Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (2)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

寒來暑往(1) 秋收冬藏(2) 閏余成歲 律呂(3)調陽(4)

Bính âm

寒 (hán) 來 (lái) 暑 (shǔ) 往 (wǎng)

秋 (qiū) 收 (shōu) 冬 (dōng) 藏 (cáng)

閏 (rùn) 余 (yú) 成 (chéng) 歲 (suì)

律 (lù) 呂 (lǔ) 調 (tiáo) 陽 (yáng)

Chú âm

寒 (ㄏㄢˊ) 來 (ㄌㄞˊ) 暑 (ㄕㄨˇ) 往 (ㄨㄤˇ)

秋 (ㄑㄧㄡ) 收 (ㄕㄡ) 冬 (ㄉㄨㄥ) 藏 (ㄘㄤˊ)

閏 (ㄖㄨㄣˋ) 余 (ㄩˊ) 成 (ㄔㄥˊ) 歲 (ㄙㄨㄟˋ)

律 (ㄌㄩˋ) 呂 (ㄌㄩˇ) 調 (ㄊㄧㄠˊ) 陽 (一ㄤˊ)

Âm Hán – Việt

Hàn lai thử vãng

Thu thu đông tàng

Nhuận dư thành tuế

Luật lữ điều dương.

Chú thích

  1. Nghĩa của chữ:
  • Hàn (寒): lạnh. Ý chỉ mùa Đông.
  • Lai (來): đến, tới.
  • Thử (暑): mùa Hạ nóng bức.
  • Vãng (往): đi, đã qua.
  • Thu (秋): mùa Thu.
  • Thu (收): thu lấy.
  • Đông (冬): mùa Đông.
  • Tàng (藏): trữ, dự trữ, tồn trữ.
  • Nhuận (閏): khoảng thời gian 1 năm tính theo Nông lịch (tức Âm lịch) và khoảng thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng (theo Dương lịch là 365,256 ngày) sẽ chênh lệch nhau hơn 10 ngày, cho nên cứ cách mấy năm sẽ lại tích lũy thời gian dư, cái dư này được gọi là ‘nhuận’.
  • Dư (余): thêm ra, thừa ra, dư ra.
  • Thành (成): biến thành.
  • Tuế (歲): chỉ 1 năm.
  • Luật (律): Dương luật trong 12 luật của cổ nhạc. Chính là ‘lục luật’ (6 luật).
  • Lữ (呂): Âm luật trong 12 luật của cổ nhạc. Chính là ‘lục lữ’ (6 lữ).
  • Điều (調): thích hợp, hài hòa.
  • Dương (陽): thanh điệu, giọng điệu. Tứ thanh thời cổ đại gồm: dương bình, dương thượng, dương khứ, dương nhập. Bởi vì chịu ảnh hưởng của các phụ âm có độ trong và trầm khác nhau, những chữ khi phát âm ra có tiếng trầm đục (gọi là ‘dương điệu’) thường thấp hơn một chút so với ‘âm điệu’.
  1. Nghĩa của câu:

(1) Hàn lai thử vãng (寒來暑往): miêu tả sự luân chuyển của các mùa nóng – lạnh.

(2) Thu thu đông tàng (秋收冬藏): nông gia dựa theo một năm bốn mùa mà tiến hành canh tác, như mùa Xuân cày bừa, mùa Hạ gieo cấy, mùa Thu thu hoạch, mùa Đông tồn trữ.

(3) Luật lữ (律呂): là khí cụ mà người cổ đại sử dụng để điều chỉnh âm thanh của nhạc cụ.

(4) Điều dương (調陽): điều chỉnh cho thanh điệu thích hợp.

Lời dịch tham khảo

Khi mùa Đông giá lạnh về tới, mùa Hạ nóng bức cũng đã đi xa; mùa Thu là thời điểm tốt để thu hoạch nông sản, ngũ cốc thu được sẽ được đem đi tồn trữ, dùng để ăn vào ngày Đông giá rét.

Trong Nông lịch (Âm lịch) mà dân gian hay dùng, cứ mỗi ba năm lại có một tháng nhuận, còn trong Dương lịch thì cứ mỗi bốn năm là tháng Hai sẽ có thêm 1 ngày, trở thành 29 ngày. Như vậy, tính toán những ngày dư ra ấy một cách rõ ràng và an bài cho thích đáng, sắp xếp thời gian cho năm đó, thì mới có thể phù hợp với tiêu chuẩn vận hành của bốn mùa. Giống như thời cổ đại dùng ‘lục luật’ và ‘lục lữ’ để điều chỉnh âm thanh, điều hòa tốt âm luật, như vậy khi nghe mới thấy chuẩn xác.

