Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (27)
Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến
[Chanhkien.org]
Nguyên văn:
背邙 (1)面洛 (2),浮渭 (3)據涇 (4)。宮殿 (5)盤郁,樓觀 (6)飛驚 (7)。
Bính âm:
背 (bèi) 邙 (máng) 面 (miàn) 洛 (luò) ,
浮 (fú) 渭 (wèi) 據 (jù) 涇 (jīng) 。
宮 (gōng) 殿 (diàn) 盤 (pán) 郁 (yù) ,
樓 (lóu) 觀 (guàn) 飛 (fēi) 驚 (jīng) 。
Chú âm:
背 (ㄅㄟˋ) 邙 (ㄇㄤˋ) 面 (ㄇㄧㄢˋ) 洛 (ㄌㄨㄛˋ),
浮 (ㄈㄨˋ) 渭 (ㄨㄟˋ) 據 (ㄐㄩˋ) 涇 (ㄐㄧㄥ)。
宮 (ㄍㄨㄥ) 殿 (ㄉㄧㄢˋ) 盤 (ㄆㄢˋ) 郁 (ㄩˋ),
樓 (ㄌㄡˋ) 觀 (ㄍㄨㄢˋ) 飛 (ㄈㄟ) 驚 (ㄐㄧㄥ)。
Âm Hán Việt:
Bội mang diện lạc,
Phù vị cư kinh.
Cung điện bàn uất,
Lâu quán phi kinh.
Giải thích:
1. Nghĩa của chữ:
Bội (背): cõng, vác, gánh.
Mang (邙): núi Bắc Mang ở Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Diện (面): hướng về, hướng về phía.
Lạc (洛): sông Lạc Thủy (bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Nam của nước này rồi đổ vào sông Hoàng Hà).
Phù (浮): trôi, nổi trên nước.
Vị (渭): sông Vị Hà, còn gọi là Vị Thủy (bắt nguồn từ tỉnh Cam Túc, chảy qua tỉnh Thiểm Tây rồi đổ vào sông Hoàng Hà).
Cư (據): dựa, tựa vào; điểm tựa, chỗ dựa.
Kinh (涇): sông Kinh Hà (bắt nguồn từ tỉnh Ninh Hạ, chảy qua tỉnh Cam Túc và tỉnh Thiểm Tây rồi nhập vào sông Vị Hà).
Cung (宮): nơi ở của bậc đế vương.
Điện (殿): nơi đế vương xử lý việc triều chính.
Bàn (盤): xoay quanh, lượn vòng, quanh quẩn, luẩn quẩn; quanh co, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu.
Uất (郁): tươi tốt tráng lệ.
Lâu (樓): tòa nhà có hai tầng trở lên.
Quán (觀): phần kiến trúc cao và mảnh ở hai bên phía ngoài cung đình, dùng để dán thông cáo của triều đình. Phần không gian ở giữa hai “quán” gọi là “khuyết” 闕, có thể thông tới cửa chính của hoàng cung.
Phi (飛): bay cao trên mây trời.
Kinh (驚): kinh sợ.
2. Nghĩa của từ:
(1) Bội mang (背邙): Lạc Dương dựa lưng vào núi Bắc Mang.
(2) Diện lạc (面洛): mặt phía Nam của Lạc Dương hướng về sông Lạc Thủy.
(3) Phù vị (浮渭): Từ trên cao nhìn xuống, Trường An giống như nổi trên sông Vị Hà.
(4) Cư kinh (據涇): định cư cạnh sông Kinh Hà.
(5) Cung điện (宮殿): nơi ở của bậc Đế vương và đại sảnh để nghị chính (luận chính sự, bàn việc nước).
(6) Lâu quán (樓觀): phần kiến trúc cung điện cao nhất.
(7) Phi kinh (飛驚): miêu tả cung điện cao vút tới mây, khiến người ta nhìn mà kinh sợ.
Lời dịch tham khảo:
Thành Lạc Dương, hay còn được gọi là Đông Kinh (kinh đô phía Đông), sau lưng Lạc Dương là núi Bắc Mang, trước mặt (phía Nam) là sông Lạc Thủy; thành Trường An, còn được gọi là Tây Kinh (kinh đô phía Tây), bên trái Trường An là sông Vị Hà, bên phải là sông Kinh Hà.
