Chính Pháp chi hành (34): Gặp gỡ rất nhiều đồng tu quen biết



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

VIII. Trại giáo dưỡng Trương Sỹ

(1). Gặp gỡ rất nhiều đồng tu quen biết

Chúng tôi gồm mười học viên nữ kiên định cùng nhau lên xe khách, xe chạy được một đoạn không xa là đến nơi Mã Tam Gia giam giữ phần lớn các học viên Pháp Luân Công nam. Mã Tam Gia là một nơi rộng lớn nhưng vô cùng khép kín, đến hôm nay tôi mới biết nơi giam giữ học viên nam lại gần đến vậy. Một lúc sau, hai đồng tu nam đến, hoá ra chính là hai học viên đã đứng lên ngăn cản tà ác trong đại hội ngày hôm đó! Ngồi bên cạnh tôi trong xe là một công an thành phố, người thường xuyên đến quay phim cho Mã Tam Gia, tôi chợt nhớ ra chuyện “cho bà cụ ăn mì” của phân đội trưởng Trương Tú Vinh, thế là tôi liền kể cho anh ấy nghe. Từ khi tôi đến Mã Tam Gia 7 tháng trước, tôi chưa từng nhìn thấy cô ta mua cơm cho bất kỳ ai, hôm nay lần đầu tiên thấy mua một bát mì cho bà lão ấy, hóa ra là họ muốn quay phim cho cô ta, anh ta nghe xong liền thanh minh cho tên cảnh sát tà ác.

Không lâu sau chúng tôi đến trại giáo dưỡng Trương Sỹ ở Thẩm Dương, xe dừng trước một tòa nhà nhỏ, phía trước tòa nhà có hơn hai mươi kẻ phản đồ đeo thẻ đỏ đang đứng đợi, khi chúng tôi lên lầu, những kẻ phản đồ ấy lấy máy quay phim ghi hình chúng tôi. Khi vào trong tòa nhà, hoá ra nơi này trước đây từng là khách sạn. Mười người chúng tôi lần lượt được phân đến các phòng khác nhau, cách ly chúng tôi không cho gặp mặt nhau. Lúc ở trong hành lang, bọn phản đồ yêu cầu các học viên kiên định hát cùng một bài hát với bọn họ. Trong tâm tôi nghĩ làm sao mà tôi có thể hát cùng bài hát với bọn họ được chứ? Vậy nên tôi không hát!

Từ lâu trại đã đưa các nữ phản đồ ở Long Sơn đến trông giữ chúng tôi ngày đêm. Đến giờ đi ngủ, nam phản đồ không rời đi mà ở lại trong phòng trực ban, nam nữ ở chung một phòng như thế, nam nữ phản đồ ở đây đa số tôi đều quen biết. Trại giáo dưỡng này cực kỳ tà ác, mỗi khi có người nhà đến thăm, bọn chúng liền lấy ảnh Sư phụ trải trên mặt đất, yêu cầu người nhà đến thăm phải giẫm lên ảnh Sư phụ, nếu không thì không cho gặp mặt.

Trại giáo dưỡng này có tổng cộng hơn 170 học viên Pháp Luân Công, được đặt tên là Đại đội Pháp Luân Công, duy chỉ có một học viên họ Lưu là chưa bị chuyển hóa, anh ấy phải làm việc cùng phạm nhân và không ở trong Đại đội Pháp Luân Công này. Những người ở đây đều là học viên Pháp Luân Công từ thành phố Thẩm Dương, đa số đều là phụ đạo viên, người phụ trách điểm luyện công. Có một học viên họ Vương nhà rất giàu lại có học thức, anh đã đến Bắc Kinh chứng thực Đại Pháp, anh trải biểu ngữ trên mặt đất gần quảng trường Thiên An Môn, cầm bút viết chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trước đám đông vây quanh, sau đó cùng đồng tu đi đến Thiên An Môn hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Sau khi bị bắt, anh từng bị giam giữ ở hai trại giáo dưỡng. Khi anh đến trại giáo dưỡng Trương Sỹ, có một kẻ phản đồ bắt tay anh, sau khi bắt tay anh liền lau tay vào áo mình nhiều lần trước mặt kẻ phản đồ kia, động tác này khiến kẻ phản đồ không nén được tức giận trên khuôn mặt. Nhưng sau đó anh ấy đã bị chuyển hoá khi anh bị tà ác diễn hóa thành một trạng thái khác. Sau khi rời khỏi đây, anh đã nhận ra sai lầm của mình và bị bắt đưa trở lại trại giáo dưỡng.

Có một người tên Trần Tú, anh ấy trước đây là phụ đạo viên. Ngày 22 tháng 7 năm 1999, anh đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Sau khi bị bắt, anh đã khai sáng hoàn cảnh luyện công tại trại tạm giam. Anh bị ép buộc duỗi cánh tay xuyên qua những ô cửa sổ nhỏ của cổng sắt lớn và cảnh sát tà ác dùng dùi cui sốc điện anh lúc nửa đêm, sau đó chúng chuyển anh đến Long Sơn rồi lại chuyển đến trại giáo dưỡng Trương Sỹ. Anh ấy vẫn không bị chuyển hóa, thế là anh bị phạt đứng dựa vào tường trong 18 ngày không được phép ngủ và bị cưỡng bức tẩy não. Bởi vì khi làm phụ đạo viên quá bận rộn không có thời gian học Pháp cho tốt, do đó anh đã bị tà ngộ. Sau khi được thả ra, anh minh bạch mình đã sai rồi, vô cùng đau khổ, lại một lần nữa bước vào tu luyện Đại Pháp, không ngờ rằng anh bị công an bắt, tà ác bại hoại tức giận và gấp rút đưa người mà bọn chúng khoe khoang tuyên truyền là điển hình mẫu mực vào tù trở lại.

Còn có Tiểu Tạ, trước khi bị đàn áp thì trong suốt 4 năm bất kể mưa gió hay tuyết rơi, cô chưa bao giờ quên mang theo máy phát nhạc luyện công đến điểm luyện công. Sau khi bị đàn áp, cô từng nhiều lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện. Sau khi bị bắt, cô đã có lần dẫn mọi người vượt ngục và bị đưa trở lại trại tạm giam. Vì để phản đối việc giam giữ bất hợp pháp, cô đã nhiều lần tuyệt thực, lần lượt bị đưa vào hai trại giáo dưỡng, sau đó vì mơ hồ Pháp lý mà bị chuyển hóa, sau khi về nhà minh bạch ra lại bị bắt vào trại giáo dưỡng lần nữa.

Còn có Tiểu Trương, hai vợ chồng họ đều tu luyện. Sau khi lên Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 7 năm 1999, hai vợ chồng họ luôn ở Bắc Kinh duy hộ Pháp. Đến tháng 9 năm đó, họ ngộ ra liền về địa phương động viên hơn 100 học viên đi Bắc Kinh thỉnh nguyện. Vì có người bí mật tố cáo nên họ bị bắt, bị đưa đến trại giáo dưỡng Trương Sỹ để chuyển hóa. Sau khi chuyển hoá xong được thả ra, họ nhận biết mình sai rồi, không bao lâu sau lại bị bắt trở lại trại giáo dưỡng Trương Sỹ. Sư phụ từ bi không bỏ rơi những ai đi lầm đường, lại cấp cho một cơ hội mới, nhưng tôi mong rằng những học viên sau khi minh bạch bị bắt trở lại này, có thể nắm chắc cơ hội đi cho tốt con đường từ nay trở về sau.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/22710



Ngày đăng: 30-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.