Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (52)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

親戚故舊,老少異糧。

妾御績紡,侍巾帷房。

Bính âm:

親(qīn) 戚(qī) 故(gù) 舊(jiù),

老(lǎo) 少(shào) 異(yì) 糧(liáng)。

妾(qiè) 御(yù) 績(jī) 紡(fǎng),

侍(shì) 巾(jīn) 帷(wéi) 房(fáng)。

Chú âm:

親(ㄑㄧㄣ)戚(ㄑㄧ)故(ㄍㄨˋ)舊(ㄐㄧㄡˋ),

老(ㄌㄠˇ)少(ㄕㄠˋ)異(ㄧˋ)糧(ㄌㄧㄤˊ)。

妾(ㄑㄧㄝˋ)御(ㄩˋ)績(ㄐㄧ)紡(ㄈㄤˇ),

侍(ㄕˋ)巾(ㄐㄧㄣ)帷(ㄨㄟˊ)房(ㄈㄤˊ)。

Âm Hán Việt:

Thân thích cố cựu,

Lão thiếu dị lương.

Thiếp ngự tích phưởng,

Thị cân duy phòng.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Thân (親): người thân cùng họ.

Thích (戚): người thân khác họ.

Dị (異): khác nhau.

Lương (糧): lương thực.

Thiếp (妾): người phụ nữ.

Ngự (御): làm việc.

Tích (績): xe sợi đay thành sợi dài.

Phưởng (紡): kéo sợi đay thành sợi tơ.

Duy (帷): màn trướng.

2. Nghĩa của từ:

Thân thích (親戚): người thân.

Cố cựu (故舊): bạn bè cũ.

Lão thiếu (老少): người già và trẻ nhỏ.

Dị lương (異糧): đồ ăn khác nhau.

Tích phưởng (績紡): chỉ kéo sợi dệt vải.

Thị cân (侍巾): hầu chồng chải đầu rửa mặt.

Duy phòng (帷房): chỉ nơi ở của người phụ nữ, căn phòng có treo màn trướng.

Lời dịch tham khảo:

Chúng ta cần yêu thương người thân của mình, và quan tâm bạn bè cũ trước đây, đối với bậc cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thì phải có sự quan tâm chăm sóc khác nhau. Ví như trong ăn uống, thì phải chuẩn bị đồ ăn phù hợp theo nhu cầu khác nhau của người già và trẻ nhỏ.

Phụ nữ thì nên gắng hết sức làm tròn bổn phận, ngoài việc chuyên tâm làm tốt việc xe chỉ kéo sợi ra, thì còn phải hầu hạ chăm sóc chồng, làm tròn nghĩa vụ của một người vợ.

Câu chuyện văn tự

Chữ “Thân” (親): Kim văn viết là “”, Tiểu triện viết là “”, nghĩa gốc là “chí” (至, có nghĩa là vô cùng), cũng chính là chỉ quan hệ hay tình ý vô cùng thân thiết. Chữ Thân (親) được tổ hợp thành bởi chữ Thân (親) và chữ Kiến (見), Thân (親) là chữ Trăn (榛) cổ, ý tứ là bụi cây có nhiều gai vướng vít lẫn nhau. Chữ Kiến (見) biểu thị cho việc mắt vừa nhìn thấy thì người đã đến nơi, cho thấy quan hệ thân thiết.

Chữ “Lão” (老): Giáp cốt văn viết là “”, hình dáng chữ giống một người khom lưng, chống gậy, đến Kim văn thì có hai cách viết, một là “”, trên đầu người có một nét dọc, ý là bị hói rồi. Cách viết thứ hai là “”, bên dưới chữ có một chữ Chỉ (止), ý là biểu thị chỗ cuối cùng của đời người. Trong Tiểu triện chữ Lão lại viết là “”, hình dáng chữ có thể phân thành “人” (Nhân)、 “毛” (Mao)、 “匕” (Chủy), “毛” biểu thị cho râu tóc, “匕” là cổ tự của chữ Hoá (化), ý nghĩa của “化” là biến hoá, vậy nên nghĩa gốc của chữ Lão (老) trong Tiểu triện là chỉ râu tóc của người ta xuất hiện sự biến hoá từ màu đen chuyển thành màu trắng.

Chữ “Thiếu” (少): trong Giáp cốt văn viết là “”, hình dáng chữ như những hạt mưa nhỏ xíu, nghĩa của chữ là nhỏ bé. Kim văn viết là “”, tương tự với cách viết “ ” trong Tiểu triện, đều là một chữ Tiểu (小) thêm nét phẩy (丿), nét phẩy (丿) này có nghĩa là phân tách, một thứ rất nhỏ lại phân tách tiếp nữa thì càng nhỏ hơn nữa rồi. Vậy nên, ý nghĩa của chữ Thiếu (少) là không nhiều, số lượng cực nhỏ.

Suy ngẫm và thảo luận:

Câu chuyện: Nâng khay ngang mày

Vào thời Đông Hán, ở huyện Bình Lăng có một người đọc sách tên là Lương Hồng, gia cảnh rất nghèo khó, nhưng là người không màng danh lợi, có chí khí. Tuy rằng khắc khổ đọc sách nhưng lại không muốn làm quan, sau này lên Lâm Uyển nuôi heo, lấy đó làm kế sinh nhai. Có một lần do sơ suất để cháy, lan sang cả nhà hàng xóm, ông liền đem tất cả heo mình nuôi ra bồi thường.

Bởi vì phẩm đức cao quý, nên tiếng tăm trong làng của ông rất tốt, thời bấy giờ có rất nhiều người giàu có muốn gả con gái cho ông, tuy nhiên ông đều khéo léo từ chối. Cùng huyện có một thiếu nữ họ Mạnh tên Mạnh Quang, tuy bề ngoài không xinh đẹp nhưng lại có mỹ đức của người con gái truyền thống Trung Quốc. Có rất nhiều người đến cầu thân với Mạnh gia, nhưng Mạnh Quang lại không chịu xuất giá, chỉ muốn gả cho người có đạo đức cao thượng như Lương Hồng. Sau khi Lương Hồng biết được, có chút đồng cảm, nên nhờ người làm mối, rồi cưới cô về làm vợ.

Sau khi kết hôn, Mạnh Quang cởi bỏ gấm vóc lụa là, khoác lên bộ y phục vải thô làm việc nhà. Hai người họ ẩn cư nơi rừng sâu, hàng ngày Lương Hồng ra đồng làm việc, còn Mạnh Quang ở nhà dệt vải. Khi chồng làm việc trở về, cô sớm đã cơm nước xong xuôi, cung kính dâng mâm cơm lên trước trán mời chồng ăn, thể hiện sự tôn kính đối với chồng, hai người họ sống với nhau êm đềm hoà hợp, sống cuộc sống hạnh phúc bình lặng. Vậy nên người sau đã dựa theo câu chuyện này, gọi quan hệ kính trọng lẫn nhau giữa vợ chồng là “nâng khay ngang mày”.

Vì sao Mạnh Quang lại lựa chọn gả cho Lương Hồng?

Bạn biết mỹ đức của người con gái truyền thống là gì không? Hãy đưa ra ví dụ nhé.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44850



Ngày đăng: 05-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.