Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (3)



Liên Lí Chi

[Chanhkien.org] Ở phần trước, thông qua việc luận giải các chữ “Tân”, “Cách”, “Hỏa”, “Nhạc” chúng ta thấy rằng: khi đứng trên các góc độ khác nhau mà xét thì bản ý (ý vốn có) của những Hán tự này đều đang triển hiện cho chúng ta thấy được [những] đặc trưng của trạng thái xã hội nhân loại hôm nay. Ở phần này, chúng ta hãy cùng luận bàn về chữ “vĩ” (尾) và chữ “đa” (多)

1. Chữ “Vĩ”

Chữ “vĩ” (尾) là Hán tự được dùng rất phổ biến trong đời sống thường nhật, độ bao phủ của nó rất rộng, từ phạm vi nhỏ như chỉ sự kết thúc của một sự việc, cho đến việc lớn như [chỉ] một thời đại hay sự kết thúc của một nền văn minh thì đều dùng chữ “vĩ” này để thể hiện. Vậy thì ý nghĩa bản nguyên của từ này rốt cuộc là chỉ sự kết thúc của điều gì?

Phần trước đã đề cập rằng: Hán tự bao hàm tất cả mọi điều, nghĩa nguyên gốc của Hán tự có liên quan đến toàn thể nhân loại, và liên quan đến đặc trưng của những người, việc, vật, và trạng thái xã hội có sức ảnh hưởng lớn nhất đến toàn nhân loại; hơn nữa thời gian mà Hán tự muốn biểu đạt lại [vừa hay] chính là thời điểm lịch sử của nhân loại chúng ta hôm nay.

Chiểu theo quy luật cấu thành chữ trong tiếng Hán, thì bản ý của từ “vĩ” (尾) hiển nhiên là đề cập đến vận mệnh chung của toàn thể nhân loại hôm nay – chính là muốn nói về sự kết thúc của nền văn minh lần này. Nếu như suy luận này là hợp lý, vậy thì thời điểm kết thúc của nền văn minh lần này của nhân loại sẽ xảy ra vào khi nào? Và đặc trưng thời đại nổi bật nhất mà nó sẽ biểu hiện ra là gì? Đáp án của câu hỏi này nhất định sẽ nằm trong chữ “vĩ” này.

Chữ “vĩ” (尾) bao gồm hai bộ thủ là “thi” và “mao” kết hợp lại. Vì sao chữ “vĩ” đại diện cho sự kết thúc của nền văn minh lần này lại dùng hai chữ “thi” và “mao” để thể hiện? “Thi mao” này là [ám] chỉ điều gì?

Nếu như “thi” (尾) mang nghĩa là thi thể và “Mao” (毛) là chỉ về [danh] tính của [cái] thi thể ấy, vậy thì hai chữ “thi Mao” dùng để chỉ điều gì? Chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn. Mao chính là người có ảnh hưởng lớn nhất đến “Tân Trung Quốc” hôm nay, cũng là nhân vật đã gây ra ảnh hưởng trên toàn thế giới và Thiên An Môn cũng chính là nơi được chú ý nhất trên thế giới ngày nay. Từ cổ chí kim, bao gồm cả các vị hoàng đế trước đây, không có một ai sau khi chết mà thi thể của họ lại được đặt ở một nơi nổi bật, “thu hút mọi ánh nhìn” của thế nhân như Mao; hơn nữa người Trung Quốc hiện giờ sau khi chết thi hài đều được mang đi hỏa táng, chỉ có duy nhất thi thể của Mao là còn được đặt ở quảng trường Thiên An Môn. Vậy thì, cái “thi Mao” thu hút cái nhìn của thế nhân này – lại chẳng phải chính là một dấu hiệu cực kỳ đặc thù nhằm ám chỉ “Tân Trung Quốc” trong ngày hôm nay của lịch sử sao. Không còn nghi ngờ gì nữa “thi Mao” đích thị là chỉ thi hài của Mao tại Thiên An Môn.

