Chính Pháp chi hành (8): Nắm lấy cơ hội giảng chân tướng



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(7) Hối hận đã không đến văn phòng kháng cáo

Đến hơn 4 giờ sáng, chúng tôi thức dậy luyện công. Đầu tiên, chúng tôi luyện động công, đến khi luyện tĩnh công cũng là lúc trên đường có rất nhiều người đạp xe đạp đi làm. Đúng lúc này, một chiếc xe tải lớn chở đầy hàng lao về phía trước. Đột nhiên một cành cây lớn bên đường bị hàng hóa trên xe đụng gãy, cành lá rơi xuống đường. Xe tải lớn không đi được nên xảy ra tắc đường. Cả hai chiều lưu thông đều không thể đi được. Mọi người khi ấy cũng đều bận rộn dọn dẹp hiện trường nên không ai thấy chúng tôi. Đợi chúng tôi vừa luyện công xong, hai chiếc xe chở khách lớn cũng rời đi. Tôi nói với Tiểu Trương, bạn xem, chiếc xe tải lớn đó chính là đến để che cho chúng ta luyện công.

Ban ngày, tôi nghe nói Tư Ninh đã lấy lại cuốn sách và cô ấy đang cùng đồng tu phát sách. Cô ấy ở cùng với một nữ nghiên cứu sinh người Trùng Khánh. Buổi tối hôm đó, khi tôi đang ngồi trên băng ghế ở cửa Phục Hưng thì vào lúc khoảng 10 giờ, liền có hai đồng tu ở Liêu Ninh đến nói chuyện với tôi. Họ nói phải đến Văn phòng Kháng cáo để thỉnh nguyện. Nghe xong, tôi nghĩ cũng có lý, tôi muốn đi cùng họ. Nhưng việc đầu tiên là cần viết thư thỉnh nguyện. Cả hai đều đồng ý để tôi viết. Mãi đến hơn hai giờ sáng, tôi mới viết xong. Sáng sớm, chúng tôi chuẩn bị đến Văn phòng Kháng cáo thì có một đồng tu ở nơi khác biết được, liền khuyên tôi không nên đi. Anh ấy khuyên tôi rất lâu. Lúc này bên cạnh tôi có vài cụ bà người Hà Bắc, họ cũng muốn cùng đi. Tôi nói với hai đồng tu nam kia rằng một lát nữa tôi cùng mấy cụ bà sẽ đi tìm các anh để cùng đi kháng cáo, các anh cứ đi trước đi. Hai người họ vẫn ngồi yên bất động không chớp mắt nhìn chăm chăm vào tôi như muốn nói rằng: “Hãy nhanh cùng chúng tôi đi nào!” Nhưng tôi làm sao có thể để mấy nữ đồng tu lớn tuổi ngồi đây mà không quản? Cuối cùng, tôi đành để họ đi trước đồng thời nói với họ rằng tôi sẽ đến cửa số 1 của cổng Vĩnh Định để đợi.

Khi đến trước cổng Vĩnh Định như đã hẹn, mấy vị nữ đồng tu lớn tuổi này cứ nhất mực muốn xem xem đồng tu nam kia có suy nghĩ như thế nào, vì vậy mấy nữ đồng tu liền ngồi xuống. Kết quả đồng tu nam kia bắt đầu khuyên chúng tôi đừng đi. Anh ấy còn lấy ra một số lý do để nói chúng tôi nên ở nhà. Các nữ đồng tu lớn tuổi sau khi nghe vậy lập tức liền nói không đi nữa. Tôi thấy vậy liền rất hối hận khi trước đó đã không cùng hai nam đồng tu kia đi thỉnh nguyện. Tiểu Trương cũng nói không để tôi đi thỉnh nguyện. Tôi nói với Tiểu Trương rằng tôi cần phải đi tới Vĩnh Định Môn để nói chuyện với hai đồng tu kia, không để họ đợi quá lâu. Tôi và Tiểu Trương không ngồi xe, đi bộ vài tiếng đồng hồ mới đến được Vĩnh Định Môn. Nhưng khi tới đó thì lại không thấy bóng dáng của hai đồng tu kia đâu. Chúng tôi đã đứng ở cửa số 1 của Hồ Đồng Khẩu đợi rất lâu mới rời đi. Sau khi trở về, tôi nghĩ, hai đồng tu đi thỉnh nguyện đã làm đúng, còn tôi không vượt qua được sự can nhiễu của các đồng tu khác nên đã bỏ lỡ cơ hội đi thỉnh nguyện, trong lòng rất hối hận về việc đó.

