Tài liệu giảng dạy Văn hóa sơ cấp: Thiên Tự Văn (40)



Ban biên tập Tài liệu giảng dạy Văn hóa Chánh Kiến

[ChanhKien.org]

Nguyên văn:

雁門紫塞,雞田赤城。

昆池碣石,巨野洞庭。

Bính âm:

雁(yàn) 門(mén) 紫(zǐ) 塞(sài) ,

雞(jī) 田(tián) 赤(chì) 城(chéng)。

昆(kūn) 池(chí) 碣(jié) 石(shí),

巨(jù) 野(yě) 洞(dòng) 庭(tíng)。

Chú âm:

雁(ㄧㄢˋ)門(ㄇㄣˊ)紫(ㄗˇ)塞(ㄙㄞˋ),

雞(ㄐㄧ)田(ㄊㄧㄢˊ)赤(ㄔˋ)城(ㄔㄥˊ)。

昆(ㄎㄨㄣ)池(ㄔˊ)碣(ㄐㄧㄝˊ)石(ㄕˊ),

巨(ㄐㄩˋ)野(ㄧㄝˇ)洞(ㄉㄨㄥˋ)庭(ㄊㄧㄥˊ)。

Âm Hán Việt:

Nhạn Môn Tử Tái,

Kê Điền Xích Thành.

Côn Trì Kiệt Thạch,

Cự Dã Động Đình.

Giải thích:

1. Nghĩa của chữ:

Tái (塞): biên giới, quan ải

2. Nghĩa của từ:

(1) Nhạn Môn (雁門): Nhạn Môn Quan của Vạn Lý Trường Thành, nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn Tây. Núi Nhạn Môn cao chót vót, chim Nhạn không thể bay qua, nhưng miệng núi chỗ Nhạn Môn Quan khá thấp, nên chim Nhạn chỉ có thể bay qua từ chỗ này, đây là chỗ hai ngọn núi đối chọi nhau thành hình như cái cửa, vậy nên gọi là Nhạn Môn. Trong «Lã Thị Xuân Thu» có ghi chép rằng: “Thiên hạ chín ải, Nhạn Môn đứng đầu”. Hình thế của Nhạn Môn Quan hùng vĩ, đứng đầu trong chín quan ải lớn nổi tiếng ở Trung Quốc, từ xưa đã là trọng địa biên phòng, là quan ải trọng yếu ngăn chặn sự xâm nhập của dân tộc phương Bắc.

(2) Tử Tái (紫塞): chính là Trường Thành. Vì khi nhà Tần xây dựng Trường Thành, loại đất được dùng đều là màu tím, vậy nên mới gọi Trường Thành là “Tử Tái”.

(3) Kê Điền (雞田): tên của một châu.

(4) Xích Thành (赤城): tên núi, tên quận.

(5) Côn Trì (昆池): tên ao hồ, là chỉ ao Côn Minh.

(6) Kiệt Thạch (碣石): tên núi thời cổ đại, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.

(7) Cự Dã (巨野): tên một đầm nước thời cổ đại, ở tỉnh Sơn Đông ngày nay.

(8) Động Đình (洞庭): tức là hồ Động Đình, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hồ Bắc.

Lời dịch tham khảo

Trung Quốc do đất đai rộng lớn, xung quanh đất nước có rất nhiều vùng đất biên phòng trọng yếu, ví như quận Nhạn Môn, quan Tử Tái, châu Kê Điền, quận Xích Thành ở phương Bắc ngày xưa, những nơi này đều là vùng đất quốc phòng trọng yếu của Trung Quốc.

Sông núi ao hồ của Trung Quốc cũng nhiều vô kể, như ao Côn Minh, núi Kiệt Thạch, đầm Cự Dã, hồ Động Đình v.v. đều là những danh sơn đại hồ của Trung Quốc cả.

Câu chuyện văn tự

Môn (門): chữ Môn chính thể khá giống với cách viết trong cổ văn. Chữ Môn trong Giáp cốt văn viết là “”, Kim văn viết là “” hình dáng như hai cánh cửa. Còn Tiểu triện viết “”, nghĩa gốc là hai cánh cửa có thể đóng mở cùng lúc để cho người ta ra vào. Ngày nay loại cửa thế này đã rất hiếm thấy, phần lớn được nhìn thấy ở trong chùa chiền, miếu mạo hoặc là những kiến trúc khá cổ xưa.

