Chính Pháp chi hành (18): Những đệ tử Đại Pháp kiên định
Tác giả: Văn Thiện
[ChanhKien.org]
V. Tại trại giáo dưỡng Long Sơn
(1) Những đệ tử Đại Pháp kiên định
Ngày 3 tháng 2 năm 2000, trước tết Nguyên đán một ngày, người lính canh chúng tôi về quê ăn Tết, vì vậy Ủy ban Chính trị Pháp luật đã chuyển bốn người chúng tôi đi. Buổi sáng mùng 2 hôm đó, đồn cảnh sát đã đưa đồng tu nam đến trường giáo dưỡng Trương Sỹ kết án một năm rưỡi. Đến mùng 3, ba đồng tu nữ chúng tôi bị đưa đến trại giáo dưỡng Long Sơn. Hôm đó cũng chính là ngày em trai tôi vì kiên định tu luyện bị kết án lao động cải tạo phi pháp, đứng ở cổng chính, tôi nhìn thấy em dâu đang khóc. Sau đó, chúng tôi đi vào trong cổng chính trại giáo dưỡng Long Sơn, nơi này tứ phía đều là núi, trên núi cây cối mọc um tùm, địa hình trông giống như một cái lồng. Tôi cảm thấy nơi này rất ngột ngạt, nhìn ra xa, ngoại trừ bốn phía là núi, còn lại chẳng thấy gì cả. Tôi bị đưa đến phòng số 2 của Long Sơn, trong phòng có vài đồng tu đã tới trước. Họ đều là những người từ các nơi bị đưa đến trong hai ngày này. Những người kiên định không viết giấy cam đoan đều bị tập trung tới đây.
Tại Long Sơn, chiều 30 tết hôm đó họ vẫn còn chuyển người đến. Có người thì bị bắt giữ tại nhà rồi chuyển đến, tổng cộng có mười người. Lúc đầu Long Sơn giam giữ hơn 30 học viên Pháp Luân Công nam và 11 học viên nữ. Người quản lý Long Sơn bức hại học viên Pháp Luân Công là một người chủ nhiệm họ Bạch, cùng trợ tá họ Đỗ, bọn họ rất hung tàn đối với học viên Pháp Luân Công. Khi chúng tôi đến Long Sơn, chủ nhiệm Bạch cũng vừa mới đến nhậm chức, trước ông Bạch là nam chủ nhiệm họ Ngụy, ông ta ra lệnh cho cảnh sát ngày đêm trông chừng, không cho phép học viên Pháp Luân Công luyện công, còn thường xuyên dùng cực hình để hành hạ các học viên. Có một lần cảnh sát tà ác dùng dùi cui điện sốc điện vào một bộ phận nào đó của một học viên nam trong thời gian dài, sau đó giả bộ nhìn đồng hồ, bắt mạch để trêu chọc đệ tử Đại Pháp. Nữ cảnh sát tà ác dùng ba cây dùi cui điện để sốc điện các học viên nữ, từng người một được gọi đến phòng trực của đội trưởng đội cai ngục, ngay cả cô bé mười mấy tuổi cũng không tha. Phòng giam nữ ở Long Sơn tổng cộng có hai cặp mẹ con, khi đứa con gái bị gọi đến phòng trực ban bị sốc điện, mẹ cô bé chỉ biết ngó đầu nhìn ra bên ngoài, thử nghĩ xem tâm trạng đó sẽ như thế nào?
Trong dịp Tết Nguyên đán, bí thư thành phố Phòng 610 đến phòng chúng tôi và hỏi ai là Triệu XX. Đồng tu Triệu nói chính là tôi, cô ta nói viết văn khá nhỉ! Hóa ra đồng tu Triệu trước khi đến Long Sơn đã viết đơn tố cáo gửi lên Phòng 610, cô từng là thư ký của một sếp lớn, sau khi cô lên Bắc Kinh chứng thực Pháp và giao lưu với học sinh trường Đại học Thanh Hoa, cô ấy đã bị bắt, công an cho rằng cô là “nhân vật trọng yếu”. Phòng chúng tôi có bà Thạch và bà Giáp, còn có tiểu Triệu đều từng bị giam giữ ở trường học Tự Cường. Bà Thạch vì luyện công đã từng bị cảnh sát tà ác dùng dùi cui điện sốc điện. Phòng chúng tôi có một người tên Kinh Thái, cùng với chị gái tên Kinh Thiên là những học viên Pháp Luân Công đầu tiên trong nước đến Bắc Kinh giăng biểu ngữ chân tướng. Hiện họ đang bị giam giữ tại một trại tạm giam ở Đường Sơn, Bắc Kinh, mẹ của họ cũng đang bị giam giữ ở Long Sơn.