Qua vài ngày, Tư Ninh và vị sinh viên đại học kia đến cửa Phục Hưng gặp tôi. Trời mưa bay bay, Tư Ninh nói bọn cô ngồi tàu hỏa cao tốc 11 tiếng đồng hồ mới đến được, trên đường mang sách trở về, mặc dù ngồi loại tàu chậm, nhưng mới 7 tiếng đã đến nơi rồi, bạn xem có thần kỳ hay không. Tôi còn chưa kịp nói lời nào với Tư Ninh thì Hoàng Bội Tín đã nói tôi cùng đi với anh ấy để phát y phục. Bởi vậy tôi và Tư Ninh chỉ kịp gặp nhau có chốc lát rồi lại phải vội vàng chia tay. Sau đó, cô ấy gọi điện thoại cho tôi nói rằng cô ấy cùng bạn nữ kia đến huyện để lấy sách. Tôi và Hoàng Bội Tín đi rất nhiều nơi và các công viên khác nhau để phát quần áo cho những đồng tu sống ở ngoài. Bởi vì thời điểm đó đã chuẩn bị đến lúc lập thu rồi, buổi sáng sớm và cả lúc chiều tối trời đều rất lạnh, một số đồng tu đều mặc quần áo ngắn tay. Nghe nói Sư Phụ từ bi điểm hóa một đồng tu ở Thâm Quyến, nói anh ấy hãy nhanh chóng đến Bắc Kinh phát quần áo cho những đệ tử Đại Pháp sống bên ngoài. Vị đồng tu đó đến Bắc Kinh phát rất nhiều quần áo. Có một ngày, tôi cùng vị đồng tu đã leo lên xe than đi các nơi của Bắc Kinh phát các tấm bạt nhựa, gặp được hai đồng tu Bắc Kinh cũng đang đi phát bạt nhựa. Tôi liền cổ vũ họ hãy bước ra, bởi vì vốn dĩ là số lượng các đồng tu ở Bắc Kinh bước ra chứng thực Pháp không nhiều. Sau này nghe nói hai đồng tu này đã thực sự đã bước ra chứng thực Pháp.

(8) Nắm chắc cơ hội giảng chân tướng

Tôi và đồng tu trèo xe than cùng nhau đến nơi ở của một số đồng tu khác. Có hai người thường hơn 60 tuổi hỏi chúng tôi, hỏi tại sao chúng tôi cứ lưu lại ở Bắc Kinh mà không rời đi. Tôi vừa chuẩn bị trả lời liền bị đồng tu kéo đi, nói tôi không cần trả lời họ. Bởi vì tôi thường lạc đường, sợ không tìm được đồng tu nữa nên đành đi ngay theo cô ấy đi. Tôi vừa đi vừa hối hận nên trả lời câu hỏi của họ mới đúng, chúng ta đến Bắc Kinh làm gì, không dễ gì có được cơ hội giảng chân tướng lại để vụt mất rồi. Tôi hứa với Sư phụ, từ nay về sau tôi sẽ không bỏ qua cơ hội giảng chân tướng nữa, cầu xin Sư phụ an bài lại cơ hội giảng chân tướng như thế. Tôi vừa đi vừa nghĩ. Ở Tiền Môn, gặp được rất nhiều đồng tu, có đồng tu tặng tôi một cuốn kinh văn. Tôi sợ là giả. Tôi nói sách của Sư phụ nhiều như vậy, Pháp đều giảng cho chúng ta rồi, còn cần xem gì nữa? Liền đi mất. Ở trên đường, gặp được một vị đồng tu hơn 20 tuổi, là y tá trong một đơn vị. Cô ấy nói chuẩn bị trở về quê nhà rồi nhưng trong tay lại không có tiền. Tôi vừa nghe thấy vậy liền từ trong túi xách lấy ra 200 tệ đưa cho cô ấy. Tôi còn khuyến khích cô ấy tiếp tục ở lại Bắc Kinh. Bởi vì vào thời điểm tháng 8 năm đó, đệ tử Đại Pháp Bắc Kinh đã trở nên ít đi. Đồng tu các nơi trên toàn quốc khi đến Bắc Kinh cảm thấy không có việc gì để làm, cũng không ngộ được cần nên làm điều gì ở đây nên liền trở về. Rất nhiều đồng tu ở nhà không làm gì cả. Ở Bắc Kinh, mỗi ngày đều có đồng tu bị bắt. Nhưng chỉ cần có cơ hội, đồng tu chúng ta liền tìm cách thoát về nhà. Nhưng rốt cuộc số lượng đồng tu là có hạn, vì vậy hy vọng rằng các đồng tu không nên đi khỏi Bắc Kinh.

