Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (22): Hồ Bắc



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Tiếp theo phần 21

Chủ đề bố cục lịch sử của tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) là “vũ” (武), lấy chữ “vũ” để triển hiện việc đệ tử tu luyện Pháp Luân Công giải thể tà linh Trung Cộng và hàm ý cứu người trong đại kiếp nạn.

1. Huyền Vũ (玄武)

Hồ Bắc nằm ở phía Bắc hồ Động Đình, có con sông Trường Giang chảy qua. Thành phố lớn nhất của Hồ Bắc là Vũ Hán. Hồ Bắc có ngọn núi rất nổi tiếng tên là núi Võ Đang (Vũ Đang), mà điện thờ Huyền Vũ Đại Đế lại tọa lạc ở vị trí cao nhất trên núi Võ Đang. Hiển nhiên, điều nổi bật nhất của Hồ Bắc là “vũ”, “vũ” cũng là chủ đề chính của Hồ Bắc, nói cách khác, bố cục lịch sử của Hồ Bắc là đứng tại góc độ “vũ” mà giải thích chủ đề của Hồ Bắc.

Vậy “vũ” này là gì? Là “huyền vũ”, huyền vũ tức là môn thâm sâu, huyền ảo, vượt xa những lý giải của người bình thường. Đó chính là Pháp Luân Công.

Con người trên thế giới đều biết Trung Cộng đang bức hại Pháp Luân Công một cách tàn khốc. Hơn 20 năm qua, dưới sự đàn áp bức hại của Trung Cộng như thế, nhưng vẫn có rất nhiều các đệ tử Pháp Luân Công kiên trì tín ngưỡng “Chân, Thiện, Nhẫn”, vẫn kiên định tu Pháp Luân Công, hơn nữa càng ngày càng đông, đây chính là “Võ Đang” (武當) – giống như “Cảm Đương Thạch” trên Thái Sơn (1) vậy, dám “làm” (當) đệ tử tu luyện Pháp Luân Công, dám vạch trần những lời dối trá về vụ án “Tự thiêu ở Thiên An Môn” do Trung Cộng dàn dựng để đàn áp Pháp Luân Công.

Từ xưa đến nay, chữ “vũ” có nghĩa là vũ lực, là bạo lực, là thủ đoạn mà người thường dùng để tiêu diệt kẻ địch. Nhưng nội hàm triển hiện của Hán tự “vũ” lại là “qua chỉ戈止”(nghĩa là ngăn chặn binh đao), vũ không dùng bạo lực. Nội hàm này của chữ “vũ” chính là triển hiện “vũ” mà đệ tử Pháp Luân Công giải thể Trung Cộng – dùng phương thức hòa bình, thông qua việc giảng chân tướng cho thế nhân mà vạch trần Trung Cộng, khuyên con người thế gian thoái xuất khỏi Trung Cộng, từ đó giải thể Trung Cộng, mục đích là cứu người trong đại kiếp nạn. Đây chính là ý nghĩa ban đầu của chữ “vũ”, cũng là chủ đề bố cục lịch sử của Hồ Bắc.

2. Tam Hiệp

Mặc dù tỉnh Hồ Bắc được đặt tên theo vị trí của hồ Động Đình, nhưng thực tế Hồ Bắc bao phủ cả khu vực nối trung lưu và hạ lưu sông Trường Giang. Lịch sử đã giao phó cho sông Trường Giang một nội hàm tượng trưng, thể hiện của nội hàm tượng trưng này nằm ở đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang, đoạn qua tỉnh Hồ Bắc. Đoạn hiểm yếu nhất, ngoạn mục nhất của sông Trường Giang chính là Tam Hiệp. Sông Trường Giang đoạn từ Phụng Đô, Trùng Khánh đến Nghi Xương, Hồ Bắc dài hơn 190 km, có ba hẻm núi nguy hiểm theo hướng từ Tây sang Đông, lần lượt là Cù Đường Hiệp, Vu Hiệp và Tây Lăng Hiệp, gọi chung là Tam Hiệp Trường Giang. Năm 1994, Trung Cộng đã bắt tay vào việc chặn ngang sông Trường Giang tại thị trấn Tam Đẩu Bình của Nghi Xương, Hồ Bắc, đắp đập ngăn sông, xây dựng đập chứa nước Tam Hiệp.

