Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (17)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

臨深 (1)履薄 (2),夙興 (3)溫凊 (4)。似蘭斯馨,如松之盛。

Bính âm:

臨 (lín) 深 (shēn) 履 (lǚ) 薄 (bó),

夙 (sù) 興 (xīng) 溫 (wēn) 凊 (jìng)。

似 (sì) 蘭 (lán) 斯 (sī) 馨 (xīn),

如 (rú) 松 (sōng) 之 (zhī) 盛 (shèng)。

Chú âm:

臨 (ㄌㄧㄣˊ) 深 (ㄕㄣ) 履 (ㄌㄩˇ) 薄 (ㄅㄛˊ),

夙 (ㄙㄨˋ) 興 (ㄒㄧㄥ) 溫 (ㄨㄣ) 凊 (ㄐㄧㄥˋ)。

似 (ㄙˋ) 蘭 (ㄌㄢˊ) 斯 (ㄙ) 馨 (ㄒㄧㄣ),

如 (ㄖㄨˊ) 松 (ㄙㄨㄥ) 之 (ㄓ) 盛 (ㄕㄥˋ)。

Âm Hán Việt:

Lâm thâm lý bạc,

Túc hưng ôn sảnh.

Tự lan tư hinh,

Như tùng chi thịnh.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Lâm (): tới gần, đến gần, đến sát, kế, kề.

Thâm (): từ cao đến thấp, từ bên ngoài vào bên trong, hễ khoảng cách lớn gọi “sâu” ; ở đây ý chỉ “vực sâu”.

Lý (): đạp, giẫm.

Bạc (): mỏng, không dày, ở đây ý chỉ “băng mỏng”.

Túc (): sớm, sáng sớm, lúc trời chưa sáng.

Hưng (): bắt đầu, sáng lập, dấy lên, đứng lên. “Kinh Thi – Đại Nhã – Ức” viết: “Túc hưng dạ mị, sái tảo đình nội, duy dân chi chương” (thức khuya dậy sớm, vẩy nước quét đình, giữ gìn trật tự dân chúng).

Ôn (): tăng nhiệt một chút cho ấm áp.

Sảnh (): mát, làm cho mát.

Tự (): giống như, dường như, tựa như, hình như.

Lan (): hoa lan, cỏ lan, phong lan.

Tư (): này, đây, đó, của, giống như chữ Chi (), chữ Đích ().

Hinh (): hương thơm, mùi thơm bay xa gọi là hinh. Làm được việc tốt tiếng thơm truyền mãi cũng gọi là hinh.

Như (): giống, giống như, dường như

Tùng (): cây thông, cây tùng, một loại cây cao quanh năm có màu xanh, lá kim, giá lạnh không héo tàn.

Chi (): của, giống như chữ đích ().

Thịnh (): hưng thịnh, thịnh hành, mạnh mẽ, to lớn, hết sức, sum suê, tươi tốt.

2. Nghĩa của từ:

(1) Lâm thâm (臨深): Như đối diện vực sâu, ý là “Giống như đến sát rìa đầm nước sâu”.

(2) Lý bạc (履薄): Như giẫm trên băng mỏng, ý là “Giống như giẫm lên trên mặt băng mỏng”.

(3) Túc hưng (夙興): Vốn là “Túc hưng dạ mị” (thức khuya dậy sớm), sáng dậy tối ngủ.

(4) Ôn sảnh (溫凊): Vốn là “Đông ôn hạ sảnh”, đông sưởi ấm hè quạt mát.

Lời dịch tham khảo:

Chăm sóc cha mẹ phải cẩn thận “Như lâm thâm uyên, như lý bạc băng” (nghĩa là: Luôn thận trọng như đi bên cạnh vực sâu, như giẫm lên băng mỏng). Phải thức khuya dậy sớm, để cha mẹ cảm thấy được đông ấm hè mát. Người có thể làm được như vậy, đức hạnh thật giống như hương thơm của hoa lan, như là tùng xanh tươi tốt.

