Chính Pháp chi hành (9): Càng trong nghịch cảnh càng có thể dung luyện con người
Tác giả: Văn Thiện
[ChanhKien.org]
(9) Càng trong nghịch cảnh càng có thể dung luyện con người
Một hôm khi đang đi trên xe bus, tôi hồi tưởng lại quá trình tôi sống ở bên ngoài đã đề cao lên rất nhanh, lúc đó tôi nghĩ rằng nếu khi vừa đến Bắc Kinh mà tôi sống luôn ở bên ngoài thì tốt biết bao! Bởi vì lúc đó tôi còn có tiền để sống có phần “hưởng thụ” trong khách sạn. Nghĩ đến đây tôi thể nghiệm ra rằng tiền vốn dĩ không phải thứ gì tốt đẹp, còn điều gì mà chúng ta không thể buông xuống được? Tiền chỉ như những tờ giấy, đối với người tu luyện chúng ta mà nói thì không có chỗ tốt nào. Tôi nghe nói có một đồng tu nam có rất nhiều tiền, anh ấy ở tại khách sạn sang trọng, ăn uống tại những nhà hàng lớn. Sau khi giao lưu với các đồng tu sống ở bên ngoài, anh ấy cảm thấy rằng sống ở bên ngoài đề cao lên rất nhanh; hơn nữa các đồng tu bên ngoài ngày nào cũng đang phải chịu khổ mà bản thân mình còn đang hưởng phúc trong khách sạn, vậy nên anh ấy đã trả phòng tại khách sạn và chuyển ra ngoài ở, đồng thời anh ấy còn đem tiền của mình chia cho các đồng tu không có tiền khác.
Ngày thứ hai, khi tôi đang ngồi trên chiếc ghế dài ở đường Lễ Sỹ, thì có một nam đồng tu bước đến và nói với tôi rằng Tư Ninh thật đáng khâm phục. Anh ấy kể lại rằng khi các đồng tu ở khu thương mại Tây Đơn, có một chiếc xe cảnh sát đi tới, khi vừa dừng xe cảnh sát liền liên tục bắt người tống lên xe. Lúc này có một viên cảnh sát lượm lên một chiếc túi xách rơi trên mặt đất và hỏi đây là túi của ai? Tư Ninh liền bước lên và nói đây là túi của tôi, sau đó giật lấy chiếc túi xách đó đeo lên lưng và chạy thoát khỏi nơi đó. Thì ra trong túi xách đó toàn là kinh sách của Đại Pháp! Rất nhiều người chỉ dám đứng đó nhìn mà không dám bước lên nhận. Tôi nghe đến đây thì cảm thấy môi trường bên ngoài thật là có thể dung luyện con người, tầng tầng đề cao lên rất nhanh.
Có một hôm tôi ngồi nghỉ ngơi trên chiếc ghế dài ở cửa Phục Hưng, lúc này có mấy đồng tu đi tới, chúng tôi cùng nhau giao lưu chia sẻ, đồng tu nói rằng họ muốn đi đến quảng trường Thiên An Môn đứng luyện công để chứng thực Đại Pháp. Lúc đó tôi nghĩ rằng đi kháng cáo thì quan trọng hơn là việc đi đến Thiên An Môn, nên tôi không đồng ý với suy nghĩ đó của đồng tu. Sau khi nhóm đồng tu này dời đi thì lại có một nhóm khác đến, trong đó có một đồng tu nói rằng họ chuẩn bị vào ngày 20 tháng 8 sẽ đến quảng trường Thiên An Môn để luyện công. Lúc đó tôi vẫn còn chưa đồng tình với cách làm này của đồng tu, đồng tu liền đem cho tôi xem một tờ báo và nói: “Bạn xem này! Trên báo có nói ngày 20 sắp tới là có chuyện vui”. Khi tôi nhìn thấy dòng chữ đó trên báo thì nghĩ rằng rất thần kỳ, nhưng tôi vẫn chưa ngộ ra rằng nên đi đến đó để luyện công chứng thực Pháp.
Sau khi đến nhà Tiểu Ninh, tôi hỏi anh ấy rằng anh ấy suy nghĩ như thế nào về việc này? Tiểu Ninh cho hay suy nghĩ của anh ấy cũng giống như tôi, nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy trong lòng bất an, vì vậy chúng tôi liền học Pháp. Khi vừa cầm lên cuốn “Chuyển Pháp Luân” thì tôi liền lật ngay đến phần Sư phụ viết về tâm hiển thị, trong sách Sư phụ viết:
Bởi vì tu luyện đã đến bước ấy, cũng là ngộ tính của họ đã đạt đến bước ấy, tiêu chuẩn tâm tính của họ đạt đến bước ấy, trí huệ của họ cũng là đạt đến bước ấy. Do đó [đối với] những điều ở tầng cao hơn, họ có thể không tin. Chính là vì họ không tin, nên mới tạo thành việc là họ cho rằng những gì bản thân mình nhìn thấy là tuyệt đối [đúng đắn], cho rằng chính là như thế. Nhưng nó còn sai khác nhiều, bởi vì tầng của họ chỉ ở đó thôi.