Cung điện của Đế vương quanh co, hùng vĩ, tráng lệ; lầu các cung khuyết cao ngất như bay, nhìn mà kinh ngạc sửng sốt.
Câu chuyện văn tự:
Diện 面: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng của chữ này là dựa theo hình dạng gương mặt người mà vẽ thành. Kim văn viết là “”, ba nét thẳng bên trên đại diện cho phần tóc, ba nét ngang bên dưới tóc lần lượt là để chỉ phần mắt, mũi, miệng. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, vốn để chỉ gương mặt khi nhìn thẳng từ phía trước, cũng chính là ngũ quan dưới trán, mà bên ngoài ngũ quan lại có thêm bộ “Vi” 囗, biểu thị hình dáng khuôn mặt của một người.
Phi 飛: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng chữ này nhìn tựa như loài chim đập cánh để bay lên. Thạch văn viết là “”, bên trái giống như là cánh chim và cái đuôi, bên phải giống như là thân chim, quay ngang qua nhìn thì đây chính là con chim nhỏ tự do tự tại bay lượn trên không trung. Chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dáng của con chim càng thêm rõ ràng, không chỉ phần cánh mà phần cổ cũng được vẽ thêm lông vũ nữa!
Suy ngẫm và thảo luận:
Trường An lục thắng (Sáu đại danh thắng ở Trường An)
Cùng với sự đồng hành của một người bạn, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đơn giản về văn vật của vùng đất Tam Tần (tên gọi khác của tỉnh Thiểm Tây), đi khắp các danh lam thắng cảnh ở Trường An, và đi tham quan bảo tàng lịch sử Thiểm Tây. Sau khi trở về Quý Châu, tôi vừa chỉnh lý bản thảo vừa suy ngẫm, và cảm nhận sâu sắc rằng vùng đất Tam Tần thật không tầm thường. Nơi này không chỉ là bảo địa phong thủy cho 13 vương triều đóng đô, mà ông Trời còn kiến tạo cho nơi này sáu đại danh lam thắng cảnh và di tích cổ có một không hai trên toàn Trung Quốc. Bởi vì người Thiểm Tây quen lấy tên gọi Trường An để phiếm chỉ Tam Tần, cho nên tôi gọi sáu đại danh thắng này là “Trường An lục thắng”, lần lượt là:
1. Lăng Hoàng Đế – nơi thờ phụng Hoàng Đế, người được mệnh danh là Nhân văn sơ tổ.
2. Đài Lâu Quán – nơi Lão Tử giảng kinh thuyết Đạo.
