Chính Pháp chi hành (41): Bị bức thực dã man và vạch trần tà ác



Tác giả: Văn Thiện

[ChanhKien.org]

(5) Bị bức thực tàn bạo trong khi tuyệt thực

Khi bức thực Trâu Quế Vinh, bọn họ cắm vào miệng cô ấy 30 cái ống. Sau khi trở về, ngày nào cô ấy cũng khạc ra máu, tay ôm chỗ bị cắm ống bức thực nghẹn ngào nước mắt. Trâu Quế Vinh lúc ở Mã Tam Gia đứng mã bộ 5 ngày 5 đêm đều không rơi một giọt nước mắt, nhưng hôm nay cô ấy đã khóc, tiếng khóc rất thương tâm. Vì chuyện này nên tôi đã tìm giám đốc [bệnh viện] nói rằng: Bây giờ tôi cuối cùng minh bạch rằng văn minh chấp hành pháp luật của các ông, không phải là ra tay đánh người, mà là yêu cầu nam phạm nhân đánh người. Các ông ngụy trang quá giỏi, bọn họ cưỡng ép Trâu Quế Vinh truyền dịch, cô ấy đá giá treo rơi xuống đất và chai dịch truyền rơi xuống đất vỡ nát. Bọn họ mỗi ngày đều yêu cầu nam phạm nhân lôi Doãn Lệ Bình, Trâu Quế Vinh, Châu Diễm Ba đi, sau khi về lại bắt họ đeo còng tay, cố định tay và chân của họ rồi truyền dịch.

Tôi nhìn thấy tất cả những điều này, lúc tôi chuẩn bị tuyệt thực, bọn côn đồ sợ hãi nên đã vội vàng gọi lãnh đạo Thẩm Tân đưa tôi trở về Thẩm Tân. Sau khi về Thẩm Tân, trưởng trại nói với tôi rằng họ sẽ xem xét cho tôi được bảo lãnh tại ngoại để điều trị, yêu cầu tôi trước tiên hãy ăn cơm. Tôi nói tôi không thể đồng ý với ông ta, bởi vì tôi bị lừa gạt quá nhiều lần rồi, trưởng trại nói cho tôi hai ngày, nếu không quyết định được, thì chị cứ tiếp tục tuyệt thực. Tôi đã miễn cưỡng đồng ý, buổi tối ăn một ít cơm, sợ rằng lại bị lừa nên tôi tiếp tục tuyệt thực.

Đại đội trưởng cai ngục họ Tống gọi bốn nam phạm nhân đến khiêng tôi lên trên giường để bức thực, nhưng vào sáng sớm hôm đó tôi nôn ra vài ngụm máu, có phản đồ nhìn thấy. Tống tìm kẻ phản đồ xác minh đúng sự thật, mới dừng tay bức thực, nhưng lại cưỡng ép tôi truyền dịch, các mạch máu của tôi đều xẹp lại, phải lấy ven nhiều chỗ mới lấy được, ngay cả khi tôi bị nôn ra máu trong ba ngày liên tiếp, huyết áp trở nên bất thường và mạch không liên tục. Bác sĩ nói rằng tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày, vì tôi sẽ không sống được mấy ngày nữa. Bệnh viện sợ phải chịu trách nhiệm về cái chết của tôi nên yêu cầu gia đình tới đón tôi về nhà. Họ yêu cầu gia đình tôi nộp 3.000 nhân dân tệ tiền bảo lãnh, nhưng gia đình tôi chỉ đưa 500 nhân dân tệ rồi đưa tôi về. Em trai đưa tôi về nhà cậu ấy và làm một mâm cơm, em trai biết tôi 20 ngày không ăn cơm nên không cho tôi ăn nhiều cơm. Tôi nói không sao, xem bản thân mình là người tu luyện, muốn ăn gì thì ăn nấy, ăn rất no. Họ nhìn thấy tôi ăn nhiều như thế đều lo lắng cho tôi, nhưng tôi không sao cả. Ngày hôm sau ăn điểm tâm sáng xong, tôi đạp xe đạp đi đi lại lại hơn hai giờ đồng hồ, đi thăm đồng tu có chuyện gì không. Đây là điều siêu thường của Đại Pháp, nếu là một người thường thì đã sớm nằm tại nhà, có thể đứng dậy không? Đừng nói là 20 ngày không ăn không uống, 10 ngày là mất mạng rồi.