Câu chuyện về văn tự

Thu 秋: Mùa Thu chính là mùa thu hoạch lương thực, cho nên bên trái có chữ Hòa 禾 (lúa), mà sau mỗi lần thu hoạch, nông dân luôn dùng lửa đốt thân cây lúa (đốt đồng) để chúng thiêu hủy thành phân bón, như vậy cũng tiện cho việc thu dọn đồng ruộng, chuẩn bị cho mùa gieo trồng tiếp theo, cho nên bên phải chữ Thu 秋 có chữ Hỏa 火 (lửa). Chữ Thu thời cổ đại trông rất giống con dế mèn. Vào mùa Thu, loài côn trùng này sẽ réo tiếng không ngừng. Mỗi lần vào Thu là sẽ nghe được tiếng kêu của nó, cho nên khi tạo chữ này, thì người ta vẽ ra những đặc trưng hình thể của con dế mèn, lại nghĩ tới tiếng kêu của nó, thế là âm đọc chữ Thu 秋 cũng phỏng theo tiếng kêu 啾 (qiū , ㄑㄧㄡ, âm Hán Việt cũng là Thu) của loài côn trùng này.

Chữ Thu thời cổ đại

Chữ Thu ghép từ chữ Hòa (禾) và chữ Hỏa (火)   

Đông 冬: Mùa Đông là mùa cuối cùng trong bốn mùa, đại diện cho sự kết thúc của một năm. Cách viết chữ Đông 冬 trong hệ chữ Giáp cốt là 「 」, hình vẽ này là một sợi dây thừng thắt nút hai đầu, để biểu thị ý kết thúc. Chữ Đông trong thể chữ Tiểu triện được viết là 「 」 , bên trên là 「 」 để biểu đạt rằng mùa Đông đến rồi phải đóng chặt nèn kín các khe cửa sổ, phía dưới là chữ Băng “” biểu thị ý lạnh lẽo, buốt giá, đóng băng. Vào mùa Đông, bên ngoài đều bị đóng băng, cho nên phải đóng thật chặt cửa sổ để tránh gió lạnh thổi vào.

Chữ Đông trong hệ chữ Giáp cốt

Chữ Đông trong thể chữ Tiểu triện

Chữ Hàn (lạnh)

     

              

 

 

 

 

Hàn 寒: phía trên chữ Hàn là bộ Miên “宀” biểu thị mái nhà, ở giữa là “” và “人” biểu thị cho hình ảnh con người vùi trong nệm ấm làm từ cỏ, phía dưới là “仌” tức là Băng biểu thị băng giá, bàn chân người đứng trên băng tuyết thì quả thực là buốt lạnh.

Suy ngẫm và thảo luận

Thiên địa vận hành là có quy luật, nông dân chiểu theo thời tiết bốn mùa mà tiến hành nông vụ, mùa Xuân nắm chắc thời gian mà gieo hạt, mùa Hạ nỗ lực cày bừa, tới mùa Thu thì hân hoan thu hoạch, sau đó mới có đầy đủ lương thực để vượt qua mùa Đông. Bộ lịch của chúng ta cũng giống như vậy, đem thời gian dư ra ấy tích lũy thành năm nhuận, tháng nhuận, vậy thì mới có thể hình thành quy luật 1 năm có 12 tháng. Các bạn nhỏ hãy thử suy ngẫm một chút về các vấn đề dưới đây nhé:

  1. Ngoài quy luật thời tiết 4 mùa, các bạn nhỏ hãy nghĩ xem còn có hiện tượng hay sự việc gì cũng có quy luật hay không?
  2. Thời tiết 4 mùa này do đâu mà hình thành? Tại sao 4 mùa lại có thể vận hành theo quy luật trong một thời gian dài như vậy?
  3. Nếu áp dụng vào cuộc sống thì có phải mỗi ngày chúng ta cũng nên lên kế hoạch cho phù hợp để hình thành quy luật (kỷ luật) hay không?
  4. Câu “Thu thu đông tàng” là muốn nói với chúng ta rằng “Lúc dư dả phải tích trữ để dùng vào lúc thiếu thốn”, mỗi ngày làm việc và nghỉ ngơi cũng giống như vậy, buổi sáng tinh thần tốt, chúng ta phải làm cách nào để nắm chắc khoảng thời gian này và vận dụng tốt hơn nữa thời gian trong ngày?

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/41733



Ngày đăng: 04-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.