Các đồng tu bị giam ở phòng nữ đều rất kiên định và tinh tấn. Có một cặp vợ chồng đến từ Liêu Dương, họ bị người của Phòng 610 giam giữ trong một căn nhà bốn phía là núi non lạnh lẽo ở khu vực nông thôn, không được đốt lửa và không có nước nóng để uống. Mùa đông năm 1999, hầu như cứ cách mấy ngày lại có một trận tuyến rơi, đường rất trơn, trời cũng rất lạnh. Mẹ chồng ở nhà làm cơm xong, rồi cho đứa con trai bảy tuổi đem đến, mỗi ngày đều chuẩn bị thức ăn trong một ngày cho hai người, đứa trẻ mỗi ngày cứ chạy đi chạy lại hơn mười dặm đường trong tuyết như thế, khi tới nơi thì thức ăn cũng đã sớm đông cứng thành đá. Hai vợ chồng họ mỗi ngày đều ăn loại thức ăn này, nước uống thì lạnh như băng, họ đã sống trong căn phòng lạnh lẽo đó tổng cộng 81 ngày, trên mặt nữ đồng tu còn lưu lại vết sẹo do đóng băng nứt ra tạo thành. Cô ấy rất tinh tấn, mỗi ngày ngủ rất ít, là một phụ nữ thôn quê hiền lành. Đội trưởng đội cai ngục thường xuyên khiển trách cô, có lúc còn đánh cô, chỉ vì nhìn cô không thuận mắt. Cô rất chịu khó, hầu như nhà vệ sinh đều do cô ấy quét dọn. Cô ấy vẫn tươi cười vui vẻ cho dù đội trưởng có đánh, khiển trách cô ra sao, thời gian lâu dần, đội trưởng cũng thích cô ấy, có lúc còn nói vài lời tốt cho cô ấy.
Cô ấy mang theo một quyển “Chuyển Pháp Luân”. Sau khi cánh cổng sắt lớn khép lại, hai người họ liền thay phiên nhau đọc, buổi tối chúng tôi bắt đầu luyện công. Chủ nhiệm ở đó rất hung ác, hầu như mỗi ngày đều đến và hỏi chúng tôi từng người một: “Các chị có luyện công không? Luyện một mình hay luyện tập thể?” Chúng tôi nói với hắn là luyện tập thể, ông ta tức giận nhớn nhác nói, các chị chớ đắc ý, đừng để tôi thấy được, nếu không sẽ không khách khí với các chị đâu. Bình thường, họ bắt chúng tôi ngồi lên một cái ghế đẩu nhỏ, từ lúc hơn tám giờ sáng mỗi ngày, trước khi cảnh sát trưởng thay ca là bắt đầu ngồi, liên tục đến chín giờ tối đi ngủ mới được đứng dậy. Chúng tôi nhân cơ hội này tranh thủ học Pháp, giao lưu.
Lúc đó, phòng nữ tương đối ổn định, tâm lý cũng rất kiên định. Trạng thái ở phòng giam nam không được tốt, rất nhiều người đều viết giấy cam đoan, có người còn lấy chính bản thân mình để thuyết phục người khác và ghi hình. Nghe nói phòng nam không có sách Đại Pháp, thế là chúng tôi gửi cho phòng nam một quyển “Chuyển Pháp Luân”, nhưng họ lại để cho đồng tu họ Lý làm hỏng mất. Trên tỉnh ủy có tổng cộng mười nghìn người, người họ Lý này từng làm đại diện nói chuyện với lãnh đạo tỉnh ủy. Anh ấy là người đầu tiên bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam đó của chúng tôi, khi mới tới Long Sơn biểu hiện rất kiên quyết, nhưng sau đó lại bị tà ngộ. Đa số người ở phòng nam đều từng là phụ đạo viên, trạm trưởng, cũng là nhóm người đầu tiên đến Bắc Kinh ngày 22 tháng 7, còn có những người đầu tiên giăng biểu ngữ ở Bắc Kinh, những người đã từng bị đeo còng tay, mang xiềng chân từ Bắc Kinh đưa đến Long Sơn. Trong khi duy hộ Đại Pháp, họ từng thể hiện rất xuất sắc. Nhưng bây giờ lại có một bộ phận người bị tà ngộ, có người viết cam đoan không luyện công, em trai tôi chính là một trong số đó. Thấy cậu ấy như vậy trong tâm tôi rất lo lắng, khi chúng tôi cùng ngồi ăn cơm trong nhà ăn, tôi có nói chuyện với cậu ấy và nói rằng cậu ấy làm vậy là sai rồi, nhưng cậu ta lại nói: “Chị đừng có quản em. Em ngộ sao thì làm vậy và em cũng không quản chị”.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/22400
Ngày đăng: 14-09-2021
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.