Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (11): Người tốt



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Như đã đề cập trong bài “Con thuyền Nô A” trước đây, người được Thần Phật, Chúa Trời cứu là những người tốt, giống như Nô A, nói cách khác, khi đại kiếp nạn đến thì chỉ có những người tốt mới có thể được giải cứu. Vậy thì như thế nào là người tốt? Tiêu chuẩn để đo lường người tốt xấu là gì?

Trong Bài giảng thứ nhất của “Chuyển Pháp Luân” viết: “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”. Lời này xem có vẻ như là bình thường, giản đơn, kỳ thực nội hàm rất sâu, là thiên cơ liên quan đến vận mệnh của con người! Bởi vì đây là Phật Pháp! Đây là Thiên lý!

Chân Thiện Nhẫn là quy tắc đạo đức tối căn bản để đo lường bất kỳ sinh mệnh nào. Nếu như một người ngay cả Chân Thiện Nhẫn cũng không thừa nhận và tán thành, hay một chính quyền mà ngay cả đối với các giá trị Chân Thiện Nhẫn cũng phủ định, đàn áp; đối với những người như thế, đối với chính quyền như thế thì quy tắc đạo đức mà họ tôn sùng là gì đây? Từ cổ chí kim, khắp nơi trên thế giới trong hàng nghìn năm qua, giá trị chính thống mà nhân loại hướng đến chính là Chân Thiện Nhẫn. Chân Thiện Nhẫn là quy tắc đạo đức căn bản nhất để làm người, đó là giá trị phổ quát của nhân loại, đó cũng là điều mà Thần Phật đã đặt định một cách hệ thống cho nhân loại trong suốt 5000 năm lịch sử. Nếu như con người không thừa nhận, phủ định quy tắc đạo đức làm người tối căn bản “Chân Thiện Nhẫn” này, thì người như thế có còn phù hợp với điều mà Thần Phật định ra hay không, liệu có còn phù hợp với những yêu cầu cơ bản để làm người hay không? Khi con người không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn đạo đức làm người cơ bản nhất, liệu còn có thể là người tốt không? Vậy thì kết cục vận mệnh của người xấu sẽ như thế nào? Dù bản thân con người nhận thức thế nào đi nữa, nhưng đây là Thiên lý, đây là lý của Thần Phật.

Như đã nói ở trên, Thần Phật, Chúa Trời cứu là những người tốt, như vậy người bị đào thải hiển nhiên chính là những người không phù hợp với tiêu chuẩn làm người. Vậy thì Thần Phật cũng vậy, Chúa Trời cũng vậy, các Ngài nhìn con người tốt xấu chẳng phải là nhìn vào tâm con người hay sao? Nhìn thế nào? Chân Thiện Nhẫn chính là tiêu chuẩn, việc các đệ tử Pháp Luân Công giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho con người thế gian chính là đá thử vàng. Tại thời khắc lịch sử đặc thù “ngày hôm nay của lịch sử” này, đối diện với “Chân Thiện Nhẫn”, đối diện với chân tướng mà đệ tử Pháp Luân Công giảng ra, trong tâm người ấy nghĩ như thế nào, động niệm gì, biểu hiện thái độ gì, có cho rằng cuộc bức hại đối với “Chân Thiện Nhẫn” của Trung Cộng là tốt hay xấu? Thần Phật chỉ nhìn vào một niệm này của người ta. Đây là tiêu chuẩn để con người được cứu trong đại kiếp nạn.

Tại sao ngày nay Pháp Luân Công lại truyền đến khắp mọi nơi trên thế giới? Tại sao Chân Thiện Nhẫn lại được mọi người dân trên thế giới nghe thấy, nhìn thấy? Nếu như Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp mà lịch sử an bài để cứu độ con người thế gian vào thời mạt kiếp, vậy thì, đây chẳng phải là phương thức mà Thần Phật dùng để nhìn nhân tâm, phân biệt người tốt với người xấu hay sao?

Chúng ta hãy xem hai chữ Trần 陈 và Liêu 聊 .

Mọi người thường nói “Nhĩ Đông Trần 耳東陳” (Chữ Trần được ghép thành từ hai bộ: bộ Nhĩ 耳 hay ⻖ở bên trái và chữ Đông 東 ở bên phải, vì vậy ghép lại thành Nhĩ – Đông – Trần). Ngoài nghĩa chỉ họ Trần, chữ Trần này còn có nghĩa là trần thuật, trình bày, tức là “tôi xin trình bày”. Vậy tại sao chữ Hán lại dùng “nhĩ đông” (耳東) để biểu thị nghĩa “trần thuật, trình bày”? Nhĩ Đông có nghĩa là tai nghe ở phía đông. Thực ra đây chính là chỉ Pháp Luân Đại Pháp sẽ từ phía đông của thế giới và truyền bá ra khắp thế giới. Tất cả mọi người đều nên lắng nghe những lời chia sẻ, lời giảng chân tướng của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Đây là nghĩa gốc chữ Hán của chữ Trần (陳).

Chữ Liêu (聊) này là chữ Liêu trong từ “trò chuyện, nói chuyện” (聊天), vì sao khi biểu hiện sự trò chuyện, nói chuyện, chữ hán lại sử dụng ý nghĩa “tai nghe mão” (chữ nhĩ (耳: cái tai) ghép với chữ Mão 卯: con mèo thành chữ Liêu 聊)? Nó vẫn đề cập đến chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp. Vì mão ở Trung Quốc là chỉ tuổi Thỏ (Trung Quốc là Thỏ, còn ở Việt Nam dùng Mão thay cho Thỏ trong 12 con giáp), Mão là cung tuổi của Sư phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Vậy “tai nghe mão” rõ ràng có ý nghĩa là hãy lắng nghe chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp. Đây là nghĩa gốc chữ Hán của chữ Liêu (聊).

Vì vậy muốn biết một cá nhân có phải là người tốt hay không, chính là nhìn xem người ấy nhận thức thế nào về “Chân Thiện Nhẫn”; muốn biết một cá nhân có phải là người xấu hay không, cũng chỉ cần nhìn xem người ấy có cùng nhóm với Trung Cộng bức hại Pháp Luân Luân Công, có nhất mực đi theo Trung Cộng, không thoái xuất khỏi Trung Cộng hay không là biết. Muốn biết một cá nhân có đáng được cứu độ hay không, chính là tùy thuộc vào việc người ấy có nguyện ý nghe đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng không, đây là điều đã được an bài từ xa xưa trong lịch sử. Tiêu chuẩn xác định người tốt và người xấu không phải do con người định ra, cũng không phải do con người phán xét, đánh giá. “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Chuyển Pháp Luân). Đây là Phật Pháp! đây là Thiên Lý!

(Còn tiếp)

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/244931



Ngày đăng: 23-04-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.