3. Chùa Pháp Môn – nơi tái hiện xá lợi ngón tay Phật.
4. Bảo tàng Bi Lâm (rừng bia đá) – nơi lưu giữ các tấm bia đá điêu khắc 30 quyển kinh của Nho gia.
5. Tượng binh mã nhà Tần – đội quân đất nung được mệnh danh là kỳ quan thứ tám của thế giới.
6. Quần thể phong cảnh và di tích cổ thời nhà Đường – nơi triển hiện ra cảnh tượng Thịnh Đường (nhà Đường hưng thịnh).
Trường An từ xưa đến nay là một danh từ thần kỳ. Có Hán Trường An (Trường An thời nhà Hán), Đường Trường An (Trường An thời nhà Đường), Trường An còn được ví như đô thành, hoặc dùng để chỉ Trung Quốc, Võ Tắc Thiên còn từng lấy tên Trường An làm niên hiệu; trong bài thơ “Kim Lăng” của nhà thơ Lý Bạch thời nhà Đường có nhắc đến Trường An, trong bài thơ “Mai Hoa Thi” của tác giả Thiệu Ung thời Bắc Tống cũng có nhắc tới Trường An; tất cả những điều này đã cho thấy rõ sự phi phàm của Trường An. Thường nghe người Thiểm Tây tự hào nói rằng: “Trường An, Trường An, vĩnh cửu bình an, quân Nhật Bản không qua được sông Hoàng Hà, không đến được Đồng Quan” (Đồng Quan là tên một huyện ở tỉnh Thiểm Tây). Câu này không phải ý nói rằng người Nhật Bản không nghĩ đến việc chiếm Thiểm Tây, mà là ông Trời không cho phép có người gây họa làm hại vùng đất Trường An, đặc biệt là phải bảo vệ “Trường An lục thắng”. Tôi phát hiện rằng Trời xanh dường như đã bài bố “Trường An lục thắng” thành một triển lãm đặc biệt. Tôi gọi triển lãm này là “Triển lãm Lịch sử Trung Hoa”, tổng cộng chia thành ba khu triển lãm:
Khu triển lãm thứ nhất là “Nhân văn sơ tổ”, bao gồm: lăng Hoàng Đế, miếu Hiên Viên, miếu Thương Hiệt. Ý nghĩa của khu này là Trung Hoa Thủy tổ – Hiên Viên Hoàng Đế đã thống nhất Trung Hoa, đặt định nền văn minh cho Trung Hoa, có công lao vĩ đại trong việc tạo dựng, hình thành tinh thần dân tộc.
Khu triển lãm thứ hai là “Văn hóa truyền thống”, bao gồm: bảo tàng Bi Lâm, đài Lâu Quán, chùa Pháp Môn. Ý nghĩa của khu này là văn hóa truyền thống Trung Hoa bác đại tinh thâm với tư tưởng của tam gia Nho, Đạo, Thích làm cốt lõi. Đạo gia tu “Chân”, Phật gia tu “Thiện”, Nho gia giảng “Trung Thứ” (trung thành, khoan thứ) và “Nhân Nghĩa” (nhân ái, chính nghĩa). Văn hóa truyền thống đã dung chứa cả đạo đức và tinh thần của dân tộc Trung Hoa, có ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới.
Khu triển lãm thứ ba là “Nhân chính và Bạo chính” (nền chính trị nhân từ và nền chính trị bạo ngược). Quần thể phong cảnh và di tích cổ thời Đường biểu hiện ra rằng nền chính trị nhân từ được thực thi trên khắp Đại Đường, khiến văn hóa truyền thống cường thịnh, sức mạnh quốc gia cường thịnh, nên mới được lưu danh muôn đời là Thịnh Đường. Còn những di tích cổ của thời Tần như tượng binh mã, lăng Tần Hoàng lại cho thấy rõ nhà Tần dùng chính sách hà khắc, sưu cao thuế nặng, dẫn đến kết cục triều đại đoản mệnh.
“Trường An lục thắng” đã được an bài thành một triển lãm đặc biệt tại vùng đất Trung Hoa, đã triển hiện ra lịch sử của Trung Hoa và cũng đã bảo tồn được văn hóa truyền thống, giống như lời cảnh báo cho con cháu muôn đời sau: “Văn hóa Trung Hoa không thể vứt bỏ, thiện ác hữu báo là Thiên lý”. Ý nghĩa tồn tại của “Trường An lục thắng” thật phi thường biết bao!
(1) Tại sao tác giả cho rằng văn hóa truyền thống Trung Hoa được biểu hiện qua phong cảnh và danh thắng của Trường An là những điều bác đại tinh thâm?
(2) Phong cảnh danh thắng ở Trường An vừa hay đã bảo tồn được một lượng lớn văn vật và di tích cổ của triều Tần và triều Đường, qua đó mọi người có thể thấy được kết quả của việc thi hành nền chính trị nhân từ và nền chính trị bạo ngược trong lịch sử. Bạn có tin rằng thiện ác hữu báo là Thiên lý hay không?
(3) Thử nghĩ xem: Trong lịch sử có biết bao nhiêu là triều đại, bao nhiêu là chiến loạn, nhưng hầu hết những danh thắng, di tích cổ và văn vật của Trường An lại có thể được bảo tồn. Đây có được coi là một đại kỳ tích không? Có phải là Thiên ý hay không?
Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/44079
Ngày đăng: 30-01-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.