Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (4)
Tác giả: Liên Lí Chi
[Chanhkien.org] Năm 2002, tại tỉnh Quý Châu Trung Quốc xuất hiện một sự việc làm chấn động toàn thế giới đó là việc phát hiện ra “Tàng tự thạch” (Tảng đá có ghi chữ) tại huyện Bình Đường. Cụ thể là vào tháng 5 năm 2002, tại huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu, [người ta] phát hiện một tảng cự thạch đã bị nứt làm đôi, trên đó có 6 chữ được “viết” một cách tự nhiên: “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong”. Sự xuất hiện của Tàng tự thạch đã làm chấn động thế giới và giới lãnh đạo Trung Cộng lúc bấy giờ, bởi một tảng đá tự nhiên không thể lại có sự xuất hiện Hán tự, hơn nữa những chữ này vừa hay lại sắp xếp thành một câu hoàn chỉnh: tuyên cáo với thế nhân về sự diệt vong của Trung Cộng.
Thông qua giám định, các nhà địa chất học cho biết, tàng tự thạch đã bị nứt ra [làm hai] từ hơn 500 năm trước tuy nhiên đến tận năm 2002 mới được phát hiện. Điều đó cho thấy rằng vào 500 năm về trước tàng tự thạch đã nằm tại vị trí đó và như vậy thì sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” cũng đã có từ 500 năm về trước. Vì vậy các nhà địa chất mới gọi tảng đá này là “Kỳ quan địa chất thế giới”. Bởi vì nó được hình thành một cách tự nhiên nên giới lãnh đạo Trung Cộng cũng không dám hạ lệnh làm gì đối với tảng đá này, họ không làm sao được, mà chỉ biết giả vờ như không biết đồng thời toàn lực che đậy tin tức về tàng tự thạch.
Vậy tại sao trên mặt đá lại có sáu Hán tự đặc biệt này? 500 năm về trước vẫn còn chưa có Trung Cộng, tại sao lại xuất hiện dự ngôn “Trung Quốc Cộng sản đảng vong”? Hơn nữa chữ “đảng” (党) trên tảng đá này lại được viết theo kiểu [chữ] giản thể, mà chữ giản thể đến năm 1965 mới có. Vậy giải thích điều này thế nào đây? Chẳng lẽ chỉ một câu “kỳ quan địa chất” có thể lý giải được tất cả hay sao?
Có thể vì người ta sợ hãi Trung Cộng; cũng có thể là cảm tình; cũng có thể là do sự tẩy não từ lý luận vô thần của Trung Cộng v.v. dù sao thì tàng tự thạch đã đẩy tư duy của con người đến cực hạn. Bất luận là nguyên nhân như thế nào khi đối diện nó thì có nhiều người không thể lý giải được, nhiều người tìm cách trốn tránh, thậm chí có nhiều người còn biểu hiện ra không chút lý tính.
Chúng ta tạm chưa nói về những chỗ mê khác trên thế giới, chỉ xét về tảng đá kỳ lạ tại Quý Châu này, thì chỉ có một giải thích duy nhất: đây chính là thiên ý (ý trời). Đây chính là sự an bài của thiên thượng hay nói cách khác thì là sự sắp đặt của những sinh mệnh thượng giới cao [cấp] hơn nhân loại của chúng ta (Thần Phật). Bởi vì nếu không phải như vậy thì không thể nào giải thích được hiện tượng này. Nếu là như vậy thì những sinh mệnh [nơi] thượng giới đã thông qua sự xuất hiện của tàng tự thạch mà đã trực tiếp truyền đạt tới thế nhân một thông điệp rằng: lịch sử vốn là đã được an bài từ trước.
Ở các phần trước chúng ta đã giải thích về chữ “tân” (新), “hỏa” (火), “nhạc” (嶽), “vĩ” (尾), “đa” (多), v.v. nếu như lịch sử không phải là sự an bài thì tại sao những Hán tự này lại đều từ những góc độ khác nhau mà triển hiện [ra] trạng thái xã hội của lịch sử [ngày] hôm nay?
Văn hóa Trung Quốc giảng “ngộ”, ở tại huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu, lịch sử còn tiến thêm một bước trong việc an bài để gợi mở cho ngộ tính của thế nhân: thiên nhãn.
Huyện Bình Đường tỉnh Quý Châu có kính viễn vọng lớn nhất thế giới (có đường kính 500m), đây cũng là một điểm du lịch nổi tiếng tại Quý Châu. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, thiên nhãn chính là huệ nhãn. Vậy thì lịch sử an bài Tàng tự thạch tại Quý Châu, lại an bài thêm “thiên nhãn”, sự an bài này rốt cuộc là có ý gì? Huệ nhãn [để] nhận thức điều chân thật. Đây chẳng phải là nói rằng chỉ có thiên nhãn, chỉ có huệ nhãn mới có thể nhìn ra tàng tự thạch, mới có thể nhận biết được thiên ý chân cơ hay sao?
Lịch sử vốn dĩ là sự an bài. Chúng ta hãy cùng luận bàn về hai chữ “hạ” (夏) và “triều” (朝).
