Áo mật Hán tự Thần truyền (2)
Tác giả: Kim Hữu Hạnh
Tiếp theo Phần 1
[Chanhkien.org]
Ở bài viết trước, chúng ta đã lý giải một cách cơ bản một số Hán tự thần truyền như “Hạ” (下), “Lai” (来), “Thượng” (上) “Khứ” (去), những Hán tự này biểu thị rằng con người đến cuối cùng thì vẫn phải trở về, nhưng muốn trở về là phải cần có điều kiện nhất định, không phải ai muốn trở về là có thể trở về được. Lấy một ví dụ không thỏa đáng lắm, con người trở về là cần bản thân “Phi” – “bay lên”, (tình huống thực tế sau cùng có khả năng chính là như vậy.) Nhưng con người tùy tiện muốn “Phi” là có thể “Phi” được chăng? Giả như một nhà du hành vũ trụ còn cần yêu cầu có thể chất rất nghiêm ngặt, đồng thời phải trải qua huấn luyện hà khắc, chỉ khi đạt tới yêu cầu, vượt qua kiểm tra, mới có thể để người đó lái phi thuyền lên không trung, huống chi con người muốn biến thành Thần thì lại vô cùng khó khăn. Nhưng thông qua ví dụ về việc huấn luyện nhà du hành vũ trụ này, chúng ta ít nhất cũng có đến hai điểm cần chú ý:
Một là, con đường trở về này rất gian “nan”;
Hai là, mặc dù gian nan, nhưng chỉ cần có phương pháp, có Sư phụ chỉ đạo, có thể đạt được yêu cầu, thì nhất định có thể làm được!
Ở trong bài viết này, chúng ta chủ yếu lý giải dạng chính thể của các chữ “nan”.
Thứ nhất, chữ “Kiển (囝) và niếp (囡)”. (âm đọc đều là “nan”).
Xã hội loài người là một xã hội rất đặc biệt, là một không gian huyễn tượng, tử 子, nữ 女 – vốn là con trai, con gái của Thần khi tới không gian này, liền bị tất cả mọi thứ ở đây che mắt, sẽ rất khó liễu giải chân tướng, rất khó thấy rõ chân tướng, gia tăng khó nạn để có thể minh bạch chân tướng. Cho nên, Thần vào lúc tạo ra chữ, đem chữ Vi “口” bao bên ngoài chữ “Tử”, chữ “Nữ”, trở thành “Kiển 囝 và Niếp 囡”, chữ Vi (口) chính là đại biểu cho không gian mê này, Thần cũng cho hai chữ này âm đọc đều là “nan”. Ở nơi thường nhân ý tứ chính là đứa trẻ con, còn hàm nghĩa chân chính phía sau là “Con trai, con gái của Thần bị vây khốn ở trong thế giới mê”.
Xã hội loài người là một không gian mê, Sư phụ Lý Hồng Chí ở trong “Bài giảng thứ nhất” của “Chuyển Pháp Luân” đã nói hết sức rõ ràng:
“Những thể sinh mệnh tại không gian này không thể nhìn thấy các thể sinh mệnh tại các không gian khác, và không thể nhìn thấy chân tướng của vũ trụ; bởi vậy ai [rớt xuống đây] đều tương đương với rơi vào [cõi] mê.”
Bởi vì ở không gian mê, tuyệt đại bộ phận con dân của Thần đã không còn thấy rõ phương hướng, thị phi khó phân, hoàn toàn mê lạc, hoàn toàn không thanh tỉnh.
Về trạng thái không thanh tỉnh này của con người, ngay từ lúc ngày 3 tháng 3 năm 916, Bố Đại Hòa Thượng khi viên tịch ở chùa Nhạc Lâm đất Phụng Hóa đã lưu lại bài kệ nói rõ ràng minh bạch về tình huống hiện thực của con người:
“Di Lặc chân Di Lặc, phân thân thiên bách ức, thời thời thị thời nhân, thời nhân tự bất thức”.
Di Lặc, Di Lặc chân chính, phân thân trăm ngàn ức, luôn luôn mách bảo người đời, người đời tự chẳng biết”.
Bài kệ này có ý tứ là: Phật vị lai —— Phật Di Lặc hạ thế độ nhân, đem chân pháp chân kinh thông qua các loại phương thức, các loại con đường không ngừng mà đưa đến trước mặt mọi người, nhưng đối với lời kêu gọi ngàn năm có một đó của Thần, mọi người đang trong tê liệt đến độ không quan tâm, không hay không biết, Bố Đại Hòa Thượng trước lúc viên tịch thấy rằng thái độ của người đời thật đáng tiếc, cho nên, cố ý lưu lại bài kệ, nhắc nhở con dân của Thần. Qua đó đủ thấy rằng mọi việc được an bài rất nghiêm túc.
Thứ hai, chúng ta xem chữ “Nam” “南”. Về ý nghĩa bề mặt của chữ “Nam”, người học chữ đều biết đó là một danh từ biểu thị phương vị. Nhưng Thần khi tạo ra chữ, không chỉ cho nó một loại hàm nghĩa, mà nhất định là một thể tập hợp nhiều loại ý nghĩa, nhất định có thêm tầng nội hàm sâu hơn. Chữ “Nam” (南) được cấu thành bởi chữ “Thập” “十”, chữ “Môn” “门” và chữ “Dương” “羊”. Mọi người biết “Dương” (羊) là đại biểu cho “Tiền”, “Khuông” “框” đại biểu “Môn” (门), “Thập” (十) biểu thị “Thập túc”, “Thập phần”, “Toàn bộ”.
Khi chúng ta liên tưởng đến tình huống thực tế của Trung Quốc thì sẽ không khó lý giải. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đầu tiên tiến hành cho vùng phía Nam Trung Quốc cải cách mở cửa. Khi đó vùng Quảng Đông, Thẩm Quyến là hai nơi đầu tiên phát ra những khẩu hiệu như “Thời gian là vàng bạc, hiệu quả và lợi ích chính là sinh mạng”, “Phát triển mới là đạo lý cứng rắn”, “Bất quản mèo trắng mèo đen, bắt được chuột chính là mèo tốt” v.v…, dẫn dắt mọi người kiếm tiền làm giàu. Kết quả là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, việc kiếm tiền đã trở thành gần như toàn bộ “mạng sống” của con người phương Nam, “Có tiền chính là đại ca, có tiền chính là lão gia”, điều này đã trở thành một loại nhận thức chung của con người thời đó. Hưởng thụ vật chất, truy cầu kim tiền đã chiếm cứ toàn bộ tâm linh con người, mê hoặc tất cả tâm hồn của họ, những thứ như nhân nghĩa đạo đức, thiên địa lương tâm dần dần tiêu biến hầu như không còn nơi con người, đồng thời rất nhanh, loại tình thế này lan ra trên toàn quốc. Cho nên, chữ “Nam” (南) này ẩn hàm nghĩa chính là “Tất cả mọi người đang liều mạng “vơ vét” tiền vào trong nhà mình”.
Thứ ba, nhìn dạng chính thể của chữ “Nan” là “難”, là bao gồm ba chữ: “Cách” (革), “Đại” (大) và “Giai” (佳) cấu thành.
Nếu như nhìn chữ giản thể “Nan” “难”, thì căn bản nhìn không ra nó có ý nghĩa là chỉ sự “khó nạn”, bởi vì chữ giản thể “Nan” do chữ “Hựu” (又) và chữ “Giai” (佳) tạo thành, căn bản thì cũng không nên được đọc là “Nan”, mà thậm chí lại có ý là “tốt hơn”. Chỉ có từ kết cấu của dạng chính thể mới có thể nhìn ra chân thực nội hàm chân thực của chữ “Nan” (难) này. Trong dạng chính thể chữ “Nan” (難) thì ý tứ của chữ “Cách” (革) chính là “cách khai”, “trừ bỏ”, vậy rốt cuộc là muốn bỏ cái gì đây? Nó chính là muốn bỏ “Đại” (大) và “Giai” (佳), cũng chính là muốn bỏ “Đại Hảo Nhân” (người tốt mẫu mực – vì chữ Giai 佳 có nghĩa là tốt, đẹp), nhận thức sâu hơn nữa thì đây chính là “Khó nạn” của những “Người tốt”. Bởi vậy, Thần khi tạo chữ là đã biết vào lúc mạt thế trong lịch sử là sẽ có nhiều người tốt bị hãm hại, bị bắt bớ, bị tù đày, thậm chí bị hành hạ đến chết, là sẽ có “Nạn”. (đương nhiên, Thần cũng biết, những loạn quỷ, cặn bã bức hại người tốt là nhất định sẽ bị trừng phạt, phải hoàn trả gấp bội lần tội ác của chúng! Đại Thẩm Phán tối hậu là nhất định sẽ tới!)