Câu chuyện văn tự:

Túc 夙: Trong Giáp cốt văn viết là “ ”, hình dạng giống một người có thân trên thẳng, hai đầu gối quỳ xuống đất, rất cung kính đang nâng mặt trăng. Ý nghĩa là sáng sớm tinh mơ khi trời vừa sáng đã sớm thức dậy, dùng thái độ cung kính và chăm chỉ để khởi đầu một ngày mới.

Suy ngẫm và thảo luận:

“Hiếu Kinh” là sách Khổng Tử nói rõ hiếu đạo cho Tăng Tử, tổng cộng có 18 chương.

Trong chương thứ nhất “Khai Tông Minh Nghĩa” Khổng Tử có nói với Tăng Tử: “Phù hiếu, đức chi bản dã, giáo chi sở do sinh dã… Phù hiếu, thủy vu sự thân, trung vu sự quân, chung vu lập thân”. Ý nói là: “‘Hiếu’ 孝 là căn bản của đạo đức, hết thảy giáo hóa đều từ đây mà sinh ra… ‘Hiếu’ bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ; sau đó cần tuân thủ nghiêm ngặt bổn phận của mình, phục vụ xã tắc (đất nước); cuối cùng làm cho mình dương danh với hậu thế, để cha mẹ cảm thấy vinh dự”.

Trong chương thứ bảy “Tam Tài” Khổng Tử lại nói với Tăng Tử rằng: “Phù hiếu, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa dã, dân chi hành dã”. Ý nói là: “‘Hiếu’ là lẽ thường lâu bền bất biến trong trời đất, mỗi người dân đều cần phải tuân theo”.

“Phiến chẩm ôn khâm” (Quạt gối ấm chăn) là một câu chuyện về tấm gương hiếu thảo trong “Nhị Thập Tứ Hiếu” của Trung Quốc thời cổ đại. Trong câu chuyện này nói về hiếu tử Hoàng Hương mặc dù chỉ mới chín tuổi, nhưng lại có thể thực hành được bổn phận hiếu đạo của mình, cho nên trong cuốn sách vỡ lòng “Tam Tự Kinh” của các bậc tiên hiền cổ đại giáo dục con cái đã đưa câu “Hương cửu linh, năng ôn tịch”, một câu văn dạy người ta phải tận hiếu (hết lòng hiếu thảo với cha mẹ).

Ngoài ra, trong “Đệ Tử Quy” cũng kể lại câu chuyện làm thế nào để hiếu kính cha mẹ, đều là những tấm gương đáng giá cho chúng ta tham khảo.

(1) Cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng chúng ta, cho nên tận tâm tận sức hiếu đạo là một việc thiên kinh địa nghĩa (việc đương nhiên). Các bạn hãy thử dựa vào khả năng của bản thân, nói một chút xem, các bạn sẽ làm như thế nào để thực hiện báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ?

(2) Chúng ta phải đối nhân xử thế như thế nào mới có thể khiến cho cha mẹ yên tâm?

(3) Thế nào là hiếu thuận? Mời bạn hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về hiếu thuận! Chẳng hạn như lúc chúng ta đáp lại lời cha mẹ thì nên biểu đạt giọng điệu, thái độ như thế nào?

Phụ lục:

Câu chuyện “Phiến chẩm ôn khâm” (Quạt gối ấm chăn)

Hoàng Hương, là người An Lục, Giang Hạ thời Đông Hán (nay là huyện An Lục, tỉnh Hồ Bắc). Lúc Hoàng Hương chín tuổi thì mẹ qua đời.

Hoàng Hương sống cùng cha rất hiếu thuận. Vì không muốn cha quá cực nhọc, dù tuổi còn nhỏ, cậu vẫn chủ động làm những công việc tay chân nặng nhọc, chăm sóc cha cẩn thận từng chút một, nhất là ở phương diện sinh hoạt thường ngày, lại càng chăm sóc từng li từng tí một.

