Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (22)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

外受傅訓 (1),入奉母儀 (2)。諸姑伯叔 (3),猶子比兒 (4)。

Bính âm:

外 (wài) 受 (shòu) 傅 (fù) 訓 (xùn) ,

入 (rù) 奉 (fèng) 母 (mǔ) 儀 (yí) 。

諸 (zhū) 姑 (gū) 伯 (bó) 叔 (shú) ,

猶 (yóu) 子 (zǐ) 比 (bǐ) 兒 (ér) 。

Chú âm:

外 (ㄨㄞˋ) 受 (ㄕㄡˋ) 傅 (ㄈㄨˋ) 訓 (ㄒㄩㄣˋ),

入 (ㄖㄨˋ) 奉 (ㄈㄥˋ) 母 (ㄇㄨˇ) 儀 (ㄧˊ)。

諸 (ㄓㄨ) 姑 (ㄍㄨ) 伯 (ㄅㄛˊ) 叔 (ㄕㄨˊ),

猶 (ㄧㄡˊ) 子 (ㄗˇ) 比 (ㄅㄧˇ) 兒 (ㄦˊ)。

Âm Hán Việt:

Ngoại thụ phó huấn,

Nhập phụng mẫu nghi.

Chư cô bá thúc,

Do tử tỉ nhi.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Ngoại (): bên ngoài, ở ngoài, tha hương,  đất khách quê người.

Thụ (): tiếp nhận, tuân theo, vâng theo.

Phó (): truyền thụ các loại kiến thức, kỹ thuật hoặc là hướng dẫn người khác quy chính hướng thiện.

Huấn (): giáo huấn, dạy bảo, người lớn dạy bảo trẻ nhỏ.

Nhập (): vào, ở trong nhà.

Phụng (): tuân thủ nghiêm ngặt.

Mẫu (): mẫu thân, thường gọi là mẹ.

Nghi (): dáng vẻ, nguyên tắc thái độ, chuẩn tắc khi tiếp xúc với mọi người và xử lý các sự việc.

Chư (): đông đảo, phần đông, rất nhiều, đông đúc.

Cô (): chị em của cha.

Bá (): anh của cha.

Thúc (): em của cha.

Do (): như, giống như, giống nhau, tương tự.

Tỉ (): như, tương tự, sánh bằng, so với.

Tử (), Nhi (): cách gọi con cái thông thường.

2. Nghĩa của từ:

(1) Phó huấn (傅訓): Sự dạy bảo của người lớn đối với trẻ nhỏ.

(2) Mẫu nghi (母儀): Biểu hiện của mẹ trong sinh hoạt hằng ngày, cử chỉ thái độcủa mẹ trong cách đối nhân xử thế với mọi người.

(3) Chư cô bá thúc (諸姑伯叔): Chỉ anh chị em của cha và các bậc bề trên khác.

(4) Do tử bỉ nhi (猶子比兒): Đối đãi như con ruột của mình.

Lời dịch tham khảo:

Ở ngoài phải tuân theo lời dạy của thầy cô và bậc cha chú, ở nhà phải tuân thủ nghiêm ngặt theo cách hành xử của mẹ. Đối với bậc bề trên như cô, chú, bác phải tôn kính như thế; bậc trưởng bối, cha chú đối đãi với con cái của anh chị em mình cũng phải tựa như là con mình sinh ra.

Câu chuyện văn tự:

Thụ 受: Kim văn viết là “”, tựa như hai tay trên dưới cầm “Chu” 舟 (thuyền); “Chu” là phương tiện dùng đi lại giữa hai bên bờ sông. Cho nên “Thụ” có ý khi ngồi thuyền, đôi bên có sự giao nhận.

Phụng 奉: Kim văn viết là “ ”, hình dạng giống như hai cánh tay bưng ngọc; diễn biến đến chữ Tiểu triện thì viết là “  ”, đại biểu ý dùng hai tay cung kính nâng giữ vật phẩm.

Mẫu 母: trong Giáp cốt văn chữ “Nữ” 女 (phụ nữ) viết là “ ”, và chữ “Mẫu” 母 (mẹ) viết là “” . Trong chữ “Mẫu” có thêm hai điểm nổi lên biểu đạt ngực phụ nữ khi mang thai hoặc giai đoạn nuôi trẻ sơ sinh cặp vú đặc biệt đầy đặn.

Đào sâu suy ngẫm:

Trong “Tục Liệt Nữ Truyện – Minh Đức Mã Hậu” có nói: “Đức hậu tại gia tắc khả vi chúng nữ sư phạm, tại quốc tắc khả vi mẫu hậu biểu nghi” (Tạm dịch: Đức tại gia đình thì người nữ làm gương, đức tại quốc gia thì dựa vào biểu hiện của mẹ vua).

Mã hoàng hậu là con gái thứ ba của danh tướng Mã Viên thời Đông Hán, ban đầu nhập cung làm phi cho vua Hán Minh Đế, sau đó được sắc phong làm hoàng hậu, sử gọi là Minh Đức hoàng hậu. Mã hoàng hậu phẩm đức xuất chúng hơn người, là một người đầy tài hoa, lúc vua Minh Đế gặp vấn đề triều chính khó quyết định ông thường để cho Mã hoàng hậu giúp đỡ giải quyết, thế nhưng bà xưa nay không can thiệp triều chính. Mã hoàng hậu không có con cái, Minh Đế đã để bà nuôi dưỡng Lưu Đát, con trai của Giả Thị trong cung. Bà rất mực yêu thương Lưu Đát như con ruột, thậm chí còn hơn các phi tần trong cung yêu thương con cái của mình.

