Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (15): Con người



Tác giả: Liên Lý Chi

[ChanhKien.org]

Chủ thể của thế gian này là con người, cho dù là Thần Phật, khi hạ thế cũng đều phải mặc lên bộ y phục da “người” này, lấy ngoại hình của người để biểu hiện. Vậy chúng ta hãy xem xét ý nghĩa nội hàm mà Thần Phật đặt ra cho chữ nhân (人: con người).

Có người nói, chữ nhân gồm một nét phẩy và một nét mác, tượng trưng cho hai cá thể giúp đỡ lẫn nhau, dựa vào nhau, triển hiện ý nghĩa rằng con người là một xã hội quần thể; có người lại dùng kết cấu hai bên trái phải của chữ nhân (人) để giải thích ý nghĩa của nam nữ, âm dương, thiện ác. Kỳ thực chữ “người 人” này còn có nhiều nội hàm thâm sâu hơn.

Trong Chuyển Pháp Luân có giảng:

“Nơi vũ trụ này, chúng tôi thấy rằng sinh mệnh con người không phải sinh ra tại xã hội người thường. Sự sản sinh ra sinh mệnh chân chính của con người chính là sinh ra trong không gian vũ trụ. Bởi vì trong vũ trụ này có rất nhiều các loại vật chất chế tạo sinh mệnh; với sự vận động tương hỗ, những vật chất ấy có thể sản sinh ra sinh mệnh; nên cũng nói, sinh mệnh tối nguyên sơ của con người đến từ vũ trụ. Bản lai của không gian vũ trụ là lương thiện, là mang đầy đủ chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn; con người sinh ra cùng với vũ trụ là đồng tính. Nhưng sản sinh ra nhiều thể sinh mệnh rồi; thì cũng phát sinh quan hệ xã hội [trong] quần thể. Trong đó có một số người có thể tăng thêm tư tâm; tầng của họ dần dần rất chậm hạ thấp xuống; [khi] không thể ở tại tầng ấy nữa, thì họ phải rớt xuống dưới. Tuy nhiên tại tầng kia [họ] lại biến đổi không còn tốt nữa, họ không thể ở lại, và tiếp tục rớt xuống dưới; cuối cùng rớt xuống đến tầng của nhân loại.”

Pháp Luân Phật Pháp nói cho chúng ta biết rằng, con người đều từ một không gian vũ trụ nào đó rơi rớt xuống đây. Vậy thì chữ nhân (人) chính là thể hiện cho việc con người từ nơi cao tầng rớt xuống, tức là triển hiện một cái Lý của Phật Pháp: con người từ không gian vũ trụ rơi xuống.

Cách viết chữ nhân (人) là viết từ trên xuống dưới, hơn nữa hình thái của nó nhìn giống như trạng thái trượt xuống của cái cầu trượt, nội hàm triển hiện là: con người từ không gian cao tầng của vũ trụ trượt xuống; chữ “nhân 人” được biểu hiện gồm nét phẩy bên trái, nét mác ở bên phải, nội hàm là: Kết cục của con người sẽ phân thành hai loại: được bảo lưu và bị đào thải; tượng hình của chữ “nhân 人” giống như cái thang, ý nghĩa là: giống như cái thang lên trời, con người có thể tu luyện phản hồi trở về, phản bổn quy chân, trở về nơi chốn ban đầu của mình.

Cũng chính là nói, chữ nhân đã triển hiện cội nguồn sinh mệnh của con người, quá trình trượt rớt cảnh giới của sinh mệnh và kết cục vận mệnh cuối cùng của con người. Cội nguồn của con người là: con người đến từ không gian cao tầng của vũ trụ; quá trình sinh mệnh của con người là: con người trải qua luân hồi đời đời kiếp kiếp, là quá trình cảnh giới đạo đức không ngừng hạ thấp, nên con người liên tục sẽ bị rớt xuống dưới; kết cục cuối cùng của con người là: được bảo lưu hoặc bị đào thải, người tu luyện thì có thể tu luyện quay trở về. Đây chính là Lý của Phật Pháp giải thích về chữ “nhân”.

Chúng ta biết, số 9 (trong chữ Hán, số 9 viết là 九) là con số mà nhân loại sử dụng nhiều nhất. Từ Pháp lý mà Pháp Luân Đại Pháp triển hiện ra cho tôi, tôi lý giải rằng: sinh mệnh lần này của chúng ta là đợt sinh mệnh thứ 9 của vũ trụ, đây là đợt sinh mệnh cuối cùng, những người tốt sẽ được độ sang đợt thứ 10, những người bất hảo sẽ bị đào thải. Vậy thì chúng ta hãy xem xét chữ viết của số 9 và số 10 trong chữ hán, chữ cửu (玖: chín) và chữ thập (thập: mười). (chú thích: từ đây người dịch sẽ dùng chữ “chín” để chỉ số 9 viết bằng chữ trong chữ Hán, dùng chữ “mười” để chỉ chỉ số 10 viết bằng chữ trong chữ Hán).

Chữ cửu (玖: chín) gồm chữ vương (王) và chữ cửu (久), ý nghĩa nói rằng quá trình sinh mệnh đợt thứ 9 này của chúng ta là quá dài, quá dài rồi; bởi vì những người từ không gian cao tầng của vũ trụ rơi rớt xuống đây đều là “Vương” từ Thiên thượng, vì vậy dùng chữ “Vương cửu” để chỉ sinh mệnh đợt thứ chín.

