Trang chủ Right arrow Văn hóa Right arrow Văn hóa truyền thống

Áo mật Hán tự Thần truyền (4)

05-07-2025

Tác giả: Kim Hữu Hạnh

[ChanhKien.org]

Trước hết cần nói rõ, bài viết này chỉ là góc nhìn cá nhân của tác giả khi phân tích ý nghĩa mặt chữ và hàm nghĩa sâu xa của ba chữ “Chuyển”, “Pháp”, “Luân” trên phương diện từ ngữ đơn lẻ. Mong rằng những người hữu duyên sau khi đọc hiểu được nhận thức của tác giả về ba chữ này, sẽ chân thành tìm đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý Hồng Chí, từ đó có cơ hội tiếp xúc và lý giải Pháp lý vĩ đại của Đại Pháp, trở thành người minh bạch chân tướng. Nếu thực sự có người hữu duyên thông qua bài viết này mà bước vào con đường chân chính tu luyện, thực tu, thì đó chính là điều tác giả mong mỏi! Còn về nội hàm thâm sâu của Đại Pháp “Chuyển Pháp Luân” thì không nằm trong phạm vi bàn luận của bài viết này.

Trong chữ Hán chính thể, chữ “Chuyển” (轉) được cấu thành bởi bộ “Xa” (車) và chữ “Chuyên” (專). Nghĩa bề mặt thứ nhất của từ “Xa” (車) là “phương tiện giao thông vận chuyển có bánh xe hoặc nơi lắp ráp đồ vật”. Nghĩa thứ hai là “một loại binh khí hoặc vật mang binh khí”, ví dụ như quân “xe” (đọc là “ju”) trong cờ tướng Trung Quốc. Từ “chuyên” (專), về bề mặt chữ mang ý nghĩa là “tập trung đặc biệt cao độ hoặc duy nhất vào một việc gì đó”.

Từ “chuyển” (轉) có hai cách đọc: một là “zhuǎn” (đọc thanh thứ ba), mang nghĩa “xoay chuyển, thay đổi hướng (như quay người lại) hoặc giai đoạn quá độ trung gian”; hai là “zhuàn” (đọc thanh thứ tư), chỉ “chuyển động xoay vòng theo quỹ đạo hoặc phương hướng nhất định”, nghĩa này hoàn toàn phù hợp với tổ hợp “xe” (車) và “chuyên” (專) – tức là dùng “xe” để vận chuyển đồ vật “chuyên dụng” đến đích, nên bắt buộc phải “trung chuyển” và phải “chuyển động”.

Đa số mọi người hiểu về chữ “chuyển” (轉) chỉ đến mức này là hết. Nhưng nếu phân tích sâu hơn hai chữ “xe” (車) và “chuyên” (專), ta sẽ phát hiện ra những tầng ý nghĩa thâm sâu hơn ẩn sau đó.

Chữ “xe” (車) được cấu tạo bởi một nét ngang “一” ở trên, bộ “thân” (申) ở giữa (bản thân từ “thân” (申) lại do bộ “viết” (曰) và một nét sổ dọc tạo thành), cùng một nét ngang “一” ở dưới cấu tạo thành. Còn chữ “chuyên” (專) gồm tổ hợp của phần nửa trên của chữ “huệ” (惠) và phần dưới chữ “thốn” (寸).

Về ý nghĩa tương ứng của chúng, tác giả cho rằng nét ngang “一” ở trên cùng tượng trưng cho bầu trời, nét ngang “一” ở dưới cùng tượng trưng cho trái đất, chữ “viết” (曰) ở giữa tượng trưng cho lời nói, và nét sổ dọc tượng trưng cho sự kết nối quán thông trên dưới, xuyên qua bầu trời và trái đất, và đạt đến cực điểm của vũ trụ; do đó, hàm ý thực sự của chữ “xe” (車) là: lời nói ra thông thiên triệt địa, thông tỏ hoàn vũ! (Ngoại trừ đấng Giác Giả vĩ đại nhất, Đức Phật Di Lặc Tối Cao (ở đây mượn cách tôn xưng của Tể tướng khai quốc nhà Minh – Lưu Bá Ôn dành cho Phật Chủ) – Đấng Sáng Thế Chủ, thì còn ai có bản sự vĩ đại như vậy?!)

Phần trên của từ “chuyên” (專) chính là mang ý nghĩa của “huệ” (惠) (ân huệ, ban ơn). Vậy Ngài muốn ban ơn cho cái gì? Ngài muốn ban ơn đến những điều, những chi tiết nhỏ bé nhất trong vũ trụ ý chỉ – “thốn” (寸). Từ “thốn” (寸) ở đây mang nghĩa như trong câu nói “nắm bắt tốt mức độ và giới hạn, biết giữ chừng mực”, tức là chỉ một mức độ, giới hạn cực kì tinh vi, vi tế.

