Chính Pháp chi hành (26): Đọc kinh văn mới “Bóp nghẹt tà ác” 



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(3) Hai nam đồng tu đứng ra duy hộ Pháp

Một ngày nọ, ngay trong phòng ăn, những kẻ phản đồ đã tự biên tự diễn một màn công kích Đại Pháp, bọn họ độc ác nguyền rủa Sư phụ và lăng mạ Đại Pháp. Lúc này có một nam đồng tu đứng ra lớn tiếng quát mắng họ: “Các ngươi im ngay! Không được vu khống Sư phụ tôi!” Lúc đó, viên cảnh sát liền kéo lôi anh ra ngoài. Lúc này, một nam đồng tu khác cũng đứng dậy, lớn tiếng trách mắng kẻ phản đồ và bị cảnh sát tà ác kéo lôi đi. Thế là bọn phản đồ bắt đầu ra sức vỗ tay như điên, hoan nghênh những kẻ phản đồ đã công kích Đại Pháp, nhục mạ Sư phụ. Lúc đó, tôi cúi đầu và cảm thấy trong lòng vô cùng khó chịu: Tại sao tôi không thể đứng lên duy hộ Đại Pháp? Tôi đã khóc. Hoàn cảnh của chúng tôi nơi đây, bản thân chúng tôi không đi quy chính, lại để nam đồng tu đến quy chính. Trong tâm tôi rất bội phục hai vị nam đồng tu, họ thực sự xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp. Tôi thật hèn nhát, luôn sợ bản thân mình không chịu đựng được.

Mỗi ngày tôi sống rất khổ sở, đội trưởng yêu cầu mỗi kẻ phản đồ trong phân đội của tôi đều tới nói chuyện với tôi, trong đó có nhiều kẻ phản đồ nói chuyện với tôi rất nhiều lần, bọn họ không nói nổi nữa, nên đưa tôi tới phân đội khác để tẩy não. Bọn họ thấy vẫn không thay đổi được tôi, thế là bảo bốn nhóm nhỏ lần lượt tẩy não tôi. Các học viên Đại Pháp kiên định trong phòng giam của chúng tôi thường trợ giúp tôi kiên định hơn và nói một số lời động viên tôi khi không có ai ở đó.

Những kẻ phản đồ thường vây quanh tôi và thay nhau chỉ trích, mắng mỏ, đánh đập tôi. Bọn họ không bỏ lỡ cơ hội nào để tẩy não, thường xuyên cho chúng tôi xem TV. Trên TV chiếu nào là Đổng Tồn Thụy, Lôi Phong, v.v; còn có cả video về những kẻ phản đồ đó. Mỗi lần sau khi xem xong, rồi chúng lại tìm ra một số lý lẽ từ lời thoại giảng cho tôi nghe, giống như một cuộc phê bình đấu tố. Họ vây xung quanh tôi, từng người một đánh tôi, người này dừng tay thì người kia giáo huấn tôi. Cho dù bị ngược đãi, làm nhục đến đâu, tôi cũng không hề oán hận, làm đến “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”, nghĩ về những kẻ phản đồ bức hại Đại Pháp tương lai sẽ bi thảm biết bao!

(4) Đọc kinh văn mới “Bóp nghẹt tà ác”

Nơi đây thường có rất nhiều người đến thăm. Nếu có người đến thăm, bọn họ sẽ chuẩn bị bữa ăn ngon cho chúng tôi để người ta có thể thấy cảnh tượng giả rằng Mã Tam Gia “quan tâm” đến chúng tôi. Khi đang ăn cơm, đặc biệt là khi có người đến thăm, làm cơm toàn là món ngon, nhưng thức ăn còn chưa kịp bưng lên, thì họ đã bắt đầu chỉ trích tôi: Chị vẫn còn mặt mũi để ăn sao?… Tôi cúi gằm mặt ăn trong im lặng, mặc cho họ mắng mỏ không ngớt. Lúc này tôi nghĩ đến lời giảng của Sư phụ, trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:

“ngươi còn rất nhiều tâm chấp trước cần phải bỏ, ngươi hãy trở ra đi vân du. ‘Vân du’ rất khổ, bước đi ngoài xã hội, phải xin ăn, gặp các loại người, giễu cợt nó, nhục mạ nó, khinh nhờn nó, các sự tình đủ loại đều sẽ gặp phải.”

Trong tâm nghĩ tu luyện thật khổ, cần trừ bỏ rất nhiều chấp trước.

Những kẻ phản bội như Judas (1) tìm những chỗ mâu thuẫn trong Pháp và sao chép ra những gì mà bọn chúng cho rằng có thể dùng để xuyên tạc, sao chép từng đoạn một vào sổ tay, đoạn chương thủ nghĩa đọc cho các học viên Pháp Luân Công nghe khi đang tẩy não họ, sau đó đưa ra định nghĩa để giải thích làm loạn Pháp. Trại giam còn nhiều lần yêu cầu những kẻ phản đồ làm báo cáo, thỉnh thoảng lấy hình thức lớp học giảng Pháp để loạn Pháp, bọn họ không biết đã phạm tội lớn tày trời khi phá hoại Đại Pháp.