Liên quan đến việc người tốt phải chịu “Nạn” (難), xét trên quần thể những người tu luyện Pháp Luân Công – dựa theo nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn của Pháp Luân Công để làm người tốt mà nói, thì cái “Nạn” ấy đã trải qua 21 năm. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, lãnh đạo của tà đảng Trung cộng – Giang Trạch Dân xuất phát từ sự tật đố hẹp hòi, từ sự ngạo mạn muốn khoe khoang quyền lực, và sự cuồng vọng tự cao tự đại đã hung hãn phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và quần thể người tu luyện, hắn cuồng vọng kêu gào “Nội trong ba tháng sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công”, ngoài ra còn áp dụng những sách lược đàn áp vô cùng tàn nhẫn với khẩu hiệu như: “Bôi nhọ thanh danh, cắt đứt kinh tế, tiêu diệt thân thể”. Vào lúc chính sách của ông ta đang khó có thể tiếp tục thực hiện thì vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, Giang đã dựng lên màn kịch khi cho người giả danh là học viên Pháp Luân Công tiến hành tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn, nhằm mục đích vu oan hãm hại Pháp Luân Công, lừa dối quảng đại quần chúng nhân dân, vin cớ đó để tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. 21 năm qua, Trung cộng đã bức hại chết mấy triệu học viên Pháp Luân Công, mổ cướp sống nội tạng hơn mấy vạn học viên. Hành vi cực kỳ tàn ác vô nhân đạo của Trung cộng khiến người và Thần đều nổi giận, Trời Đất phẫn nộ, vì vậy, chư Thần trên Trời quyết định diệt trừ ác linh tà đảng này, bèn hiện ra cho thế nhân thấy dòng chữ lớn được thiên nhiên tạo ra trên tảng cự thạch ở thôn Trưởng Bố huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu: “Trung Quốc cộng sản đảng vong” (中国共产党亡).
Nhưng cho dù như vậy, vẫn còn có rất nhiều người Trung Quốc không tin, mặc dù học viên Pháp Luân Công tận tình nói với họ: Trung cộng phạm tội nhiều như vậy, chuyện xấu chồng chất, đến ngày tiêu diệt Trung cộng, nếu như bạn còn là một thành viên của tổ chức này (đảng, đoàn, đội) mà không biểu thị sự thoái xuất khỏi nó, thì có thể bạn nhất định sẽ bị đào thải cùng tà đảng.
Nhưng có một số người chính là không nghe! Mọi người thử nói xem học viên Pháp Luân Công có nhiều khó khăn, khó nạn không! Làm người tốt thì thật nhiều khó nạn thay! Bản thân các học viên phải tự mình tiêu xài dè sẻn, trong cái băng giá của mùa đông hay cái nóng bức của mùa hạ, hơn nữa còn có những học viên trong nước dám mạo hiểm việc bản thân có thể bị đánh, bị bắt, bị bỏ tù, thậm chí là bị giết, tất cả chỉ vì muốn hướng đến thế nhân mà giảng rõ chân tướng, nói lời chân tình, một lòng mong nghĩ cứu vớt người đời vốn đang bị bưng tai bịt mắt, vậy mà có vài người chính là không tiếp nhận tấm lòng của họ, lại đem sinh mệnh bản thân ra đánh cược!
Từ sâu trong nội tâm tôi thường phát sinh một sự cảm thán rằng: Nếu như không phải là các học viên Pháp Luân Công, thì còn ai có thể quên thân liều mình, vì nghĩa mà không chùn bước ra sức cứu vớt những người này đây!
“Thiên cơ nhất hiển hối kinh hồn
Đại kiếp khẩn cân quan thiên môn”
Dịch nghĩa:
“Thiên cơ một khi hiển lộ sẽ hối hận khủng khiếp
Sau đại kiếp nạn thì cửa trời sẽ đóng lại”
(“Hồng Ngâm III” – “Tặng thế nhân”)
Đây là việc nhất định sẽ phát sinh! Hy vọng những đồng bào có duyên thấy bài viết này, nếu như quý vị còn chưa tuyên bố thoái xuất khỏi các loại tổ chức của tà đảng Trung cộng, thì phải thoái xuất cho mau, vì sinh mệnh của bản thân mình, vì tương lai của bản thân mình mà có lựa chọn sáng suốt!
Trên đây là một chút lý giải liên quan đến các Hán tự “Nan, niếp, kiển, nam” (难、囡、囝、南), ở những phần kế tiếp sẽ còn có nhiều lý giải Hán tự Thần truyền đặc sắc hơn sẽ cùng chia sẻ với mọi người.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/130831
Ngày đăng: 19-12-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.