Như vậy, một tầng hàm nghĩa sâu xa của chữ “chuyển” (轉) đã được thể hiện rõ: (Giác Giả) giảng ra những lời mang ân huệ ban cho vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Một tầng hàm nghĩa sâu xa thứ hai chính là: những lời mà Giác Giả giảng ra, viên dung từ trên xuống dưới, không thể phá vỡ được, là “chuyển” (轉), là không có kẽ hở!

Chúng ta biết rằng Pháp Luân Công là một công pháp thượng thừa của Phật gia, do Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra từ ngày 13 tháng 5 năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Kể từ đó, Sư phụ đã truyền công và giảng Pháp không ngừng cho đến nay. Pháp Luân Công đã được hồng truyền tới 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đã có rất nhiều người cố gắng bới móc tìm lỗi của Pháp Luân Công, trong đó đặc biệt là Trung Cộng tà ác, luôn dùng mọi kế sách để tìm ra những điều trong Pháp mà Sư phụ giảng trong nhiều năm qua hòng tấn công Pháp Luân Công. Nhưng kết quả là sao? Tất cả đều công dã tràng vô ích.

Chúng có thể không uổng công sao? Sư phụ giảng là Pháp lý vĩ đại của toàn vũ trụ, trái đất chỉ như một hạt bụi nhỏ mà thôi. Con người trong vũ trụ này thậm chí còn không bằng vi sinh vật, mà lại không lượng sức mình lại đi xoi mói, đây chẳng phải chuyện nực cười sao?

Nếu không có Đại Pháp, thì chẳng có bất cứ thứ gì trong vũ trụ này! Vì vậy, sự vĩ đại của Đại Pháp không phải là điều con người có thể với tới được!

Chúng ta chỉ cần nhìn vào nội hàm sâu xa của chữ “Pháp” (法) cũng đã phần nào thấy được điều đó.

Theo ý nghĩa thông thường, chữ “Pháp” (法) mang ý nghĩa là phương pháp, biện pháp, kinh nghiệm, pháp thuật, pháp luật, pháp quy… Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa thực sự của nó chỉ có thể hiểu được thông qua việc phân tích cấu tạo của chữ “Pháp” (法).

Chữ “Pháp” (法) được tạo thành từ “ba chấm thuỷ” ở bên trái và chữ “khứ” (去) ở bên phải. Về chữ “khứ” (去), chúng ta đã thảo luận ở trong bài viết “Áo mật Hán tự Thần truyền (1)“, rằng nó chính là thông qua đả toạ tu luyện, cuối cùng phá tan “mây” (云) mà đi lên. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ hơn chữ “khứ” (去), ta lại thấy thêm nhiều hàm nghĩa sâu sắc hơn nữa. Chữ “khứ” (去) vừa có thể phân tách thành: “nhị” (二)、“khư” (厶) và một nét sổ dọc. Nét sổ dọc là đại biểu cho sự “thăng thẳng lên vòm trời”, còn chữ “nhị” (二) có một tầng nội hàm là đại diện cho hai loại công pháp “động công và tĩnh công”. Trong đó đả tọa kiết già của tĩnh công (có hình dáng tương tự như “khư” (厶)) là rất quan trọng, là cơ sở. Vì vậy, Thần đã đặt nó ở vị trí thấp nhất, vị trí gốc rễ nhất.

Mọi người đều biết: động sinh dương, tĩnh sinh âm, âm dương cân bằng thì có thể chữa bệnh khoẻ người. Đây là điều có thể đạt được ngay từ tầng thứ nông cạn, và cũng là lý do căn bản vì sao cần luyện cả động công và tĩnh công, luyện một mạch hết cả hai. Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

“Năm bộ công pháp được truyền dạy hết để [chư vị] học. Trong tương lai chư vị có khả năng sẽ đạt đến tầng rất cao; [bây giờ] chư vị chưa ý thức được tầng cao đến thế; đắc chính quả không thành vấn đề”.

Năm bài công pháp của Pháp Luân Công gồm có bốn bài động công và một bài tĩnh công, có hiệu quả vô cùng kỳ diệu trong việc chữa bệnh khoẻ người và diễn luyện lên tầng thứ cao hơn. Chỉ cần là người từng trải nghiệm qua, đều sẽ có cảm nhận sâu sắc, và trong tâm đều dâng lên lòng biết ơn vô hạn đối với Sư phụ Lý Hồng Chí.