Trong gần một tháng, cảnh sát phạt chúng tôi ngồi xổm ngoài hành lang, đến sau hai giờ đêm mới cho phép chúng tôi ngủ hai tiếng đồng hồ. Một hôm, phản đồ đột nhiên lấy kinh văn của Sư phụ “Bóp nghẹt tà ác” (Tinh Tấn Yếu Chỉ II) đưa cho chúng tôi, hơn nữa còn yêu cầu chúng tôi sao chép ra, đây là lần đầu tiên có cơ hội để cho học viên kiên định có được kinh văn. Thế nhưng khi tôi xem đến đoạn “Bất kể là trước đây khi bị bắt bị đánh họ biểu hiện tốt như thế nào, đều là chuẩn bị hôm nay họ xuất hiện ra để bức hại Pháp, làm mê hoặc học viên”. Tôi không hiểu được lời Sư phụ đã giảng, cho rằng tôi lúc trước bị bắt bị đánh đều là được an bài để phá hoại Pháp, mê hoặc học viên, tôi vô cùng đau khổ và thầm khóc, càng nghĩ càng cảm thấy không còn hy vọng. Ngay lúc đó nghe thấy một tiếng răng rắc vang lên, một thanh sắt trên giường bị gãy, hơn nữa còn đánh lửa. Tôi chợt cảm thấy suy nghĩ của mình không đúng.

Ngày hôm sau, phản đồ Tôn Lệ Na bảo tôi ngồi xổm trong góc tường, cô ta và Dương Lâm không còn nhìn chằm chằm vào tôi nữa. Tôi vừa nhìn liền nghĩ không thể bỏ qua cơ hội tốt này, mau mau học thuộc kinh văn “Bóp nghẹt tà ác”. Khi tôi học thuộc đến đoạn “Mong rằng chư vị không nên tin vào lời dối trá tà ác của chúng”, tôi lập tức hiểu ra tôi không thuộc về những người bị chuyển hóa, bởi vì câu này nói rõ còn có học viên không bị chuyển hóa, không phải an bài khiến tất cả những người biểu hiện tốt đều bị chuyển hóa hết. Tôi chưa liễu giải Pháp tốt, mới tạo thành hiểu lầm và đi vào tuyệt vọng. Thông qua học thuộc Pháp tôi mới ngộ được nội hàm của câu Pháp đó, đó là để bộc lộ ra những khối u (chấp trước) trước mặt các học viên kiên định, tôi cảm thấy trong lòng vô cùng hạnh phúc.

Vào tháng 11 năm 2000, tất cả các học viên Đại Pháp bị giam ở thành phố và quận của tỉnh Liêu Ninh đều được chuyển đến Mã Tam Gia. Mỗi ngày, chúng tôi từ cửa sổ nhìn thấy từng chiếc xe cảnh sát và xe buýt đến, sau khi đến nơi, họ phân ba đại đội cho đồn số 1 và đồn số 2. Chúng tôi hai người một giường là khá chật. Sau khi học viên Pháp Luân Công từ các nơi khác bị kết án lao động cải tạo, thì vì có quá nhiều người, Mã Tam Gia không thể tiếp nhận họ trong một lúc. Vào tháng 12 và tháng 1 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công vẫn bị giam giữ.

Một hôm, thêm một học viên được đưa đến phòng của tôi, hóa ra đó là Tiểu Triệu người đã cùng tôi đến Bắc Kinh, tôi vội vàng bước đến gần gọi một tiếng thân thương Tiểu Triệu. Lúc này kẻ phản đồ vừa nhìn thấy chúng tôi quen biết nhau liền đẩy tôi ra, tôi buộc phải dùng ánh mắt, động tác tay giao tiếp với Tiểu Triệu, ra hiệu cho cô ấy đừng thỏa hiệp. Tiểu Triệu hiểu ra liền gật đầu một cái. Hai ngày sau, nhìn thấy Tiểu Triệu rất kiên định, những kẻ phản đồ nói rằng do ảnh hưởng của tôi, liền chuyển cô ấy đến phòng số 3.

Có một quan chức tên là Lưu Kinh trong chính quyền trung ương. Tôi không biết ông ấy đang giữ chức vụ gì trong đảng (Chú thích của người biên tập: Cựu Phó bộ trưởng Bộ Công an). Tất cả những gì tôi biết là ông ấy thường đi cùng với La Cán, ông ấy thường đến Mã Tam Gia để hiểu rõ về tình hình tẩy não ở đây. Mỗi khi những người được gọi là lãnh đạo các cấp đến, đều sẽ có cuồng phong nổi lên, trời âm u đổ mưa hoặc tuyết rơi. Đặc biệt là khi Mã Tam Gia yêu cầu những người bị tẩy não viết bài phê bình bôi nhọ Đại Pháp trong một tuần hoặc nửa tháng, thì không lần nào thời tiết tốt. Bởi vì tôi không phản bội lại đức tin của mình, nên tôi chỉ ngồi đó và không có gì để làm, khi họ viết bài phê bình, bên ngoài mưa to gió lớn kèm theo sấm chớp rền vang, sấm sét đánh tới tấm kính tựa như đang cảnh cáo điều gì, bọn họ vẫn miệt mài viết, hành vi của họ khiến ông trời phải phẫn nộ, tôi thật sự đau lòng cho họ.

Vào một buổi tối, Dương Lâm, người được giao kèm sát tôi lại tẩy não tôi ở trên giường. Tôi đã tranh cãi với cô ta. Cô ta dùng những lời lẽ tục tĩu và cay độc mắng chửi Sư phụ Đại Pháp, đồng thời đánh tôi. Các học viên mới đến thường tin vào lời dối trá của bọn họ, nhưng vừa nghe thấy nhục mạ Sư phụ một cách ác độc như vậy, họ đều rất bất mãn đối với cô ta. Khi trưởng phòng các kẻ phản đồ nhìn thấy điều này, sợ rằng tẩy não không có kết quả, liền bảo đưa Dương Lâm đi.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/22462

(1): Theo truyền thuyết Cơ đốc giáo, Judas đã nhận 30 đồng bạc để bán đứng thầy Jesus của mình, thường dùng với ngụ ý chỉ kẻ phản bội.



Ngày đăng: 04-02-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.