Khi tôi ở cổng lớn Thiên An Môn, tôi đã gặp được rất nhiều đệ tử Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp ở các nơi trên toàn quốc vừa gặp mặt, mắt chúng tôi vừa chạm nhau, tâm hồn đã có thể tương thông. Chúng tôi đi vào bên trong, ngồi trên mặt đất, mở sách “Chuyển Pháp Luân”. Đọc một lúc, lúc này có một người nước ngoài dẫn theo một bé nam mười mấy tuổi, anh ấy nói mấy câu tiếng Anh. Đồng tu làm y tá dùng tiếng Anh trả lời. Vị người nước ngoài rất vui vẻ. Chúng tôi lấy ra “Chuyển Pháp Luân”, tay chỉ hình Sư phụ cho anh ấy xem. Anh ấy hướng đến chúng tôi mỉm cười rồi rời đi. Nhưng chưa được bao lâu đã trở lại, anh ấy dùng tiếng Anh nói chuyện với vị đồng tu y tá lúc nãy. Nhưng đồng tu này chỉ nói được vài câu tiếng Anh đơn giản mà thôi. Chúng tôi ai cũng không biết vị người nước ngoài kia nói gì. Chúng tôi lắc đầu với anh ta. Vị người nước ngoài thất vọng rồi rời đi. Nhưng đi được một lúc, anh ta lại trở lại. Lần này dùng tiếng Trung nói các bạn tin điều gì? Chúng tôi nói chúng tôi tin Đại Pháp, tin Sư phụ. Anh ấy nói anh ấy tin Thiên Chúa. Lúc này anh ấy mỉm cười thỏa mãn dẫn đứa con đi. Tôi nhìn theo bóng anh ấy rời đi ngộ được đây là cơ hội tôi giảng chân tướng cho thế nhân. Lần này rốt cuộc bản thân đã nắm chắc cơ hội.

Chúng tôi ngồi nghỉ bên bức tường bao quanh Thiên An Môn. Lúc này tôi nghĩ đến Tiểu Trương, thấy rằng họ đều tu rất tốt, không tồn giữ bất kỳ quan niệm người thường nào, khi bước đi trên đường thì thân thể trông thấy đều rất nhẹ nhàng. Sư phụ trong lúc giảng Pháp từng giảng:

“Quá khứ người xưa hành động hết sức nhanh chóng, ngày đi trăm dặm; ngựa ngày đi nghìn dặm, không nói giả dối. Tư tưởng con người đơn nhất hơn, chuyên chú hơn, làm một việc thì cứ làm một mạch thôi, họ nhất định làm tốt”. (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Nhìn lại con đường của bản thân vừa chậm vừa mệt. Người ta vừa đi nhanh lại không mệt, hơn nữa, thời gian trôi qua rất nhanh. Tâm chấp trước vào viên mãn xuất hiện, tâm tự ti cũng xuất ra, điều đó khiến tôi liền bật khóc. Lúc này tôi đứng dậy, bước tới bức tường bao quanh Thiên An Môn mà nhìn vào dòng sông phía trong. Bất giác tôi cảm thấy mình đang đứng trên thuyền Pháp tiến về phía trước, nước sông đang chảy về phía sau tôi. Tôi nghĩ đến ở quê nhà còn có rất nhiều đồng tu chưa bước ra, tôi hiện tại đã ở trên thuyền Pháp rồi thì còn tự ti điều gì nữa? Đây là Sư phụ khích lệ tôi để tôi cảm nhận thấy sự thần kỳ của Đại Pháp. Trong chốc lát, tâm tự ti của tôi đã tiêu mất. Tôi và đồng tu cùng nhau đi về phía trước, vừa đi vừa học thuộc Pháp. Lúc này tôi mới nhìn lại phía sau, thấy có hai đồng tu đã bị bỏ lại phía sau một đoạn rất xa. Lúc này tôi mới nhận ra bước đi nhẹ nhàng và nhanh chóng là như thế nào. Tôi cũng hiểu rằng đây là Sư phụ lại khích lệ tôi một lần nữa. Nghĩ đến sự từ bi của Sư phụ, tôi liền rơi lệ.

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22174



Ngày đăng: 20-03-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.