Đập chứa nước Tam Hiệp là sự phá hoại cực lớn đối với môi trường tự nhiên, là hành động nghịch thiên. Hậu quả xấu của nó đã bắt đầu hiển lộ, có thể đằng sau nó còn có thảm họa cực lớn đang chờ đợi. Vậy tại sao Trung Cộng cứ nhất quyết phải chặn ngang sông Trường Giang ở Tam Hiệp?

Lịch sử là đã được an bài, tất cả mọi hành vi của con người cũng đều không phải là ngẫu nhiên. Kỳ thực, Tam Hiệp Trường Giang là thể hiện hình tượng bản chất của Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây; mà hành vi chặn ngang Tam Hiệp của Trung Cộng là biểu hiện đối ứng của thiên tượng biến hóa tại thế gian, là biểu hiện tự nhiên của tà linh Trung Cộng để hoàn thành sứ mệnh của nó. (tham khảo thêm tại Đập Tam Hiệp (Phần 1)Đập Tam Hiệp (Phần 2)

Cù Đường Hiệp. Chữ “cù 瞿” được giải thích là một con chim lớn nhìn lên bầu trời, được giải thích là thiên nhãn, mang ý nghĩa mặt trời, kỳ thực nó có nghĩa là huệ nhãn nhận thức chân tướng. Còn chữ “đường 塘” có nghĩa là ao cá, nội hàm của nó là: Một hố “đất” nhỏ trong đại “Đường” của Trung Quốc, ví von Trung Cộng kích cỡ bằng cái ao cá, đây chính là nghĩa gốc của Hán tự “đường”(塘). Trong dòng sông dài của lịch sử Trung Hoa, trong văn hóa Đại Đường của dân tộc Hoa Hạ vĩ đại, Trung Cộng chính là một ao cá nhỏ, đây chính là lịch sử đã định vị cho Trung Cộng. Kỳ thực, giống như cái “ao” của huyện Bình Đường, nơi xuất hiện tảng đá kỳ lạ có chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng vong” tại Quý Châu, cái “ao” của huyện Bình Đường… đều mang hàm nghĩa này. Vì vậy, nội hàm tên gọi “Cù Đường” là: Dùng huệ nhãn nhận rõ Trung Cộng, nhìn rõ bản chất của nó. Nhìn rõ bản chất gì của Trung Cộng? Là Quỳ Môn (夔門).

Cù Đường Hiệp bắt nguồn từ Quỳ Môn. Trong truyền thuyết, Quỳ (夔) là một loài vật giống như rồng, là loài thú độc cước chỉ có một chân. Độc cước (một chân) chính là “đứng một mình”, ám chỉ chế độ “độc tài” của Trung Cộng; biểu hiện của Trung Cộng tại một tầng không gian nào đó là một con rắn lớn, là con rồng đỏ, là con thú. Vì vậy, nghĩa gốc Hán tự của chữ “Quỳ 夔” tức là chỉ Trung Cộng thực thi quyền thống trị độc tài, vậy thì “Quỳ Môn” nơi bắt nguồn Tam Hiệp cũng chính là cái cổng tượng trưng cho Trung Cộng – Tam Hiệp ám chỉ Trung Cộng.

Vu Hiệp. Trong tiếng Hán, bộ thủ tạo nên chữ “Vu 巫” là hai bộ “công 工” và “nhân 人”, nội hàm của nó là chỉ tổ chức Trung Cộng là do “giai cấp công nhân làm nòng cốt”. Do đó, nghĩa gốc của chữ “vu (nghĩa là phù thủy)” là chỉ Vu giáo Trung Cộng, Trung Cộng là tôn giáo “phù thủy”, là tà giáo.