Chữ hợp (合) ở bên phải chữ thập (拾) có nghĩa là hợp lệ, là chỉ những sinh mệnh tốt, đủ tiêu chuẩn. Vậy thì nghĩa gốc chữ thập (拾: mười, chữ thập còn có nghĩa thu thập): “thu thập” những người rớt xuống mặt đất ở trong tam giới lại, đưa những người tốt, người đủ tiêu chuẩn đến làm sinh mệnh đợt thứ 10. Đây chính là ý nghĩa gốc của chữ cửu (玖: chín) và chữ thập (thập: mười).

Trong chữ Hán có chữ kỉ (幾), viết theo lối giản thể là (几), lối viết giản thể này có hình dạng gần giống với số 9 (九), chữ kỉ (幾) có ý nghĩa là: chỉ một số lượng không xác định, rốt cuộc không biết là có bao nhiêu. Sự không xác định này vốn là chỉ về sự không xác định của số lượng sinh mệnh đợt thứ 9, nói cách khác, có bao nhiêu sinh mệnh đợt thứ 9 có thể được độ sang đợt thứ 10 rốt cuộc vẫn không xác định được. Trung Quốc còn được gọi là Cửu Châu; sông Hoàng Hà biểu tượng của dân tộc Trung Hoa Cửu Châu lại có hình dạng giống với chữ kỉ (几) , lịch sử đã bố cục nội hàm này cho số 9 (九) và chữ kỉ (幾) chính là nhằm dụng ý như vậy. Vậy tại sao không thể xác định một số lượng chắc chắn bao nhiêu sinh mệnh có thể được “thu thập” độ sang đợt sinh mệnh thứ 10 từ trong lịch sử? Bởi vì, vào lúc tối hậu của nhân loại, để một xét xem người nào đó được lưu lại hay là bị đào thải, hoàn toàn được quyết định dựa trên sự lựa chọn ở thời điểm hiện tại của chính bản thân họ — tức là, nếu họ lựa chọn (đi theo) Trung Cộng thì sẽ bị đào thải, còn nếu họ lựa chọn rời bỏ Trung Cộng thì sẽ được lưu lại.

Mọi người đều biết truyện “Tây du ký”. Trong truyện “Tây du ký” thì Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh đều là đệ tử đời thứ 10, thuộc về đệ tử chữ “ngộ” (悟), mà những đệ tử chữ “ngộ” đều là người có tâm hướng về tu luyện Phật Pháp. Chi tiết những cái tên này trong Tây du ký, kỳ thực nó ẩn chứa Thiên cơ về mục đích Pháp Luân Đại Pháp truyền ra thế giới: là để cứu độ con người thế gian, “thu thập” những người tốt, phù hợp tiêu chuẩn trong đợt sinh mệnh thứ 9 để đưa đi một nơi, mà theo như Thích Ca Mâu Ni đã nói — là đưa con người từ trong bể khổ độ đến bờ bên kia của hạnh phúc.

Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng có một cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng biểu hiện chữ nhân đó là thác Chữ Nhân ở núi Hoàng Sơn. Thác Chữ Nhân nằm ở lối vào của cổng lớn phía nam núi Hoàng Sơn, thác Chữ Nhân rất to lớn, được hình từ một nguồn nước chảy xuống bị tách thành hai dòng, dòng phía đông chảy qua Tử Thạch phong (tức là ngọn núi đá màu tím), dòng phía tây chảy qua Chu Thạch phong (tức là ngọn núi đá màu đỏ chu sa), hai dòng nước này hình thành một chữ nhân (人) hùng vĩ, vì thế mà gọi là thác Chữ Nhân.

Đạo Pháp tự nhiên (đây là một câu trong “Đạo đức kinh” của Lão Tử, có nơi dịch là ‘Đạo thuận theo tự nhiên’). Kỳ thực, thác Chữ Nhân ở núi Hoàng Sơn ẩn dấu một Thiên cơ trọng đại, đó là: con người đều đến từ thế giới Thiên quốc (ý là cùng một nguồn), nhưng cuối cùng lại phân thành 2 loại: một đi qua Tử Thạch phong — màu tím là màu của Đạo, ý nghĩa là tu luyện đắc đạo, được Thần Phật cứu độ; loại kia đi qua Chu Thạch phong — chu là màu đỏ chu sa, ám chỉ bóng ma Trung Cộng màu đỏ đến từ phương tây, chu sa là thuốc độc, chỉ những người đã tham gia Trung Cộng mà không thoái xuất thì đều bị đào thải. Đây là cái Lý của Đạo Pháp mà tự nhiên triển hiện ở thác Chữ Nhân núi Hoàng Sơn. Bởi vì chúng ta đều biết, văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã chỉ ra nguồn gốc của “con người”, quá trình của sinh mệnh, kết cục cuối cùng và ý nghĩa của sinh mệnh, những nội hàm này đã được thể hiện cho con người thế gian theo nhiều cách khác nhau. Nếu như con người có thể bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vậy thì sẽ được khải ngộ các Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp, và sẽ có được nhiều hơn nữa nhận thức và lý giải thâm sâu đối với sinh mệnh.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/244934



Ngày đăng: 18-05-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.