Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (10)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

蓋此身發(1) 四大(2) 五常(3) 恭惟(4) 鞠養(5) 豈敢毀傷(6)

Bính âm:

蓋 (gài) 此 (cǐ) 身 (shēn) 發 (fà)

四 (sì) 大 (dà) 五 (wǔ) 常 (cháng)

恭 (gōng) 惟 (wéi) 鞠 (jú) 養 (yǎng)

豈 (qǐ) 敢 (gǎn) 毀 (huǐ) 傷 (shāng)

Chú âm:

蓋 (ㄍㄞˋ) 此 (ㄘˇ) 身 (ㄕㄣ) 發 (ㄈㄚˇ)

四 (ㄙˋ) 大 (ㄉㄚˋ) 五 (ㄨˇ) 常 (ㄔㄤˊ)

恭 (ㄍㄨㄥ) 惟 (ㄨㄟˊ) 鞠 (ㄐㄩˊ) 養 (一ㄤˇ)

豈 (ㄑ一ˇ) 敢 (ㄍㄢˇ) 毀 (ㄏㄨㄟˇ) 傷 (ㄕㄤ)

Âm Hán Việt:

Cái thử thân phát,

Tứ đại Ngũ thường.

Cung duy cúc dưỡng,

Khải cảm hủy thương.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ

Cái (蓋): lời mở đầu trong ‘văn ngôn văn’ (thể văn ngôn, văn cổ), không có ý nghĩa cụ thể.

Thử (此): cái này.

Thân (身): cách gọi chung toàn bộ thân thể người.

Phát (發): tóc.

Tứ (四): Phật gia lấy Địa, Thủy, Phong, Hỏa, tức đất, nước, gió, lửa làm Tứ đại. Mặt khác, Đạo gia lấy Đạo, Thiên, Địa, Vương (Nhân), tức Đạo, trời, đất, vua/người làm Tứ đại.

Đại (大): lớn, đối lập với “tiểu” 小 (nhỏ), từ biểu thị tôn kính.

Ngũ (五): chỉ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Thường (常): luân lý đạo đức.

Cung (恭): tôn kính.

Duy (惟): suy nghĩ, suy xét.

Cúc (鞠): dưỡng dục, chăm sóc.

Dưỡng (養): nuôi, chiếu cố, chăm sóc.

Khải (豈): há, chẳng lẽ, lẽ nào.

Cảm (敢): có lòng can đảm và sự hiểu biết, không sợ hãi.

Hủy (毀): làm hại, làm tổn thương, làm hỏng, phá hoại.

Thương (傷): vết thương nơi da thịt.

2. Nghĩa của từ

(1) Cái thử thân phát (蓋此身發): tóc, da và thân thể của chúng ta.

(2) Tứ đại (四大): Phật gia lấy Địa, Thủy, Hỏa, Phong làm Tứ đại. Mặt khác, Đạo gia gọi Đạo, Thiên, Địa, Vương (Nhân) là Tứ đại; trích từ “Lão Tử”: “Đạo đại, Thiên đại, Đất đại, Vương diệc đại” (Đạo lớn, trời lớn, đất lớn, vua/người cũng lớn).

(3) Ngũ thường (五常): Năm luân lý đạo đức gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

(4) Cung duy (恭惟): cung kính suy ngẫm và nhớ về.

(5) Cúc dưỡng (鞠養): chỉ sự nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.

(6) Khải cảm hủy thương (豈敢毀傷): há lại dám tùy tiện làm tổn hại thân thể và phẩm đức của bản thân.

Lời dịch tham khảo:

Da, tóc và thân thể của con người chúng ta là do bốn loại vật chất Địa, Thủy, Phong, Hỏa (đất, nước, gió, lửa) tạo thành, gọi là “Tứ đại”. Hành vi của con người thì lấy Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín làm chuẩn tắc, gọi là “Ngũ thường”.

Chúng ta còn phải luôn luôn mang tâm cung kính, cảm kích ơn dưỡng dục của cha mẹ, đồng thời cảnh giác bản thân không được làm việc gây tổn thương thân thể và phẩm đức của mình, đừng để cha mẹ lo lắng và hổ thẹn.

Câu chuyện văn tự

“Cung” 恭 : chữ Kim văn viết là “” , chữ Tiểu triện viết là“”, nghĩa gốc là cảm thấy kính nể, tôn kính. Từ trong cách viết chữ Tiểu triện có thể thấy được, chữ Cung có một chữ tâm “”, ý là trước tiên có lòng tôn kính thì sẽ tự nhiên mà có thể biểu hiện ra dáng vẻ cung kính. Nhưng tại sao phía trên của chữ tâm còn có chữ “Cộng” 共 vậy? Kỳ thật chữ “Cộng” này nghĩa là rất nhiều người cùng nhau/cùng một chỗ, vậy thêm vào cái tâm tôn kính thì biểu đạt ý là khi rất nhiều người cùng nhau ở cùng một chỗ thì phải làm được việc tự ước thúc bản thân và tôn trọng người khác, đó chính là biểu hiện ra sự cung kính.

“Dưỡng” 養 : chữ Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “” . Chữ Dưỡng này gồm một chữ “Dương” 羊 (con cừu) và một chữ “Thực” 食 (ăn), nghĩa gốc là cung cấp đồ ăn cho người khác. Cừu là loài động vật có tính tình vô cùng ôn hòa, thêm chữ “Thực” vào đây biểu đạt ý rằng khi cung cấp đồ ăn cho người khác thì nhất định phải xuất ra từ thiện ý, hơn nữa thái độ cũng phải thân thiện, vậy mới xứng gọi là “Dưỡng”!

Suy ngẫm và thảo luận

Khổng Tử có một học trò tên là Tăng Sâm, ông là người vô cùng hiếu thuận với cha mẹ, có một lần Tăng Sâm không cẩn thận bị thương, liền lo lắng mà bật khóc. Có người hỏi ông tại sao lại khóc? Tăng Sâm nói: “Tóc da thân thể, nhận từ cha mẹ, không dám làm tổn hại”. Các bạn nhỏ, các bạn biết những lời này có ý nghĩa gì không? Điều Tăng Sâm muốn nói là, cha mẹ vất vả dưỡng dục chúng ta, cho nên chúng ta phải cẩn thận chăm sóc thân thể của mình, nếu làm bị thương, cha mẹ sẽ lo lắng, ấy chính là có lỗi với ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Hãy thử suy ngẫm một chút, vì thân thể bị thương mà khiến cha mẹ lo lắng, ấy chính là không làm được hiếu thuận, nếu như chúng ta không tu dưỡng tốt phẩm đức của mình, sẽ làm ra những chuyện để cha mẹ phải hổ thẹn, thương tâm, đau lòng; đó có phải là những hành vi rất không nên làm hay không?

Yêu quý, trân trọng bản thân là biểu hiện của lòng hiếu thuận. Hãy cùng chia sẻ xem bạn đã làm thế nào nhé?

Nếu như bình thường chúng ta có thể chú trọng tu dưỡng phẩm đức của mình, chắc rằng cha mẹ sẽ cảm thấy rất vui mừng, yên tâm. Hãy thử ngẫm lại xem bản thân còn chỗ nào cần phải cải thiện không.

Bạn có nghe qua câu chuyện nào kể về đức “hiếu thuận” chưa? Hãy chia sẻ cùng mọi người nhé!

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/42497



Ngày đăng: 11-10-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.