Tây Lăng Hiệp. “Tây 西” trong từ hướng Tây; chữ “lăng 陵” ý nghĩa là lăng mộ, âm linh. Vậy thì “Tây Lăng” tức là chỉ âm hồn đến từ phương Tây – Trung Cộng. Trong lời mở đầu của “Tuyên ngôn đảng cộng sản” có viết rằng “Một bóng ma, bóng ma của chủ nghĩa cộng sản, đang ám ảnh bầu trời châu Âu”. Do đó, nội hàm của “Tây Lăng” chỉ Trung Cộng là bóng ma đến từ phương Tây, là tà linh.

Vì vậy chúng ta thấy, tên gọi của các địa danh ở Tam Hiệp như Cù Đường Hiệp, Quỳ Môn, Vu Hiệp, Tây Lăng Hiệp,… thì nội hàm ẩn chứa trong đó đều là để chỉ Trung Cộng, thể hiện đặc tính bản chất của Trung Cộng; hơn nữa Cù Đường Hiệp có thể diễn giải là: dùng huệ nhãn để nhận thức chân tướng, khải ngộ cho con người thế giới nhận rõ Trung Cộng chính là bản chất tà linh của bóng ma đến từ phương Tây.

Xung quanh Tam Hiệp còn có tương đối nhiều các địa điểm nổi tiếng như thành phố ma Phong Đô, Tam Đấu Bình ở Nghi Xương… Trong “thành phố ma”, “Tam Đấu”… tất cả đều thể hiện âm tính của Trung Cộng, đặc tính bản chất hiếu chiến của nó.

Nhắc đến Hồ Bắc, hầu hết mọi người đều biết một câu nói: “Trên trời có chim chín đầu, dưới đất có lão Hồ Bắc”. Kỳ thực nội hàm câu nói này chính là chỉ Trung Cộng, và những người gia nhập vào các tổ chức Trung Cộng sẽ bị đào thải.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã khai thị cho đệ tử trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền đông Mỹ quốc năm 1999, Sư phụ giảng:

“Bởi vì tất cả sinh mệnh trong chu kỳ văn minh lần này, bất kể là chư vị cao đến đâu, phần lớn là sản sinh ra trong chu kỳ thứ chín”.

Vậy tại sao lịch sử lâu dài là để an bài cho ngày hôm nay truyền Pháp Luân Đại Pháp? Bởi vì ngày nay là thời kỳ lịch sử đặc biệt của nhân loại – thời kỳ Chính Pháp vũ trụ, những sinh mệnh tốt thì sẽ được độ sang chu kỳ thứ 10, còn những người bất hảo sẽ bị đào thải. Do đó, câu nói “trên trời có chim chín đầu” tức là chỉ những người bị đào thải, bộ phận sinh mệnh cao tầng của vũ trụ chu kỳ thứ chín đã đi đến cuối cùng rồi, nên gọi là “chim chín đầu trên trời”. Đệ tử Pháp Luân Công biết rõ, những sinh mệnh cao tầng bị đào thải kia chính là cựu thế lực.

Còn câu “dưới đất có lão Hồ Bắc” là để chỉ rằng, “lão Hồ Bắc” chính là đối ứng với con “chim chín đầu”, “lão Hồ Bắc” chính là thể hiện của “chim chín đầu (cựu thế lực vũ trụ)” tại nhân gian nơi mặt đất – Trung Cộng: chỉ những người gia nhập vào các tổ chức của Trung Cộng đều “lão 佬”, cần bị đào thải. Bởi vì chữ “lão 佬” là do hai bộ thủ “nhân đứng (người) 亻 và lão (già) 老” tạo thành, mà “người già” tức là sẽ chết, chính là bị đào thải.

Vậy thì tại sao lịch sử lại gọi Trung Cộng là “lão Hồ Bắc”? Bởi Tam Hiệp chính là thể hiện hình tượng của Trung Cộng, mà Tam Hiệp lại ở Hồ Bắc, Tam Hiệp là danh thiếp của Hồ Bắc, vì vậy mới lấy “lão Hồ Bắc” đại diện cho Tam Hiệp, để ám chỉ Trung Cộng.

