Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (18)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

川流不息 (1),淵澄取映 (2)。容止 (3)若思 (4),言辭 (5)安定 (6)。

Bính âm:

川 (chuān) 流 (liú) 不 (bù) 息 (xī) ,

淵 (yuān) 澄 (chéng) 取 (qǔ) 映 (yìng) 。

容 (róng) 止 (zhǐ) 若 (ruò) 思 (sī) ,

言 (yán) 辭 (cí) 安 (ān) 定 (dìng) 。

Chú âm:

川 (ㄔㄨㄢ) 流 (ㄌㄧㄡˊ) 不 (ㄅㄨˊ) 息 (ㄒㄧ) ,

淵 (ㄩㄢ) 澄 (ㄔㄥˊ) 取 (ㄑㄩˇ) 映 (ㄧㄥˊ) 。

容 (ㄖㄨㄥˊ) 止 (ㄓˇ) 若 (ㄖㄨㄛˊ) 思 (ㄙ) ,

言 (ㄧㄢˊ) 辭 (ㄘˊ) 安 (ㄢ) 定 (ㄉㄧㄥˊ) 。

Âm Hán Việt:

Xuyên lưu bất tức,

Uyên trừng thủ ánh.

Dung chỉ nhược tư,

Ngôn từ an định.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Xuyên (川): sông ngòi.

Lưu (流): dòng nước.

Bất (不): không, sẽ không.

Tức (息): hơi thở, nghỉ ngơi, đình chỉ.

Uyên (淵): chỗ nước sâu.

Trừng (澄): nước tĩnh lặng và trong veo.

Thủ (取): lấy, dùng để.

Ánh (映): chiếu, soi.

Dung (容): dung nhan, dung mạo, dáng vẻ, sắc mặt.

Chỉ (止): cử chỉ hành vi.

Nhược (若): như, nếu, giống, giống như. Giống như các chữ Như 如, Tượng 像, Tự 似.

Tư (思): nghĩ, nhớ, suy nghĩ sâu xa.

Ngôn (言): nói chuyện.

Từ (辭): thông thường là chữ Từ 詞, tự thuật, dùng ngôn ngữ văn tự để nói rõ.

An (安): bình ổn, an tường (điềm tĩnh, bình thản).

Định (定): xác thực, không thay đổi.

2. Nghĩa của từ:

(1) Bất tức (不息): không ngừng, liên tục, suốt, luôn, liên tiếp.

(2) Thủ ánh (取映): làm tấm gương chiếu rọi mọi thứ.

(3) Dung chỉ (容止): dáng vẻ cử chỉ.

(4) Nhược tư (若思): dạng suy nghĩ sâu sắc.

(5) Ngôn từ (言辭): câu chữ lời nói.

(6) An định (安定): thái độ trầm tĩnh cẩn thận.

Lời dịch tham khảo:

Sông ngòi bởi vì thượng du có đầu nguồn, cho nên nước sẽ cuồn cuộn chảy xuống không dứt; nước của đầm sâu rất trong, tựa như một chiếc gương, có thể dùng để chiếu soi mọi thứ.

Người có đức có dáng vẻ và hành vi trầm tĩnh bình thản, suy nghĩ tỉ mỉ mọi việc, cân nhắc rồi mới làm, không lỗ mãng; lúc nói chuyện, thái độ trầm tĩnh an tường, ngôn từ cẩn thận hợp lý.

Câu chuyện văn tự:

Xuyên 川: Giáp cốt văn viết là “”, Thạch văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng chữ nhìn đều giống như một dòng sông đang chảy.

Uyên 淵: Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng giống như là nước giữa hai bờ xoay tròn, cho nên nghĩa nguyên gốc là nước lượn vòng. Thạch văn viết là “ ”, chữ Tiểu triện viết là “ ”, hình dạng chữ nhìn giống như nước từ bốn phương tám hướng chảy vào giữa, dùng để biểu thị chỗ sâu nhất của dòng nước.

An 安: Giáp cốt văn viết là “ ”, Kim văn viết là “”, chữ Tiểu triện viết là “ ” . Chữ An này do “Miên” 宀 và “Nữ” 女 hợp thành, “Miên” 宀 đại biểu cho nhà, “Nữ” 女 đại biểu cho người con gái, thời xưa người con gái ở nhà đều rất an tĩnh, bình thường các nàng thường ở trong phòng đánh đàn, thêu thùa may vá, sẽ không bị quấy nhiễu, vô cùng tự tại. Cho nên nghĩa gốc của chữ An 安 ý là thanh tĩnh và không hoảng hốt.

Suy ngẫm và thảo luận:

Trong Luận Ngữ cũng có một câu chuyện liên quan đến “Xuyên lưu bất tức” (Sông chảy không ngừng), kể rằng Khổng Tử có một lần đứng tại bờ sông, nhìn xem nước sông không ngừng chảy về hướng Đông, không nhịn được mà buông lời cảm thán: “Khán giá hà thủy, thị như thử nhật dạ bất đình địa lưu thệ!” (Nhìn nước sông này, cứ như ngày đêm không ngừng trôi đi mãi!) Có người nói Khổng Tử là đang cảm thán thời gian trôi qua, tựa như nước sông chảy về hướng Đông không quay trở lại. Cũng có người giải thích là Khổng Tử cảm nhận được sự vận hành của thiên địa, tựa như nước chảy cuồn cuộn không ngừng, triển hiện ra sức sống vô cùng vô tận!

(1) Khổng Tử nhìn nước sông chảy không ngừng cảm thán mà thốt lên thành lời, bạn cảm thấy đây là lời cảm thán đối với thời gian trôi qua hay là lời ca ngợi đối với sự vận hành của trời đất?

(2) Các bạn nhỏ ơi, các bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu như bạn đứng bên bờ sông nhìn dòng nước đang cuồn cuộn chảy không ngừng, bạn có cảm tưởng gì?

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43624



Ngày đăng: 30-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.