Thời tiết mùa hè rất nóng, muỗi cũng nhiều, Hoàng Hương lo lắng trời nóng cha không ngủ được, sợ cha bị muỗi đốt, cho nên trước khi cha đi ngủ, cậu thường dùng quạt để quạt gối và chiếu mà cha cậu hay dùng cho mát, sau khi đuổi muỗi, mới mời cha đi ngủ. Thời tiết mùa đông giá lạnh, Hoàng Hương sợ cha lạnh, liền dùng nhiệt độ cơ thể mình để sưởi ấm giường chăn, rồi mới mời cha lên giường nghỉ ngơi.

Lòng hiếu hạnh của cậu được truyền đi khắp kinh thành, “Thiên hạ vô song, Giang Hạ Hoàng đồng” (Thiên hạ có một không hai, cậu bé họ Hoàng đất Giang Hạ) chính là câu ca ngợi Hoàng Hương được lưu truyền thời bấy giờ.

Đệ tử quy

“Đệ Tử Quy” có tên ban đầu là “Huấn Mông Văn”, được Tú tài Lý Dục Tú thời Khang Hy nhà Thanh biên soạn. Nội dung của cuốn sách sử dụng điều thứ sáutrong thiên Học nhi của “Luận ngữ”: “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đệ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. (Tạm dịch: khi ở trước mặt cha mẹ cần phải hiếu thuận, ở ngoài thì phải nghe theo các thầy, ngôn hành cần thận trọng, giữ chữ tín, phải yêu thương rộng khắp mọi người, ở gần thân cận người nhân đức. Sau khi thực hành những điều này mà vẫn còn dư sức thì đi học tri thức văn hóa). Biên soạn bằng cách lấy ba chữ làm một câu, hai câu cùng một vần.

Quyển sách này là quy phạm cụ thể ở sinh hoạt hàng ngày, rất thích hợp để dạy bảo trẻ em ở nhà, hoặc những lúc ra ngoài, cũng như cách đối nhân xử thế, tìm tòi học hỏi các loại lễ nghi, cho nên gọi là Đệ Tử Quy.

◎ Nhập tắc hiếu

Âm Hán Việt:

Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn; phụ mẫu mệnh hành vật lãn;
Phụ mẫu giáo, tu kính thính; phụ mẫu trách, tu thuận thừa.
Đông tắc ôn, hạ tắc sảnh; Thần tắc tỉnh, hôn tắc định.
Xuất tất cáo, phản tất diện; cư hữu thường, nghiệp vô biến.
Sự tuy tiểu, vật thiện vi; cẩu thiện vi, tử đạo khuy.
Vật tuy tiểu, vật tư tàng; cẩu tư tàng, thân tâm thương.
Thân sở hiếu, lực vi cụ; thân sở ố, cẩn vi khứ.
Thân hữu thương, di thân ưu; đức hữu thương, di thân tu.
Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.
Thân hữu quá, gián sử canh, di ngô sắc, nhu ngô thanh;
Gián bất nhập, duyệt phục gián, hào khấp tùy, thát vô oán.

Lời dịch:

Cha mẹ gọi, chớ đáp chậm; cha mẹ bảo, chớ làm biếng;
Cha mẹ dạy, phải kính nghe; cha mẹ trách, phải thừa nhận.
Đông phải ấm, hạ phải mát. Sáng phải thăm, tối phải định.
Đi phải thưa, về phải trình; nếp ổn định, luật không đổi.
Việc tuy nhỏ, chớ tự làm; nếu tự làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng; nếu cất riêng, cha mẹ buồn.
Cha mẹ thích, dốc lòng làm; cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo; đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó; cha mẹ ghét, hiếu mới tốt.
Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi, mặt ta vui, lời ta dịu;
Khuyên không nghe, vui can tiếp, dùng khóc khuyên, đánh không giận.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/43387



Ngày đăng: 23-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.