Hai bộ thủ “thi Mao” tạo thành chữ “vĩ” (尾) ấy là chỉ thi thể của Mao tại Thiên An Môn. Bản ý của chữ “vĩ” chính là chỉ thời điểm kết thúc của lần văn minh lần này, vậy thì dấu hiệu khi “thi Mao” của lịch sử ngày hôm nay xuất hiện có nghĩa là gì? Lịch sử muốn thông qua bố cục và trạng thái này mà khải ngộ điều gì với thế nhân? Điều này hiển nhiên muốn nói với chúng ta rằng: lịch sử đã đi đến bước này, khi [hiện tượng] “thi Mao” xuất hiện thì cũng chính là thời gian nền văn minh lần này sắp kết thúc mà lịch sử an bài đã đến. Đây chính là bản ý của chữ “vĩ” (尾), cũng là một lời nhắc nhở đối với thế nhân.

2. Cùng đạo lý đó, chúng ta hãy luận bàn về chữ “đa” (多)

Chữ “đa” (多) dùng để chỉ số lượng lớn. Vậy thì trong lịch sử của nhân loại, vào thời điểm nào và điều gì là có số lượng nhiều nhất? Cũng chính là nói, trong lịch sử hôm nay, chữ “đa” (多) lại cũng là một đặc trưng nổi bật của thời đại đặc thù này: người nhiều nhất – lịch sử nhân loại chưa từng có một thời kỳ với dân số 7 tỷ người cùng sống trên hành tinh; vật chất nhiều nhất – lịch sử của nhân loại chưa bao giờ đạt được vật chất phong phú như bây giờ; tư tưởng nhiều nhất – chưa bao giờ trong lịch sử xuất hiện trạng thái xã hội bùng phát nhiều kiểu loại tư tưởng, quan niệm, học thuyết như bây giờ. Nói một cách khác, hàm nghĩa của chữ “đa” là chỉ một đặc trưng thời đại của lịch sử hôm nay. Vậy thì Hán tự của chữ “đa” đã thể hiện điều này như thế nào? “Đa” (多) được cấu thành từ hai chữ “tịch” (夕) ghép lại , mà “tịch” là chỉ buổi chiều tối, chỉ sự kết thúc của một ngày, thời điểm mặt trời khuất núi. Tại sao chữ “đa” (多) lại dùng chữ “tịch” trong nghĩa tà dương để biểu hiện nghĩa của nó đây? Nếu như chúng ta ví một nền văn minh của nhân loại giống như thời gian của một ngày thì “tịch” phải chăng chính là ngụ ý nói đến thời điểm khi nền văn minh ấy sắp kết thúc? Hiển nhiên là vậy, thông qua triển hiện đặc trưng mọi thứ đều ở trong trạng thái “đa” của thời đại hôm nay thì từ “đa” này với cái ý nghĩa tạo thành từ sự kết hợp hai bộ thủ của nó cũng khải ngộ cho chúng ta rằng: thời điểm lịch sử của “Tân Trung Quốc” ngày hôm nay, chính là lúc nhân loại đang ở trong thời khắc lịch sử đặc thù khi nền văn minh lần này đang chuẩn bị canh tân. Nội hàm này là nhất quán với nội hàm được triển hiện trong chữ “vĩ” (尾) phía trên.

Thông qua việc luận giải trên, chúng ta nhận thấy rằng: bất luận là chỉ về “Tân Trung Quốc” hay ám chỉ lịch sử hôm nay của nhân loại thì bản ý (nghĩa gốc) của Hán tự đều là hướng thời gian tới “ngày hôm nay của lịch sử”. Bởi vì “ngày hôm nay của lịch sử” là thời kỳ lịch sử đặc thù của nhân loại khi chuẩn bị diễn ra sự chuyển đổi giữa hai nền văn minh cũ và mới. Cũng là nói rằng “ngày hôm nay của lịch sử” là thời kỳ mạt pháp mà tôn giáo vẫn nhắc tới. Vì sao bản ý của chữ Hán đều chỉ vào ngày hôm nay, nguyên nhân chính là như vậy.

Vậy thì ở đây hiển nhiên sẽ xuất hiện một vấn đề khác: đó là tại sao khi tạo ra Hán tự vào mấy ngàn năm về trước, người tạo chữ lại có thể siêu việt được thời gian và không gian lịch sử dài như vậy để biểu hiện ra được trạng thái xã hội đặc trưng của “ngày hôm nay của lịch sử”?

Chúng ta hãy cùng xem về “Tàng tự thạch” (xem tiếp phần 4…)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244922



Ngày đăng: 11-10-2020

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.