Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (20)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

學優 (1)登仕 (2),攝職 (3)從政 (4)。存以甘棠 (5),去而益詠。

Bính âm:

學 (xué) 優 (yōu) 登 (dēng) 仕 (shì) ,

攝 (shè) 職 (zhí) 從 (cóng) 政 (zhèng) 。

存 (cún) 以 (yǐ) 甘 (gān) 棠 (táng) ,

去 (qù) 而 (ér) 益 (yì) 詠 (yǒng) 。

Chú âm:

學 (ㄒㄩㄝˋ) 優 (ㄧㄡ) 登 (ㄉㄥ) 仕 (ㄕˋ),

攝 (ㄕㄜˋ) 職 (ㄓˋ) 從 (ㄘㄨㄥˋ) 政 (ㄓㄥˋ)。

存 (ㄘㄨㄣˋ) 以 (ㄧˇ) 甘 (ㄍㄢ) 棠 (ㄊㄤˋ),

去 (ㄑㄩˋ) 而 (ㄦˋ) 益 (ㄧˋ) 詠 (ㄩㄥˇ)。

Âm Hán Việt:

Học ưu đăng sĩ,

Nhiếp chức tòng chính.

Tồn dĩ cam đường,

Khứ nhi ích vịnh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Học (學): nghiên cứu, học tập.

Ưu (優): tốt, thượng đẳng, hảo hạng.

Đăng (登): đỗ đạt trong kỳ thi khoa cử và được nhận vào.

Sĩ (仕): làm quan, nhậm chức.

Nhiếp (攝): đảm nhiệm.

Chức (職): công việc sự vụ, ở đây chỉ chức quan.

Tòng (從): tham dự.

Chính (政): quản lý, cai quản, sửa trị

Tồn (存): giữ gìn, lưu lại.

Dĩ (以): dùng.

Cam (甘): mùi vị mỹ hảo, tốt đẹp.

Đường (棠): tên khác của cây đường lê. Khi Chu Thiệu Công (Thiệu Bá) còn làm quan, ông thường ở dưới cây cam đường mà xử lý chính sự. Sau khi ông mất, nhân dân bách tính nhớ ơn sự đức chính (trái ngược với từ ‘bạo chính’, ‘đức chính’ là thi hành một nền chính trị mang lại lợi ích cho nhân dân) của ông nên đã giữ lại cây cam đường, không dám chặt phá, và còn làm bài thơ “Kinh Thi – Cam Đường” để ca ngợi ông.

Khứ (去): ly khai, rời đi; qua đời, từ trần.

Nhi (而): lại, nhưng, nhưng là, nhưng mà.

Ích (益): càng thêm, hơn nữa.

Vịnh (詠): ca hát tán tụng.

2. Nghĩa của từ:

(1) Học ưu (學優): tìm tòi học hỏi, đọc sách thì sẽ có những biểu hiện tốt đẹp. Sách “Luận Ngữ” viết: “Học nhi ưu tắc sĩ” (nghĩa là: Học hành mà có thành tựu, thì có thể ra làm quan, tham gia vào chính sự, để phát huy tài năng và học vấn của bản thân).

(2) Đăng sĩ (登仕): đỗ đạt, giành được chức quan.

(3) Nhiếp chức (攝職): nhậm chức, đảm nhiệm chức vụ.

(4) Tòng chính (從政): tham gia vào chính sự.

(5) Cam đường (甘棠): tên cây, còn có tên khác là đỗ lê, đường lê.

Lời dịch tham khảo:

Thời cổ nếu như một người cầu học, tìm tòi học hỏi, đọc sách và đạt đến trình độ khá, thì có thể tham gia thi cử, sau khi thi đậu, có thể mưu cầu một chức quan. Sau khi đảm nhiệm chức quan, nhất định phải cố gắng vì quốc gia mà xử lý chính sự.

Đảm nhiệm chức quan thì phải có đức chính, giống như câu chuyện trong “Kinh Thi” viết về đại thần Thiệu Bá triều Chu. Bởi vì lúc làm quan, Thiệu Bá vô cùng yêu thương và bảo vệ bách tính, cho nên khi ông qua đời, dân chúng vì cảm động và thương nhớ ân đức của ông, nên chẳng những không nỡ chặt cây cam đường nơi ông từng dùng để nghỉ ngơi và xử lý chính sự, mà còn làm bài thơ để ca ngợi ông.

Câu chuyện văn tự:

Tòng 從: Giáp cốt văn viết là “”, hình dạng chữ giống như là hai người một trước một sau, nghĩa gốc của chữ này là đi theo. Về sau Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, đó là bởi vì có người cho rằng con người phải dùng chân để đi bộ, cho nên đã thêm vào bộ “Chỉ” 止, bộ “Chỉ” là ngón chân, hơn nữa còn có hai chữ Nhân 人 bên cạnh nhau đại diện cho hai người, từ đó mới biến thành chữ Tòng 從 hiện tại mà chúng ta quen thuộc.

Cam 甘: Giáp cốt văn viết là “”, ý nói rằng trong miệng ngậm đồ mỹ vị, bởi vì mỗi thứ có vị ngon không giống nhau, cho nên dùng nét ngang để biểu thị. Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “”, hình dạng chữ thay đổi không nhiều, nhưng nghĩa của chữ thì đều là chỉ mùi vị mỹ hảo, giàu dư vị.

Suy ngẫm và thảo luận:

Bài này có nhắc tới một điển cố tên là “Cam Đường” trong cuốn “Kinh Thi”, nội dung miêu tả lòng thương nhớ và kính yêu của nhân dân đối với vị quan hiền đức.

Thiệu Bá, họ Cơ, tên Thích, là một vị đại thần của triều Chu, bởi vì mấy đời được phong đất ở Thiệu Ấp, cho nên mọi người gọi ông là Thiệu Bá hoặc Thiệu Công. Khi ông đi thị sát chính vụ ở các nơi, vì không muốn dân chúng phải dựng nhà cho mình, ông đã dựng chòi lá dưới cây cam đường (một loại cây cao lớn, rụng lá) ở ven đường để nghỉ ngơi, thẩm tra xử lý các vụ thưa kiện của nhân dân, và phân xử phải trái đúng sai cho dân. Bởi vì Thiệu Bá có thể dùng đức để giáo hóa nhân dân, cho nên khi ông mất, dân chúng đều rất thương nhớ ông, ngay cả cây cam đường mà lúc trước ông thường dùng làm chốn nghỉ ngơi, mọi người cũng đều rất trân trọng, không nỡ cắt sửa, chặt bỏ cành lá của nó.

(1) Các bạn nhỏ ơi, chúng ta hãy thử nghĩ xem, tại sao ngài Thiệu Bá lại muốn nghỉ ngơi và làm việc dưới cây cam đường nhé? Điều này có liên quan gì tới lòng thương nhớ mà sau này nhân dân dành cho ông không?

(2) Khi một người có thể thật lòng nghĩ cho người khác, thiện niệm được biểu hiện ra ấy sẽ làm cho người ta cảm động. Các bạn nhỏ thử nghĩ xem, chúng ta cần làm thế nào thì mới có thể thật sự làm được “nghĩ cho người khác”? Hãy lấy ví dụ từ trong cuộc sống thường ngày của mình nhé.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43626



Ngày đăng: 14-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.