Pháp Luân Công không chỉ có lợi đối với sức khoẻ thân thể, mà còn có tác dụng to lớn trong việc nâng cao đạo đức con người, thúc đẩy sự phát triển văn minh tinh thần của xã hội. Hơn nữa, Pháp Luân Công còn có yêu cầu cao hơn đối với tâm tính của người tu luyện. Vì vậy, chữ “nhị” (二) còn ẩn chứa một hàm ý sâu xa và quan trọng hơn, đó chính là yêu cầu tu luyện cả “tâm” và “thân”, trong đó yêu cầu về tâm tính là then chốt!

“Pháp môn này của chúng tôi chính là trực chỉ nhân tâm; ở nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người, thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay không—đây là vấn đề then chốt. Tu luyện trong chùa và tu luyện trong núi sâu rừng già yêu cầu chư vị hoàn toàn cách biệt với xã hội người thường, cưỡng chế chư vị mất đi cái tâm nơi người thường, không để chư vị đắc được những lợi ích vật chất; từ đó chư vị mất [chúng]. Những người tu luyện nơi người thường không theo [cách] ấy; yêu cầu chính là trong trạng thái sinh hoạt của người thường kia mà coi nhẹ chúng; nó đương nhiên rất khó, nó cũng là vấn đề then chốt nhất của pháp môn này của chúng tôi”. (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Vì vậy, phía bên trái chữ “khứ” (去) chính là có “ba chấm thuỷ”, nó đại diện cho yêu cầu căn bản nhất về tâm tính. Đối với Đại Pháp, đó chính là nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”. Có thể thấy nội hàm sâu xa của chữ “Pháp” (法) chính là dựa trên nền tảng tu luyện tâm tính theo Chân, Thiện, Nhẫn, thông qua tu luyện cả hai loại công pháp là động công và tĩnh công, đạt được cảnh giới thăng hoa, cuối cùng viên mãn.

Thực ra, trong bài thơ “Đồng hoá” trong “Hồng Ngâm”, Sư phụ đã sớm giảng rõ ý nghĩa đích thực của chữ “Pháp” (法):

“Kinh tu kỳ tâm
Công luyện kỳ thân
Tha nhật viên mãn
Chân Thiện Nhẫn tồn”

Tạm dịch:

“Kinh tu tâm ấy
Công luyện tâm ấy
Tới ngày viên mãn
Tồn Chân Thiện Nhẫn”

Vì tâm Pháp quan trọng đến vậy, thì chúng ta cần làm thế nào mới có thể đạt được tới mức coi trọng một cách đúng mực? Đây chính là trọng điểm mà chữ “luân” (輪) muốn đề cập tới.

Bên trái chữ “luân” (輪) là bộ “xa” (車) (nó giống hệt với bộ bên trái của chữ “chuyển” (轉), nên ý nghĩa biểu đạt cũng hoàn toàn giống nhau). Bên phải chữ “luân” (輪) là bộ “lôn” (侖), thường có ý nghĩa là bánh xe, phần chu vi của vật thể, hay chỉ sự thay đổi theo trình tự nhất định, hoặc sự tuần hoàn không ngừng.

Nếu muốn hiểu được hàm nghĩa sâu xa của chữ “luân” (輪), chúng ta cần phân tích nó kỹ hơn. Chữ “lôn” (侖) có thể tách thành “nhân” (人), “nhất” (一), “sách” (册). Vậy kết hợp với hàm ý sâu sắc của chữ “xa” (車), ta có thể biết được chân ý ẩn trong chữ “luân” (輪) là: (Giác Giả) giảng ra Pháp lý thông suốt khắp vũ trụ, nghĩa là Pháp (sách Pháp), chúng ta mỗi người đều cần có một cuốn trong tay, cần không ngừng đọc đi đọc lại, liên tục, tuần hoàn. Đây chính là lời Thần nhắc nhở chúng ta ngay từ khi tạo ra chữ viết.

Quả thực, mỗi lần giảng Pháp, Sư phụ đều nhấn mạnh nhiều lần rằng chúng ta cần học Pháp cho nhiều, học Pháp cho tốt:

“Học Pháp bất đãi biến tại kỳ trung
Kiên tín bất động quả chính liên thành”

Tạm dịch:

“Tinh tấn chính ngộ Học Pháp không biếng biến hóa đều ở trong
Kiên tín bất động thành chính quả”
(“Tinh tấn chính ngộ” – Hồng Ngâm II)

Chúng ta cần luôn khắc ghi trong tâm lời căn dặn thiết tha của Sư phụ. Bởi vì chỉ có như vậy mới là bảo đảm căn bản cho viên mãn. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể cứu được nhiều người hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/133093

Ban Biên Tập Chánh Kiến

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

Loạt bài