Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (8): Giải nghĩa chữ “miếu”



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Như đã từng đề cập trước đây, văn hóa lịch sử 5000 năm, đều được tôn định nhằm cho “ngày hôm nay của lịch sử”, đều là vì triển hiện việc Pháp Luân Công hồng truyền ra thế nhân ngày nay, vì để triển hiện Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp, được an bài để thể hiện hình thức tu luyện, nội dung tu luyện, trạng thái tu luyện, đặc trưng tu luyện cho đến mục đích tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp. Chữ Hán lại chính là tải thể để thể hiện chủ đề này của lịch sử.

Mọi người đều biết, miếu là nơi tu luyện của tôn giáo, là đại diện cho tu luyện. Vậy thì tại sao chữ “miếu” (廟) vốn đại biểu cho nơi tu luyện này lại sử dụng chữ “triều” (朝) trong chữ triều đại để biểu hiện? Dụng ý ở đây là gì? Kỳ thực là để biểu hiện hình thức tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp.

Những người liễu giải Pháp Luân Đại Pháp đều có thể biết được rằng Pháp Luân Đại Pháp chính là tu luyện, hơn nữa hình thức tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là tu luyện trong xã hội người thường không thoát ly khỏi thế tục, tức là Đại Đạo vô hình, không có bất kỳ hình thức tu luyện đặc thù nào. Nói cách khác, toàn bộ xã hội chính là nơi tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, toàn bộ xã hội chính là “ngôi miếu” cho đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tu luyện. Cho nên, việc dùng chữ “triều” (朝) trong chữ triều đại để biểu hiện chữ “miếu” (廟) vốn đại biểu cho tu luyện, có nguyên nhân là, biểu hiện ý nghĩa nguyên gốc chữ Hán của chữ “miếu” là sự khác biệt về hình thức tu luyện trong tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp với tất cả các loại tu luyện: là tu luyện trong xã hội người thường, không thoát ly thế tục, toàn bộ xã hội chính là “ngôi miếu” để các đệ tử Đại Pháp tu luyện.

Chúng ta đều biết, trong văn hóa Trung Quốc, hầu hết tất cả các ngôi miếu đều sơn tường màu đỏ. Vậy vì sao các ngôi miếu lại có tường màu đỏ, thể hiện trạng thái này chính là “miếu hồng”, cũng chính là ý “hồng triều”. “Miếu hồng” và “hồng triều” tức là triều đại do Trung Cộng cướp chính quyền lập ra, với màu đỏ là đặc trưng của “ngày hôm nay của lịch sử”, đó chính là chỉ hồng triều trăm năm của Trung Cộng. Vì thế văn hóa về miếu của Trung Quốc, kỳ thực là triển hiện của thời đại “hồng triều” Trung Cộng trong “ngày hôm nay của lịch sử”, chính là triều đại mà các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp đang tu luyện trong đó.

Hiển nhiên văn hóa về “miếu” của Trung Quốc, dù là chỉ cho nghĩa “triều” trong chữ triều đại, hay là nghĩa “tường màu hồng” và “hồng triều”, thì nó đều cùng thể hiện ra trạng thái là: Thời đại hồng triều của Trung Cộng trong “ngày hôm nay của lịch sử”, chính là triều đại mà đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tu luyện.

Ngọn núi đệ nhất thiên hạ là núi Thái Sơn. Nội hàm mà lịch sử giao phó cho núi Thái Sơn là: Con đường lên núi Thái Sơn là tượng trưng cho con đường tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Hàm nghĩa ẩn phía sau toàn bộ các điểm danh thắng (công trình lịch sử) trong tuyến đường lên núi Thái Sơn đều được bố cục xoay quanh chủ đề này (trong phạm vi bài viết này không đề cập chi tiết).

“Ngọn núi đệ nhất thiên hạ”, cũng chính là ngọn núi (山) “đại” (代) biểu cho thiên hạ (toàn thế giới), biểu hiện lên chữ Hán là “Đại” (岱), cho nên mà núi Thái Sơn mới có tên gọi là núi Đại. Ở chân núi Thái Sơn có đền Đông Ngục – còn gọi là Miếu Đại. Cách bố cục của Miếu Đại có nội hàm là để triển hiện trạng thái xã hội của thời kỳ hồng triều của Trung Cộng trong “ngày hôm nay của lịch sử”. Đây là từ giải thích dựa trên các di tích của Miếu Đại. Tham khảo thêm loạt bài về núi Thái Sơn.

Miếu Đại được xây dựng từ thời nhà Tống, diện tích đất của miếu biến động qua các thời kỳ lịch sử, cuối cùng khi Trung Cộng cướp đoạt chính quyền thì hình thành nên bố cục diện tích đất của miếu hiện nay. Diện tích của Miếu Đại hiện tại là 96.000 m2. Điện thờ lớn ở trung tâm của Miếu Đại gọi là điện Thiên Huống, điện Thiên Huống lại có diện tích vừa đúng 960 m2. Trong “ngày nay của lich sử”, chắc rằng tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc đều có ký ức sâu sắc về con số “96”, lãnh thổ hình con gà của Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu km2. Nói cách khác, các con số “96” trong diện tích Miếu Đại là đối ứng với con số về diện tích trên lãnh thổ hình con gà của Trung Quốc ngày nay. Đương nhiên, Miếu Đại chính là do Thần an bài, nó là hình ảnh thu nhỏ của “hồng triều” trong ngày hôm nay của lịch sử. Kỳ thực không chỉ là Miếu Đại, mà hầu hết các ngôi miếu ở Trung Quốc đều từ các góc độ khác nhau biểu hiện ra đặc trưng và trạng thái xã hội ngày hôm nay của lịch sử.

Có thể thấy, dù là chữ “miếu” đại biểu cho tu luyện, hay là kiến trúc của miếu mà lấy đại biểu là Miếu Đại cũng vậy, kỳ thực nội hàm của nó đều là triển hiện “ngày hôm nay của lịch sử” và hình thức tu luyện của đệ tử tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tức là tu luyện không thoát ly thế tục của xã hội người thường, tu luyện trong thời đại mà triều đại đỏ đang nắm quyền tại Trung Quốc.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244927



Ngày đăng: 15-03-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.