Sông Trường Giang còn được gọi “cửu phái”. “Cửu phái” nghĩa là chỉ một phái sinh mệnh chu kỳ thứ chín bị đào thải; đồng thời cũng chỉ Trung Cộng là cơ cấu được chọn của “chim chín đầu” trên mặt đất, tổ chức của Trung Cộng (lão Hồ Bắc) kỳ thực chính là cơ cấu được chọn của “chim chín đầu trên trời”, cho nên được gọi là “cửu phái”. Vậy thì hễ là người đã gia nhập vào các tổ chức Trung Cộng mà không thoái xuất ra khỏi nó, chính là người ở chu kỳ thứ chín đã đi đến cùng rồi, những sinh mệnh đó sẽ bị đào thải. Đây chính là ẩn ý của câu nói “trên trời có chim chín đầu, dưới đất có lão Hồ Bắc”.

Tam Hiệp Trường Giang địa thế hiểm trở, trong quá khứ từng có giặc cướp hoành hành. Hiển nhiên, nhiều tên cướp ở Tam Hiệp và đối tượng tượng trưng của nó có biểu hiện trong ngoài đều giống nhau. Thông qua sự giải thích về Tam Hiệp Trường Giang, chúng ta thấy: Đại biểu của Trường Giang là Tam Hiệp, mà Tam Hiệp lại là tượng trưng cho Trung Cộng, vậy thì hiển nhiên, nội hàm lịch sử được giao phó của Trường Giang chính là thể hiện tượng trưng cho Trung Cộng. Tại sao lại sử dụng bộ thủ “công” trong chữ “giang 江” của từ Trường Giang? Chính là thể hiện nội hàm tổ chức tà đảng Trung Cộng “lấy giai cấp công nhân làm nòng cốt”. Ngoại trừ “ vu 巫- trong từ “Vu Hiệp”, màu sắc tượng trương cho Trung Cộng như “màu đỏ” (紅),… đều có chữ công 工, mà nội hàm của nó ám chỉ Trung Cộng.

Khi chúng ta lý giải được nội hàm của Tam Hiệp được lịch sử giao phó, lý giải được ý nghĩa tượng trưng của Tam Hiệp, vậy thì chúng ta có thể lý giải được vì sao Trung Cộng cứ nhất quyết phải chặn ngang sông Trường Giang. Lý do ở bề mặt là để phát điện, nhưng phía sau nó là thể hiện sự biến hóa của tự nhiên của thiên tượng biến hóa. Bởi vì Trung Cộng chính là cơ cấu được chọn của “chim chín đầu trên trời”, sứ mệnh của nó chính là vì bức hại Pháp Luân Công mà xuất hiện, mà đến. Như vậy, sau khi Pháp Luân Công được truyền ra vào năm 1992, làm một bộ phận thể hiện sự biến hóa tự nhiên của thiên tượng. Trung Cộng đã gấp rút bắt tay xây đập Tam Hiệp năm 1994, làm nhà máy phát điện Tam Hiệp; Trung Cộng đã phát huy uy lực của mình: Đàn áp Pháp Luân Công, hoàn thành nhiệm vụ của “chim chín đầu” được giao phó.

Trung Cộng đã chặn ngang sông Trường Giang ở Tam Hiệp, điều này mang đến cho Trung Quốc những tai nạn nghiêm trọng; Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công là nguyên nhân khiến cho tất cả những người gia nhập Trung Cộng, những người làm tăng thêm sức mạnh cho Trung Cộng, sẽ trở thành một thể cộng đồng cùng chung vận mệnh với Trung Cộng. Đồng thời sẽ phải đối mặt với cuộc đào thải giống như Trung Cộng! “Lão Hồ Bắc” và “chim chín đầu” sẽ cùng bị đào thải! Bởi vì Pháp Luân Phật Pháp đã được an bài từ lịch sử xa xưa, là Phật Pháp cứu độ con người thế gian vào thời mạt kiếp, những ai bức hại Phật Pháp, những ai cùng đội ngũ với kẻ bức hại Phật Pháp, những ai là phần tử khiến nó lớn mạnh, đương nhiên sẽ đối diện với vận mệnh như nó. Nói cách khác, Trung Cộng chặn ngang sông Trường Giang đã tạo thành tai nạn sinh thái hữu hình cho Trung Quốc; mà cuộc đàn áp của Trung Cộng đối với “Chân Thiện Nhẫn” cũng mang lại tai nạn vô hình cho Trung Quốc.