Dân tộc Hoa Hạ đã có lịch sử văn minh 5000 năm, đứng trên thời gian của một đời người mà nói thì 5000 năm là khoảng thời gian rất dài rất dài. Nhưng cổ ngữ Trung Quốc có câu rằng: “Trên trời hết một ngày, dưới đất đã ngàn năm”. Ý nói rằng, thời gian của thiên giới và của hạ giới là khác nhau, bởi vì thời không khác nhau có thời gian khác nhau. Nếu như ở tầng không gian thượng giới cao hơn nữa thì thời gian so với nhân gian lại càng khác biệt to lớn, vậy thì một nháy mắt tại cảnh giới cao hơn có thể đã là ngàn năm nơi cõi người thường. Nếu là như thế thì những sinh mệnh sinh sống tại các không gian đó chẳng phải chính là Thần Phật mà con người biết đến hay sao? Vậy thì năng lực của Thần Phật phải chăng có thể đi trước thời gian lịch sử trong vài ngàn năm thậm chí còn lâu hơn nữa, để an bài các sự tình nơi nhân gian con người? Những điều “thần kỳ” hay “thần tích” vốn dĩ chẳng phải là những điều mà Thần Phật [hữu ý] lưu lại cho con người hay sao? Như vậy chúng ta có thể lý giải, vì sao lại có sự xuất hiện của Tàng tự thạch, vì sao Hán tự vài nghìn năm trước lại có thể triển hiện đặc trưng trạng thái của xã hội ngày hôm nay. Có nghĩa là, lịch sử xác thực là được an bài, lịch sử thế gian con người xác thực là do sinh mệnh thượng giới an bài siêu việt qua thời gian không gian của nhân loại. Kỳ thực, tất cả mọi thứ của xã hội nhân loại đều là do sinh mệnh thượng giới nắm giữ.
Lịch sử dân tộc Hoa Hạ là trải qua từng thời đại (nhất triều nhất đại), triều đại đầu tiên của Trung Quốc vì sao lại lấy tên là triều Hạ? Đây chính là chữ “Hạ” (夏) trong xuân hạ thu đông. Thiên cơ ở đây phải chăng đã khải ngộ cho chúng ta rằng: lịch sử với phương thức trải qua từng triều đại của nhân loại cũng giống như quy luật [tuần hoàn] của bốn mùa xuân hạ thu đông trong tự nhiên hay sao?
Chúng ta hãy xem chữ “triều” (朝) trong từ “triều đại”. Tại sao chữ “triều” (朝) lại mượn dùng chữ nguyệt (月 – mặt trăng) để biểu hiện? Cũng là đạo lý rằng, từng triều đại trong lịch sử nhân loại cũng giống như quy luật của mặt trăng khi tròn khi khuyết. Đáp án khẳng định là như vậy.
Chúng ta biết rằng, sự tuần hoàn của bốn mùa xuân hạ thu đông hay sự tròn khuyết của mặt trăng đều là quy luật của tự nhiên, vậy còn quy luật lịch sử của xã hội nhân loại thì sao? Nếu như xã hội nhân loại cũng có quy luật như sự tuần hoàn của bốn mùa xuân hạ thu đông hay sự tròn khuyết của mặt trăng kia, vậy thì hiển nhiên lịch sử nhân loại là được an bài! Nếu không phải như vậy thì làm sao [lại có] tính quy luật như vậy?
Giới tôn giáo từ xưa đến nay đều giảng về luân hồi, cũng là nói rằng sinh mệnh của con người không ngừng luân hồi trong tam giới. Chúng ta hãy xem chữ “đa” (爹 – cha, bố). “Đa” được tạo thành từ hai bộ thủ là chữ “phụ” (父 – cha, bố) và chữ “đa” (多 – nhiều). Từ lý của con người mà xét, thì mỗi người chỉ có một phụ thân, nhưng tại sao chữ “đa” (爹) lại dựa vào hai chữ “phụ đa” (父多) để thể hiện? Nguyên nhân ở đây chính là, con người đời này qua đời khác không ngừng trong luân hồi chuyển thế. Đứng trên toàn bộ tiến trình của một sinh mệnh mà xét, thì mỗi đời lại có một phụ thân của đời đó, vậy nên đây chẳng phải là đã có rất nhiều phụ thân hay sao? Vậy nên, chữ “đa” (爹) kỳ thực triển hiện ra rằng con người là ở trong trạng thái không ngừng luân hồi.
Nếu như con người là có luân hồi, vậy thì tất nhiên sẽ dẫn đến một vấn đề rằng: con người là có vận mệnh, hơn nữa vận mệnh của con người là được an bài sẵn. Vậy thì sự luân hồi của con người là do ai an bài? Vận mệnh của con người là do ai kiểm soát? Đáp án chỉ có một, đó chính là: những sinh mệnh thượng giới – Thần Phật.
Chúng ta biết rằng, con người là chủ thể của thế gian, con người tổ thành nên xã hội nhân loại. Mà tất cả hành vi của từng cá nhân con người lại tổ hợp nên trạng thái hành vi của chỉnh thể xã hội nhân loại. Cũng chính là nói lịch sử nhân loại chính là lịch sử hành vi của sinh mệnh. Nếu như con người có luân hồi và mệnh vận là được an bài, vậy thì hiển nhiên lịch sử xã hội nhân loại chính là đã được an bài hay sao? Điều này chẳng phải nói lên rằng có sự tồn tại của sinh mệnh thượng giới – Thần Phật hay sao?
Bởi vậy, khi con người bình tĩnh và lý trí suy nghĩ về văn hóa thần truyền Trung Quốc thì sẽ nhận ra rằng, cho dù là từ việc Hán tự cổ đại [đang] biểu hiện các trạng thái xã hội của lịch sử nhân loại cho đến tàng tự thạch bí ẩn, hay những dự ngôn lịch sử thần kỳ tự cổ chí kim trên thế giới, bất luận là đứng trên góc độ nào mà xét thì chúng ta đều không thể phủ nhận rằng: lịch sử nhân loại vốn là được an bài. Sinh mệnh thượng giới cao cấp hơn con người – Thần Phật xác thực là có tồn tại, hơn nữa Thần Phật đang an bài tất cả lịch sử của nhân loại.
Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/244923
Ngày đăng: 16-10-2020
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.