưỡng và khí công ban đầu, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ban đầu, họ luyện công trong hoa viên khu dân cư Cục Thủy lợi, sau đó họ thấy rằng, một công pháp tốt như thế này nên có nhiều người hữu duyên hơn đến học, vậy nên hai tháng trước hai vợ chồng đã bắt đầu tự khởi phát luyện công ở công viên Vãn Phong Sơn, có người đến hỏi muốn học, sẽ tình nguyện dạy động tác, tình nguyện tặng tài liệu cho học viên mới, kết quả là từng đôi, từng tốp những người hữu duyên lần lượt đến, hiện tại Vãn Phong Sơn có 10 đến 20 người luyện công mỗi ngày.

Lục Thanh vừa đi, vừa nghe, vô cùng cảm động trước cảnh giới tinh thần của vợ chồng thím Chu, vì để người ta đắc Pháp, đã tự nguyện dạy công, thật là công đức cực lớn. Lục Thanh có chút hổ thẹn, cảm thấy cảnh giới tư tưởng của mình không bằng người ta, tuy rằng đã đắc Pháp tu luyện một năm rồi, so với họ thì còn đắc Pháp sớm hơn, nhưng cơ bản vẫn là một thân một mình thanh tu độc tu, rất ít khi thật sự nghĩ tới việc giúp đỡ người khác đắc Pháp, đến cả vài người bạn tốt của mình cũng không có cách nào giúp họ đắc Pháp tu luyện, thật sự quá tệ.

Ăn sáng xong, lại có vài học viên mới đến, đều là đến học động tác, vợ chồng dì Chu bắt đầu mở băng hình Sư phụ dạy luyện công cho mọi người. Lục Thanh sau một năm chính thức tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cuối cùng lần đầu tiên được nhìn thấy Sư phụ đích thân dạy công, trong tiếng nhạc luyện công êm dịu và tường hòa, Sư phụ đứng trong khung cảnh núi non mỹ lệ lại thuần tịnh, mặc trang phục luyện công vàng kim, động tác ưu mỹ chậm rãi.

Trong lúc vô ý, đột nhiên nhìn thấy, phòng khách rộng rãi nhà thím Chu tràn ngập ánh sáng vàng kim, vô số Pháp Luân đủ màu sắc rực rỡ xoay chuyển, thím Chu và chồng hiện ra dáng vẻ tiểu đồng 11, 12 tuổi, sắc mặt trang nghiêm, khoác trên người tấm vải bố màu vàng kim, ngồi ngay ngắn trên đài sen, hào quang thánh khiết không gì sánh nổi. Mà ở phần bụng của mỗi một vị học viên mới đều có một Pháp Luân đang xoay chuyển.

Nhất thời trong đúng tích tắc này, Lục Thanh trong tâm vô cùng xúc động, mắt chợt nhòe đi…

(Còn tiếp, mời các bạn đón đọc phần sau)

Dịch từ:https://big5.zhengjian.org/node/42985

Chú thích:

[1] Vãn phong tịch chiếu: diễn nghĩa: Hoàng hôn buông xuống chiếu sáng rừng phong. Khung cảnh rừng phong chiều hoàng hôn thường được ví là một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi chiều ánh hoàng hôn ấm áp, những cây phong cao thẳng tắp, lá phong đỏ rực tạo nên một khung cảnh nghệ thuật yên bình, hài hòa. Đời Đường, thi nhân Đỗ Mục trong bài Sơn Hành có đoạn miêu tả cảnh rừng phong dưới hoàng hôn:

“Dừng xe ngắm phong dưới ánh chiều
Thấy lá sương đỏ như hoa tháng hai”



Ngày đăng: 06-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.