Ngày thứ ba tôi đến nhà một đồng tu hỏi vài quyển sách Đại Pháp, nhìn thấy tôi họ rất vui mừng, đều nói chúng tôi nghe nói chị bị đưa đến vùng Tây Bắc rồi làm sao trở lại đây được chứ. Sau khi trở về tôi dụng tâm học Pháp, phát chính niệm, luyện công. Hơn 5 giờ chiều ngày thứ tư, tôi thấy trong lòng rậm rực không yên, ở nhà em trai thêm một lúc nữa cũng không chịu được, vì vậy tôi đi ra ngoài lấy xe đạp. Vì xe bị khóa mà không có chìa khóa xe, tôi đi đến chỗ sửa xe. Có mấy người ngồi đó, tôi liền kể về quá trình tôi bị bức hại. Sau khi sửa xong, tôi lại đến một điểm luyện công ở nhà đồng tu, anh ấy thật sự không dám tin là tôi, bởi vì nghe nói tôi bị đưa đến vùng Tây Bắc rồi. Anh ấy bảo tôi hãy viết lại quá trình bị bức hại để đăng lên mạng, tôi ở nhà anh ấy đến 9 giờ tối mới về nhà.

Vừa về đến nhà tôi nhìn thấy hai vợ chồng em trai lớn cũng đến, vừa nhìn thấy tôi liền hỏi chị đã đi đâu, hai người họ lên giọng tra hỏi tôi. Sau đó nói rằng chị vừa đi lúc tối thì công an liền tới lấy sách đi rồi, còn nói có phải chị muốn viết tài liệu không? Tôi nghĩ tà ác sợ tôi vạch trần bọn chúng, nên yêu cầu người nhà ngăn cản tôi. Ngày thứ năm tôi đi gặp vài đồng tu, có một đồng tu họ Vương dẫn tôi về chỗ cô ấy ở, hóa ra là cô ấy tự in tài liệu tự đi phát, hơn nữa tôi còn gặp Trâu Quế Vinh và Doãn Lệ Bình ở đó. Chúng tôi cùng nhau viết về quá trình bị bức hại, sau đó tôi đến tiệm chụp ảnh để chụp 3 tấm hình và gửi lên Minh Huệ Net. Sau khi trở về, tôi không biết ngộ thế nào về việc bị giam giữ ở trong trại lâu như vậy. Lúc này tôi đọc kinh văn mới của Sư phụ Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp (Tinh Tấn Yếu Chỉ 2). Sau khi đọc xong, tôi cảm thấy dường như Sư phụ viết bài này cho các học viên vừa mới ra khỏi trại giam như chúng tôi.

Lúc bắt đầu viết về quá trình bị bức hại, tôi gặp can nhiễu rất lớn, mọi người đều yêu cầu tôi học Pháp trước rồi hẵng viết, nhưng tôi hễ cầm sách lên, liền cảm thấy tôi nên lập tức viết bài, không thể trì hoãn, thế là tôi không nghe lời khuyên của ai cả, viết liền một mạch. Lúc này tôi cảm thấy toàn thân mệt mỏi, yếu ớt nằm xuống không đứng dậy nổi, mắt mở không lên, cả người xương cốt đau nhức, răng cũng đau đớn vô cùng. Tôi biết điều này có liên quan đến việc tôi viết quá trình bị bức hại, vạch trần tà ác, vì vậy tà ác mới can nhiễu tôi, trăm phương ngàn kế muốn cản trở tôi viết. Mặc dù tôi chưa mở thiên mục, không nhìn thấy gì, nhưng tôi đoán chắc rằng cuộc giao tranh chính tà ở không gian khác rất ác liệt. Thân thể tôi vẫn chưa hồi phục, từ bài viết trên Minh Huệ tôi ngộ rằng nên đến Liên hiệp quốc vạch trần tà ác ở Mã Tam Gia, bởi vì ba người chúng tôi là nhóm những học viên kiên định đầu tiên từ Mã Tam Gia đường đường chính chính thoát khỏi hang ổ tà ác. Vì vậy, chúng tôi quyết định rời đi trong hai ngày. Bài viết của Trâu Quế Vinh và Doãn Lệ Bình chưa xong nên họ đặt trong túi rồi chúng tôi cùng nhau rời Thẩm Dương, đi xe lửa đến Bắc Kinh.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/22717



Ngày đăng: 04-07-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.