Khi tôi đọc đến đoạn Pháp này, tôi đột nhiên minh bạch ra rằng nhận thức của bản thân mình nên được đề cao lên, những gì tôi chưa ngộ tới thì không thể nói là đồng tu sai được, người khác ngộ được là bởi vì “tiêu chuẩn tâm tính đã đạt đến bước đó”.
Đây là để nói rằng ngộ tính của tôi không có tốt bằng người khác. Tôi chia sẻ suy nghĩ này với Tiểu Ninh, sau đó chúng tôi cùng quyết định ngay ngày hôm sau sẽ đến quảng trường Thiên An Môn để tìm hiểu, chuẩn bị ngày 20 sẽ tới đó luyện công để chứng thực Pháp.
(10) Lần đầu tiên bị bắt
Buổi sáng ngày thứ hai, tôi có linh cảm rằng mình sẽ bị bắt. Vì vậy tôi liền bỏ tất cả những vật dụng cá nhân bao gồm cả chứng minh thư và tiền đều để lại nhà của Tiểu Ninh, tôi chỉ cầm theo 200 tệ, một túi xách có đựng mấy cuốn kinh văn và sách Đại Pháp và mấy bộ quần áo mà lên đường. 6 giờ sáng hôm đó chúng tôi đã đến trước quảng trường Thiên An Môn, khi đó đã có rất nhiều đệ tử Đại Pháp cùng có mặt, chúng tôi đem kinh văn phát cho các đồng tu có mặt trên quảng trường lúc đó, lúc này có một học viên nói rằng tôi hãy chạy đi. Khi tôi di chuyển đến đường hầm phía gần quảng trường thì tôi bị một cảnh sát chặn lại, người cảnh sát này không có đem theo thẻ cảnh sát và cũng không trình bày ra được bất cứ lý do bắt giữ nào nhưng vẫn cứ chặn đường tôi. Cảnh sát lục ra trong túi của tôi một bản cuốn Hồng Ngâm chép tay. Anh ta hỏi tôi tu luyện mấy năm rồi, tôi trả lời rằng tôi tu luyện 3 năm rồi. Vì vậy, tôi bị cảnh sát áp giải đến trại tập trung của Tiền Môn, tôi bị nhốt chung với những bệnh nhân tâm thần khác, Tiền Môn lúc này cũng có tới hơn 20 đồng tu bị bắt vào đây.
Ác cảnh mỗi ngày đều đem một nữ học viên Bắc Kinh chừng 30 tuổi đem ra ngoài đánh đập đến mấy lần, lý do đánh đập là vì nữ học viên này không chịu khai ra danh tính và địa chỉ của mình, mỗi lần khi trở về phòng giam, trên thân của nữ học viên này đều có những vết thương mới. Cảnh sát dùng tiền thuê đến một người có dáng vóc lực lưỡng, họ đem một nam đồng tu gần 30 tuổi của chúng tôi ra ngoài đánh đập, sau đó không cho đồng tu này trong hai ngày tiếp theo được ăn cơm. Buổi tối hôm đó, có mấy viên cảnh sát cấp tỉnh đến để đưa chúng tôi đi. Khi ngồi trên xe cảnh sát tôi ngộ ra rằng chúng tôi đang làm việc chân chính nhất, không thể bị bắt nhốt một cách phi pháp như thế này được, chúng tôi nên chạy thoát ra mới phải. Tôi liền hỏi đồng tu ngồi bên cạnh mình có đồng ý bỏ chạy hay không? Đồng tu nói rằng: “Đồng ý.” Đúng lúc đó tôi đang bị say xe, tôi liền nói với cảnh sát rằng tôi say xe buồn nôn. Công an sợ rằng tôi sẽ nôn ra trên xe nên đã đồng ý mở cửa sổ. Sau đó không lâu tài xế liền hô lên một tiếng rằng có một người đã chạy mất, tài xế yêu cầu cảnh sát trên xe đếm số lượng người còn lại, phát hiện ra thiếu mất một người, cảnh sát liền cho xe dừng lại và xuống xe đi tìm đồng tu vừa nhảy thoát. Lúc này đang vào giờ tan tầm nên xe cộ trên đường đi lại rất đông, đồng tu kia thoáng chốc đã không nhìn thấy đâu nữa. Chúng tôi bị đưa tới giam ở một phòng giam nhỏ gần nơi cảnh sát khu vực ở. Khi vừa xuống xe, cảnh sát đã gọi tôi lên mắng cho tôi một trận, cảnh sát giận dữ hỏi: “Cô nhìn thấy anh ta nhảy xuống khi nào? Cô say xe thật hay giả vờ say xe?” Tôi nói rằng mình không biết, cảnh sát liền đá cho tôi một cái, rồi nổi xung chửi bới tôi liên hồi, sau đó nói tôi ra ngoài. Chúng tôi bị tống giam vào một căn phòng chật hẹp, cảnh sát còn bắt chúng tôi không được đi giầy. Khi vào bên trong tôi thấy căn phòng đã chật kín người ngồi tại đó, có khoảng hơn 30 người, tất cả họ đều đang ngồi trên mặt sàn bê tông, nghe nói đã có người bị nhốt ở đây cả tuần rồi. Đúng lúc này có một viên cảnh sát bước vào thẩm tra chúng tôi, sau đó cảnh sát gọi từng người trong số chúng tôi ra ngoài. Khi đến lượt tôi bị gọi ra, cảnh sát hỏi tôi làm nghề gì, tôi không mở miệng nói gì hết, cảnh sát liền vừa viết xuống giấy vừa nói ra thành tiếng rằng: “hộ Pháp.” Tôi nói đúng vậy. Sau đó tôi và các đồng tu khác trong phòng giam ngồi dưới đất giao lưu với nhau. Tôi phát hiện ra rằng các đồng tu này vừa mới đắc Pháp, duy chỉ có tôi là đã đắc Pháp được một thời gian lâu rồi.
Cảnh sát hỏi một đồng tu rằng: trong số các người ai là phụ đạo viên. Để khỏi liên luỵ đến các đồng tu khác, một đồng tu đã dũng cảm đứng lên và nhận rằng cô ấy là phụ đạo viên. Lúc này có người nói rằng muốn đi vệ sinh vì vậy cảnh sát liền lệnh cho chúng tôi xếp thành hàng rồi cùng đi tới nhà vệ sinh. Khi đó có một đồng tu đứng ở cuối hàng bèn nói rằng cô ấy cũng muốn đi cùng nhưng cảnh sát không cho cô ấy đi theo, lý do là trước đây cô ấy đã nhân cơ hội đi vệ sinh như thế này mà tìm cách trốn thoát. Các đồng tu khác phải tìm lý do nói với cảnh sát thì cảnh sát mới chịu cho cô ấy theo cùng. Buổi tối hôm đó có một chiếc xe lớn đến đón chúng tôi. Đồng tu đã từng bỏ trốn trước đây bị nhét vào nằm ở cuối xe, còn có một đồng tu nam bị cảnh sát ấn xuống nằm trên sàn xe. Chúng tôi đều bị cảnh sát không cho đi giày, nên tất cả đều đi chân trần. Sau khi chiếc xe xuất phát thì rất kỳ lạ là sau một khoảng thời gian rất lâu mà chiếc xe vẫn chưa đi ra khỏi Bắc Kinh. Tôi ngộ ra rằng: “Xe không ra khỏi được Bắc Kinh, đây chẳng phải là muốn chúng tôi chạy thoát đi sao?” Đêm đã buông xuống rồi, tôi nhìn người cảnh sát ngồi cạnh bên mình dường như đã mệt muốn ngủ, tôi nhân cơ hội đó mà đưa tay mở cửa sổ nhìn ra bên ngoài nhưng tôi không dám nhảy ra bởi vì lúc đó tôi có chút sợ hãi. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng trong khoảnh khắc nhảy ra ngoài ấy mà còn có tồn tại tâm người thường thì sẽ rất dễ gặp nguy hiểm. Ngày thứ hai, chiếc xe di chuyển đến một khu vực ở địa phận Cẩm Châu rồi dừng lại ở đó. Chúng tôi dùng chân trần mà xuống xe mới phát hiện ra nơi đây vốn dĩ là một trường học. Khi chúng tôi đi vô trường học để đi vệ sinh thì cảnh sát vẫn không đưa giày để chúng tôi đi, chúng tôi cứ như vậy đi chân không bước đi một đoạn đường rất xa, hơn nữa khu vực vệ sinh rất bẩn, cho tới tận khi chúng tôi cần dời đi rồi họ mới đưa giày cho chúng tôi đi. Chúng tôi đã chia tay các học viên Liêu Ninh ở đây, họ đều bị cảnh sát Liêu Ninh đến áp giải đi.
(còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22268
Ngày đăng: 01-04-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.