Vậy thì làm đệ tử tu luyện Pháp Luân Công tu “Chân Thiện Nhẫn”, chính là dùng Thiện để cứu người, dùng “vũ” cứu người. Giảng chân tướng vụ tự thiêu Thiên An Môn cho con người thế gian, vạch trần Trung Cộng, khuyên con người thế gian thoái xuất khỏi Trung Cộng để họ không bị đào thải cùng Trung Cộng khi đại kiếp nạn đến; đây chính là cử chỉ đại thiện của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Thể hiện của chữ “vũ” này tại Hồ Bắc chính là trận chiến Xích Bích.

3. Trận Xích Bích

Trận chiến Xích Bích thời Tam Quốc hẳn ai ai cũng biết. Trận Xích Bích cũng gọi là hỏa thiêu Xích Bích, nó là trận chiến lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trận Xích Bích diễn ra ở thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc. Nếu như chúng ta coi “Xích Bích 赤壁” (xích bích có thể hiểu là thành lũy đỏ, bức tường đỏ) như là Tam Hiệp tượng trưng cho màu đỏ của Trung Cộng, nếu chúng ta coi “Xích Bích” là Trung Quốc đại lục dưới sự cai trị của Trung Cộng đỏ, vậy thì vụ án “Lửa giả tự thiêu ở Thiên An Môn” cũng chính là “Hỏa thiêu Xích Bích”, vậy thì ngụ ý trong lịch sử của “Trận Xích Bích” đã quá rõ ràng: “vũ 武” chính là đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng “vụ án lửa giả tự thiêu ở Thiên An Môn” để hỏa công “doanh trại Tào Tháo”, giải thể Trung Cộng. Việc Trung Cộng giải thể đang cận kề. Vậy thì trận chiến các đệ tử Đại Pháp giải thể Trung Cộng cũng giống như “trận Xích Bích lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều”.

Hồ Bắc còn có tên gọi khác là Ngạc. “Ngạc鄂” cũng được hiểu như “ngạc 愕” (nghĩa là kinh ngạc), ý là kinh ngạc sợ hãi. Khi con người thế gian nhìn rõ bản chất tà linh của Trung Cộng thì chính là “kinh ngạc”, mà khi những người được đắc cứu trong đại kiếp nạn được lưu lại, thì lại càng là “kinh ngạc” hơn.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/247032

Ghi chú (1): Kim Ưng Kiệt, sinh ra ở huyện Kế, Bắc Trực Lệ vào thời nhà Thanh. Năm Khang Hy thứ 31 (1692), ông được bổ nhiệm làm tri huyện huyện Hưng. Vào thời điểm đó, huyện Hưng mấy năm liên tục phải hứng chịu nạn nói, thây chất đầy đồng. Kim Ưng Kiệt vì thương cảm cho tình cảnh của dân chúng nên tùy tiện miễn giảm thuế lương thực, vi phạm luật hình sự, bị trảm. Trước khi bị hành hình, để giảm bớt gánh nặng kinh tế và áp lực chính trị cho người dân, ông đã dùng số tiền tích cóp được hơn 1.000 lượng của mình để thay mặt người dân nộp thuế. Về sau, người dân trong huyện đã dựng một tấm bia đá trên pháp trường có khắc dòng chữ “Thái Sơn Thạch Cảm Đương” để tỏ lòng biết ơn.



Ngày đăng: 22-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.