Kê (雞): trong Giáp cốt văn có hai cách viết, là “ ” và “”, Kim văn viết là “ ”, những chữ này đều được tạo theo vẻ ngoài của con gà, trên đầu có mào, đặc biệt trong Giáp cốt văn còn vẽ cả lông trên thân gà nữa. Tiểu triện thì viết là “ ”. Nghĩa gốc là chỉ loài chim biết báo thức, cách viết trong Tiểu triện gần giống với chữ Kê (雞) trong chữ chính thể, bộ Chuy (隹) tượng trưng cho loài chim, mà chữ Hề (奚) là chỉ tiếng kêu của gà.

Thành (城): Kim văn viết là “ ”, Tiểu triện viết là “ ”. Nghĩa chữ ban đầu của thành là “thịnh dân” (盛民), là nơi có thể chứa nạp đủ số lượng bách tính, đảm bảo được chỗ ở, nơi sinh hoạt cho họ. Thành được xây dựng nên từ đất đá, dùng để chứa người dân, cũng là kiến trúc có thể bảo vệ những người dân tập trung trong thành.

Suy ngẫm và thảo luận

Tương truyền vào thời thượng cổ, Mặt Trời mỗi ngày đều mọc đằng Đông và lặn đằng Tây, không hề để ý trên núi Thành Đô Tải Thiên trong chốn hoang vu ở phương Bắc có một người khổng lồ đang quan sát Ông. Người khổng lồ dùng hai con rắn màu vàng làm bông tai, trong tay cũng nắm hai con rắn màu vàng, người ấy là cháu của Hậu Thổ, con trai của Tín, tên là Khoa Phụ.

Một hôm Khoa Phụ nghĩ rằng: Khi Mặt Trời lặn xuống, bóng đêm sẽ đến; ta yêu ánh sáng, và căm ghét bóng tối, ta phải đuổi theo Mặt Trời để Ông mãi mãi ở trên bầu trời. Hơn nữa ta thích bốn mùa đều như mùa xuân, không nóng bức cũng không rét buốt, ta phải đuổi theo Mặt Trời, khuyên Ông phân phối nhiệt năng đồng đều. Khoa Phụ nghĩ ngợi mãi, rồi nhấc gậy gỗ lên, hướng về phía Mặt Trời mà đuổi. Thế nhưng cho dù Khoa Phụ có ra sức chạy thế nào thì Mặt Trời vẫn ở phía trước ông.

Khoa Phụ cắm cúi chạy cả nửa ngày, mồ hôi ướt đẫm toàn thân, hơn nữa càng đuổi đến gần Mặt Trời thì càng bị quả cầu lửa thiêu đốt, thực là vừa nóng vừa khát. Do đó, ông chạy đến bờ sông Hoàng Hà, một ngụm đã hút cạn sông Hoàng Hà, rồi lại quay lại uống cạn sông Vị Hà, bởi vì Khoa Phụ quả là quá khát rồi, do đó ông lật đật đi về phía cái đầm lớn ở phương Bắc. Cuối cùng không gắng gượng nổi nữa và ngã xuống, thân thể ông từ từ tan thành sông suối và sơn mạch, còn đôi mắt của ông thì bay lên trời trở thành Mặt Trăng và những vì sao, vĩnh viễn đuổi theo sau Mặt Trời. Khoa Phụ chết khát rồi, cây gậy gỗ mà ông mang theo bên mình đã hoá thành rừng đào tươi tốt trĩu trịt quả. Người ta nói rằng, đó là thứ mà Khoa Phụ để lại cho những người theo đuổi lý tưởng đời sau để che nắng che mưa, chống đói chống khát đó.

Các bạn nhỏ có biết không? Người Trung Quốc cổ đại tin rằng vạn vật trong trời đất đều là do Thần tạo nên, nhằm cung cấp tất cả những nhu cầu sinh sống cho con người, vậy nên tổ tiên người Trung Quốc đều hết sức tôn sùng Trời Đất và tự nhiên đó.

(1) Hãy thử suy nghĩ xem, khi môi trường tự nhiên bị phá hoại, thì sẽ gây ra ảnh hưởng gì đối với sự sinh tồn của nhân loại nào? Các bạn hãy đưa ra ví dụ minh hoạ nhé!

(2) Bảo vệ môi trường tự nhiên là vấn đề quan trọng mà nhân loại ngày nay đang phải đối mặt, các bạn hãy nói xem, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có thể làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta nào?

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/44505



Ngày đăng: 10-05-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.