Khi Minh Đế qua đời, Lưu Đát kế vị, lấy hiệu là Chương Đế, Mã hoàng hậu được tôn lên làm Hoàng thái hậu. Chương Đế kế vị được hai năm, thiên hạ đại hạn, trong triều nịnh thần thừa cơ dâng thư, bảo rằng trời hạn hán là do không phong thưởng cho ngoại thích (gia đình bên mẹ hoặc vợ vua), thỉnh cầu Hoàng đế phong tước hầu cho em trai của Hoàng thái hậu. Nhưng Mã hoàng hậu không đồng ý, còn vì chuyện này mà hạ một chiếu thư, hi vọng có thể ghi nhớ bài học từ vết xe đổ của tiền triều – ngoại thích được phong hầu ỷ địa vị cao quý mà hoành hành ngang ngược, cơ hồ phá vỡ tiền đồ của quốc gia, cự tuyệt khả năng phong tước cho gia tộc họ Mã.

Triều Đông Hán, Hoàng đế trẻ người non dạ, ngoại thích cùng hoạn quan thường tranh quyền đấu đá, Hoàng thái hậu lúc trẻ thường dựa vào ngoại thích để nắm giữ triều chính, chỉ có Mã hoàng hậu có thể lấy sử làm gương, cấm chỉ ngoại thích tham chính (tham dự việc triều chính). Mã hoàng hậu cả đời giản tiện, khiêm tốn, thấu tình đạt lý. Sau vì bệnh mà qua đời, hưởng thọ 41 tuổi, thụy hiệu là “Minh Đức”.

(1) Nghe xong câu chuyện “Minh Đức Mã Hậu”, Bạn hãy nói một chút xem Mã hoàng hậu là người như thế nào? Bà có chỗ nào để cho chúng ta học tập và noi theo ?

(2) Có một câu thành ngữ là “Xa ○ ○ ○” liên quan đến câu chuyện Mã hoàng hậu hạ chiếu thư (*), Hãy tìm ra câu thành ngữ này!

(3) Trong những lời dạy thường ngày của giáo viên, có điều gì khiến bạn cảm thấy rất hữu ích? Bạn hãy kể ra đây để chia sẻ với mọi người nhé.

(*) Chú thích:

Theo “Hậu Hán Thư – Minh Đức Mã Hậu” có viết:

“Phàm kẻ thưa chuyện đều muốn nịnh trẫm cầu phúc mà thôi. Khi xưa nhà họ Vương đều được phong Ngũ hầu, lúc đó sương mù tràn ngập, cũng không nghe thấy có mưa xuống. Mặt khác, Điền Phấn rồi Đậu Anh, cậy vào địa vị tôn quý mà bừa bãi hoành hành, đến nỗi gây ra cái họa khuynh bại hủy triều, truyền lại đời sau. Bởi vậy, Tiên Đế khi còn sinh thời, đã cẩn thận đề phòng ngoại thích, không cho bọn họ lãnh địa vị quan trọng. Khi Tiên Đế quyết định phong đất cho các vị Hoàng tử, chỉ phân ra Sở quốc rồi Hoài Dương quốc chỉ có vỏn vẹn một khu, luôn miệng nói: ‘Con của ta làm sao có thể cùng cấp như con của Tiên Đế được chứ!?’ Hiện tại, đám quan viên các ngươi dựa vào đâu mà đem ngoại thích thời nay so với ngoại thích của các Tiên Đế?! Ta làm mẹ của thiên hạ, nhưng người chỉ mặc áo vải thô, cơm không cầu thơm ngọt, người hầu bên người không chuộng phục sức xa hoa, không có túi thơm thêu thùa đẹp mắt, đây chính là tự lấy mình làm gương để biểu suất phong phạm cho các ngươi! Vốn tưởng rằng nhóm ngoại thích nhìn vào, thì sẽ tự biết kiểm điểm, tự giới hạn bản thân, nhưng bọn họ chỉ cười nói xuề xòa Hoàng thái hậu yêu thích giản tiện. Trước đây qua Trạc Long Môn, hỏi tới nhóm ngoại thích, xa như lưu thủy (xe như dòng nước), mã như du long (ngựa như rồng bơi), quần áo cũng hoa lệ hết cỡ. Nhìn lại ta là người cai quản, chỉ mặc áo trắng quả thực kém xa! Đến đây, ta không nỡ trách phạt bọn họ nặng nề, chỉ đoạt một năm bổng lộc, hi vọng bọn họ cảm thấy hổ thẹn, mà lại vẫn giải đãi, không lo lắng cho nước nhà. Hiểu được quân thần, không ai bằng quân vương, huống chi là thân thuộc! Ta sao có thể phụ ý chỉ của Tiên Đế, tàn hại đức hạnh tổ tiên Mã thị của ta, giẫm vào vết xe đổ sự suy đạo của Tây Kinh năm đó!?”

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43798



Ngày đăng: 02-01-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.